|
CHUYÊN MỤC: Hệ Nội Tim mạch - Tim mạch can thiệp
Ngày đăng: 28/03/2024 15:27
Tăng huyết áp rất phổ biến ở người cao tuổi dẫn đến gia tăng nguy cơ các biến chứng lên hệ tim mạch và thận. Ở người cao tuổi, huyết áp tâm thu (SBP) có tầm quan trọng hơn so với huyết áp tâm trương (DBP) và huyết áp tâm thu đơn độc (ISH) (tình trạng tăng huyết áp phổ biến ở người trên 70 tuổi). Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng ở người cao tuổi, áp lực mạch >65 mmHg có thể là một yếu tố nguy cơ độc lập đối với các biến chứng và tử vong về tim mạch.
|
|
|
CHUYÊN MỤC: Hệ Nội Tim mạch - Tim mạch can thiệp
Ngày đăng: 11/03/2024 08:49
Ở dân số Nhật Bản và Châu Âu, việc bắt đầu DOAC sớm trong vòng 1, 2, 3 hoặc 4 ngày tùy theo mức độ nghiêm trọng của đột quỵ dường như khả thi để giảm nguy cơ đột quỵ tái phát hoặc thuyên tắc hệ thống và không làm tăng tình trạng xuất huyết nặng. Những phát hiện này hỗ trợ các thử nghiệm ngẫu nhiên đang diễn ra để thiết lập tốt hơn thời điểm bắt đầu DOAC tối ưu.
|
|
|
CHUYÊN MỤC: Hệ Nội Tim mạch - Tim mạch can thiệp
Ngày đăng: 08/12/2022 13:46
Bệnh cơ tim chu sinh (BCTCS) là một bệnh cơ tim hiếm gặp, vô căn, giãn cơ tim và đặc trưng bởi rối loạn chức năng tâm thu xuất hiện ở giai đoạn cuối thai kỳ hoặc giai đoạn sớm sau sinh. Tại Hoa Kỳ, những năm 1990 đã xác định BCTCS là bệnh suy tim phát triển trong tháng cuối của thai kỳ hoặc đến năm tháng sau khi sinh, bị rối loạn tâm thu thất trái (phân suất tống máu thất trái (LVEF) <45% hoặc phân suất co rút FS < 30% hoặc cả hai). Tuy nhiên, một tỷ lệ lớn bệnh nhân đáp ứng các tiêu chí cho BCTCS xuất hiện ở tuổi thai 36 tuần. Năm 2010, Hiệp hội Tim mạch châu Âu (ESC) xác định BCTCS là tình trạng suy tim xảy ra “vào cuối thời kỳ mang thai hoặc trong năm tháng sau khi sinh, và không tim thấy nguyên nhân nào khác của suy tim.
|
|
|
CHUYÊN MỤC: Hệ Nội Tim mạch - Tim mạch can thiệp
Ngày đăng: 08/12/2022 13:23
Các từ viết tắt : AF (Atrial Fibrillation): Rung nhĩ; CKD – EPI (Chronic Kidney Disease – Epidemiology Collaboration): Mức lọc cầu thận ước tính theo creatinine huyết thanh; MDRD (Modification of Diet in Renal Disease): Mức lọc cầu thận ước tính theo creatinine huyết thanh; NOAC (non-vitamin K antagonist oral anticoagulant): Thuốc chống đông đường uống không kháng Vitamin K; “thế hệ mới”; VKA (vitamin K antagonist): Thuốc chống đông kháng Vitamin K;
|
|
|
CHUYÊN MỤC: Hệ Nội Tim mạch - Tim mạch can thiệp
Ngày đăng: 20/10/2022 08:59
Cập nhật một số điểm mới và nổi bật trong chẩn đoán, điều trị suy tim theo ESC 2021 và ACC/AHA/HFSA 2022
|
|
|
CHUYÊN MỤC: Hệ Nội Tim mạch - Tim mạch can thiệp
Ngày đăng: 12/07/2022 16:57
Liệt chu kỳ (Periodic Paralysis - PP) là một rối loạn thần kinh cơ hiếm gặp liên quan đến khiếm khuyết trong các kênh ion cơ, đặc trưng bởi các đợt yếu cơ không đau, có thể xuất hiện khi tập thể dục nặng, nhịn ăn hoặc các bữa ăn nhiều carbohydrate. Các trường hợp mắc phải liệt chu kỳ hạ kali máu đã được mô tả có liên quan đến cường giáp. Liệt chu kỳ hạ kali máu là phổ biến nhất trong số các trường hợp liệt chu kỳ, nhưng vẫn còn khá hiếm, với tỷ lệ hiện mắc ước tính là 1/100.000. Các biểu hiện lâm sàng thường không đầy đủ, đặc biệt là ở phụ nữ. Biểu hiện trên lâm sàng tăng 3-4 lần ở nam giới. Khoảng 1/3 các trường hợp là đột biến mới.
|
|
|
CHUYÊN MỤC: Hệ Nội Tim mạch - Tim mạch can thiệp
Ngày đăng: 09/03/2022 10:31
Bằng chứng hiện có cho thấy vai trò và lợi ích của cà phê đối với sức khỏe của con người như sau: Uống cà phê ít và vừa phải mang lại một số lợi ích trên sức khỏe kể cả người mắc bệnh tim mạch (các nghiên cứu nước ngoài năm 2019 cho đến 2021).
|
|
|
CHUYÊN MỤC: Hệ Nội Tim mạch - Tim mạch can thiệp
Ngày đăng: 24/02/2022 10:05
Bệnh tim mạch do nguyên nhân xơ vữa, trong phác đồ điều trị không thể thiếu vai trò thuốc Aspirin. Có rất nhiều khuyến cáo điều trị bệnh tim mạch xơ vữa ở trong và ngoài nước luôn có thuốc Aspirin. Tuy nhiên, vấn đề chọn liều Aspirin để chỉ định cho bệnh nhân uống an toàn cho hệ tiêu hoá, tuân thủ điều trị lâu dài hiện nay có hai liều là 81mg và 325mg.
|
|
|
CHUYÊN MỤC: Hệ Nội Tim mạch - Tim mạch can thiệp
Ngày đăng: 14/07/2021 13:45
Bệnh nhân nhiễm trùng hô hấp cấp có nguy cơ cao xuất hiện nhồi máu cơ tim cấp sau cúm và sau các bệnh siêu vi không phải cúm bao gồm cả những chủng coronavirus khác. Sự xuất hiện của các quy trình điều trị bệnh nhân COVID-19 có nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên (STEMI) gợi ý rằng bối cảnh lâm sàng kết hợp như vậy là rất có thể xảy ra. Ngoài ra cũng ghi nhận đơn lẻ một vài trường hợp bệnh nhân có biểu hiện nhồi máu cơ tim rõ trên điện tim và lâm sàng nhưng chụp mạch vành bình thường, sau đó xét nghiệm lại phát hiện dương tính với COVID-19
|
|
|
CHUYÊN MỤC: Hệ Nội Tim mạch - Tim mạch can thiệp
Ngày đăng: 20/08/2020 10:09
Thế giới hiện đang bị bùng phát một đại dịch gây hội chứng suy hô hấp cấp nghiêm trọng do corona virus SARS-CoV-2 gây ra, được đặt tên là COVID-19, báo cáo đầu tiên về căn bệnh này là tại Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc từ 31 tháng 12 năm 2019. Các đặc điểm lâm sàng, dịch tễ học đã được nghiên cứu và công bố trong nhiều tuần vừa qua. Điều thú vị là các bệnh đi kèm thường làm tiến triển xấu hơn tổn thương phổi và tăng tỷ lệ tử vong đã được báo cáo qua các nghiên cứu.
|
|