x...ĐĂNG KÝ KHÁM TRƯỚC QUA HOTLINETƯ VẤN/CSKH
SearchArticle
Bệnh cơ tim chu sinh
CHUYÊN MỤC: Hệ Nội Tim mạch - Tim mạch can thiệp
Đăng vào lúc [2022-12-08 13:46:44] Lượt xem: 2933 544
Tác giả: Chưa xác định
     Bệnh cơ tim chu sinh (BCTCS) là một bệnh cơ tim hiếm gặp, vô căn, giãn cơ tim và đặc trưng bởi rối loạn chức năng tâm thu xuất hiện ở giai đoạn cuối thai kỳ hoặc giai đoạn sớm sau sinh. Tại Hoa Kỳ, những năm 1990 đã xác định BCTCS là bệnh suy tim phát triển trong tháng cuối của thai kỳ hoặc đến năm tháng sau khi sinh, bị rối loạn tâm thu thất trái (phân suất tống máu thất trái (LVEF) <45% hoặc phân suất co rút FS < 30% hoặc cả hai). Tuy nhiên, một tỷ lệ lớn bệnh nhân đáp ứng các tiêu chí cho BCTCS xuất hiện ở tuổi thai 36 tuần. Năm 2010, Hiệp hội Tim mạch châu Âu (ESC) xác định BCTCS là tình trạng suy tim xảy ra “vào cuối thời kỳ mang thai hoặc trong năm tháng sau khi sinh, và không tim thấy nguyên nhân nào khác của suy tim.

I. GIỚI THIỆU
     Mặc dù BCTCS xảy ra trên toàn thế giới, hầu hết các dữ liệu dịch tễ lấy từ Hoa Kỳ, Nam Phi, Nigeria và Haiti. Ở Mỹ, tỷ lệ mắc bệnh ước tính từ 1/ 900 đến 1/ 4000 ca sinh sống. Một nghiên cứu gần đây cho thấy tỷ lệ mắc bệnh tăng từ 1/1181 ca sinh sống năm 2004 lên 1/ 849 ca sinh sống năm 2011.
     Các yếu tố nguy cơ BCTCS bao gồm:
          • Mẹ lớn tuổi, tiền sản giật và đa thai (liên quan IVF);
          • Các yếu tố nguy cơ tim mạch như tăng huyết áp, đái tháo đường và béo phì ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản cũng làm gia tăng mắc BCTCS;
     Bệnh tim mạch đã trở thành nguyên nhân hàng đầu gây tử vong mẹ ở Mỹ (25-30% tổng số ca tử vong mẹ), với BCTCS chiếm 1/2 đến 2/3 trường hợp. Phụ nữ da đen có nguy cơ mắc bệnh BCTCS. Trong hai nghiên cứu gần đây của Hoa Kỳ, phụ nữ da đen chiếm gần một nửa số trường hợp, mặc dù người da đen chiếm < 15% dân số Hoa Kỳ . Tỷ lệ mắc bệnh ở phụ nữ da đen cao gấp ba đến bốn lần so với phụ nữ da trắng và thấp nhất ở phụ nữ Tây Ban Nha.
     Tuổi mẹ từ 30 tuổi trở lên là yếu tố nguy cơ đối với BCTCS, với tỷ số chênh OR được điều chỉnh là 1,7-1,8 so với phụ nữ < 30 tuổi. Trong một phân tích gần đây của Hoa Kỳ, tỷ lệ mắc BCTCS là 1/1200 ca sinh sống ở phụ nữ trong độ tuổi 20-29, 1/790 ca sinh sống ở những người trong độ tuổi 30-39 và1/ 270 ca sinh sống ở những người trong độ tuổi 40-54 năm.
     Tiền sản giật và sản giật có liên quan đến BCTCS. Một phân tích tổng hợp năm 2013 của 22 nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc tiền sản giật là 22% ở phụ nữ mắc BCTCS, gấp > 4 lần so với tỷ lệ hiện mắc. Trong số 411 phụ nữ đầu tiên đăng ký theo dõi và quản lý BCTCS trong một chương trình nghiên cứu ở Châu Âu cho thấy 22,8% bị tiền sản giật. Một nghiên cứu đoàn hệ của Hoa Kỳ gồm 535 phụ nữ bị BCTCS cho thấy mẹ 30 tuổi trở lên, tổ tiên người châu Phi, tăng huyết áp, thiếu máu, lạm dụng chất gây nghiện, hen suyễn, bệnh tự miễn và tiền sản giật là các yếu tố nguy cơ và tăng nguy cơ theo cấp số nhân BCTCS khi có thêm nhiều yếu tố (ví dụ: OR=11 khi có 2 yếu tố nguy cơ. Mang thai nhiều lần cũng là một yếu tố nguy cơ. Các yếu tố khác được báo cáo bao gồm béo phì, rối loạn chức năng tuyến giáp, và dùng thuốc giảm co kéo dài.

II. CHẨN ĐOÁN
     Tiêu chuẩn chẩn đoán
          (1) Xuất hiện triệu chứng suy tim trong giai đoạn chu sản (1 tháng cuối trước sanh hoặc trong vòng 5 tháng sau sanh).
          (2) Không có bằng chứng của bệnh suy tim trước đó cho đến khi phát hiện bệnh.
          (3) Không có một nguyên nhân bệnh lý nào khác được xác định là có khả năng gây suy tim.
          (4) Tiêu chuẩn siêu âm tim: Phân suất tống máu(EF) ≤ 45%, và hoặc phân suất co rút thất trái < 30%, và đường kính thất trái cuối tâm trương ≥ 2.7 cm/m2.

III. KẾT LUẬN
     Bệnh cơ tim chu sản là bệnh hiếm gặp, nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh còn chưa rõ ràng, tỷ lệ tử vong khác nhau qua nhiều nghiên cứu. Dù vậy, với sự tiến bộ trong việc điều trị suy tim những nghiên cứu gần đây cho thấy cải thiện tiên lượng cho bệnh này.
     Ức chế men chuyển, chẹn thụ thể angiotensin II, lợi tiểu, chẹn beta là những thuốc nền tảng trong điều trị suy tim do bệnh cơ tim chu sản.
     Việc phối hợp chặt chẽ giữa bác sĩ sản khoa, bác sĩ tim mạch điều trị trong giai đoạn trước sinh và giai đoạn chuyển dạ là rất cần thiết để bảo đảm an toàn cho thai phụ và đứa trẻ sinh ra.

TRƯỜNG HỢP LÂM SÀNG MỘT CA TẠI KHOA TMCT-TK:
     Ngày 07/07/2022, bệnh nhân nữ: Nguyễn Thảo N., 33 tuổi, hậu phẫu mổ lấy thai ngày 7, nhập viện tại khoa Tim mạch can thiệp – thần kinh, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ với triệu chứng khó thở.
     
     Bệnh sử: Bệnh nhân khai, cách nhập viện 2 ngày, bệnh nhân khó thở khi nằm đầu thấp, giảm khi ngồi kèm ho khan ít, cảm giác hồi hộp tim đập nhanh. Đến cùng ngày nhập viện, tình trạng khó thở ngày càng tăng kèm hồi hộp nhiều nên nhập viện tại Bệnh viện Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ.
     
     Tiền sử:
          - Bản thân:
          - Nội khoa: chưa ghi nhận các bệnh lý tăng huyết áp, thiếu máu cục bộ cơ tim, bệnh lý van tim, rối loạn nhịp tim, tim bẩm sinh, bệnh cơ tim, bệnh cơ tim, tăng lipid máu, đái tháo đường type 2,… trước đây.
          - Ngoại khoa: chưa ghi nhận bệnh lý.
          - Sản – phụ khoa: PARA: 2002 (Bé trai đầu tiên: sinh thường, cân nặng khoảng 3,3 kg; Bé trai thứ 2: sinh mổ, cân nặng khoảng 4,1kg; Trong suốt quá trình mang thai 2 bé, thai kỳ diễn ra bình thường và chưa ghi nhận bệnh lý.) Hậu phẫu mổ lấy thai ngày 7.
          - Gia đình: chưa ghi nhận các bệnh lý liên quan.
     
     Khám lâm sàng:
          Bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt
          Niêm hồng nhạt
     
     Sinh hiệu:
          HA: 130/80 mmHg; SpO2: 96% (khí phòng)
          M: 117 lần/phút; T0: 370C
          Khó thở phải ngồi kèm ho khan ít
          Tĩnh mạch cổ nổi (-) ở tư thế 450
          Không phù 2 chi dưới
          Tim nhanh đều, tần số 117 lần/phút
          Phổi ran ẩm 2 đáy
          Bụng mềm, gan lách sờ không chạm
     
     Cận lâm sàng:
          1/ Công thức máu:


          2/ Sinh hóa máu:

               NT-proBNP: 4313 pg/ mL.
               D-Dimer: 7.45 mcgFEU/ mL.
               CKMB: 22 U/L

          3/ Điện tim thường :


               - Kết luận: Nhịp nhanh xoang, đều, tần số: 117 lần/phút.

          4/ X-quang ngực thẳng :
               Kết luận :
                    + Vài dải xơ rải rác 2 phổi.
                    + Mờ không đồng nhất 1/3 dưới hai phế trường.
                    + Tăng tuần hoàn phổi thụ động.

          5/ Siêu âm doppler tim :
               Kết luận:
                    + Hở 2 lá nhiều do giãn nhĩ trái.
                    + Hở 3 lá 1.5/4, tăng áp phổi trung bình, PAPs= 56mmHg.
                    + Chức năng tâm thu thất trái giảm, EF=49% (theo phương pháp Simpson).
                    + Theo dõi bệnh cơ tim chu sinh.

          6/ Siêu âm Doppler tĩnh mạch hai chi dưới:

               Kết luận: Không ghi nhận huyết khối tĩnh mạch.

          7/ CT-Scan động mạch phổi có tiêm thuốc cản quang :
               Kết luận: chưa ghi nhận bất thường.

          8/ Siêu âm tử cung – phần phụ :
               Kết luận: ít dịch lòng tử cung.

     Chẩn đoán: Suy tim EF giảm nhẹ (EF: 49%) NYHA III – Bệnh cơ tim chu sinh – Hạ Canxi máu / Hậu phẫu mổ lấy thai ngày 7.

     Điều trị:
          - Vinzix (Furosemid) 20mg 01A x 2 (TMC) 8h-16h.
          - Imidu 60 mg 1/2v (u) 16h.
          - Losartan 50mg 1/2v (u) 8h.
          - Nisten (Procopralan) 5mg 01 x 2 (u) 8h-16h.
          - Totcal 500mg 01v (u) 8h.

     Qua 05 ngày điều trị, tình trạng hiện tại (12/07/2022):
          - Bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt
          - Niêm hồng nhạt
          - Sinh hiệu:
               + HA: 130/80 mmHg + SpO2: 98% (khí phòng)
               + M: 79 lần/phút + T0: 370C
          - Giảm khó thở, nằm đầu ngang được
          - Tĩnh mạch cổ nổi (-) ở tư thế 450
          - Không phù 2 chi dưới
          - Tim đều, phổi trong, bụng mềm, gan lách sờ không chạm.


Tài liệu tham khảo:
     1. Bệnh cơ tim chu sản: Chẩn đoán & Điều trị - BS. Lê Ngọc Lan Thanh, Ths.Bs Lê Hồng Tuấn, Bệnh viện Quận Thủ Đức. (https://timmachhoc.vn/bnh-c-tim-chu-sn-chn-oan-iu-tr/)
     2. Cập nhật điều trị suy tim - Bệnh cơ tim chu sinh theo ESC 2019 – BS. Kiều Ngọc Dũng, Khoa rối loạn nhịp, Bệnh viện Chợ Rẫy. (https://thaythuocvietnam.vn/thuvien/cap-nhat-dieu-tri-suy-tim-benh-co-tim-chu-sinh-theo-esc-2019/)
     3. Karen S., (2021), Peripartum cardiomyopathy: from genetics to management. European Heart Journal, “Heart failure and cardiomyopathies”, 42, 3094–3102. (https://www.cardioaragon.com/wp-content/uploads/Peripartum-cardiomyopathy.ehj_.2021.pdf)


BSNT. Đoàn Tú
BSNT. Nguyễn Kim Ngân
BSNT. Văn Hiếu Thuận
BS. Nguyễn Thanh Tâm
BS.CKII. Nguyễn Duy Khương
Khoa Tim mạch Can thiệp - Thần kinh


Tin tức liên quan:
THÔNG BÁO - TIN TỨC CHUNG
Danh sách người thực hành khám bệnh, chữa bệnh, cập nhật đến ngày 01/11/2024
Quyết định số 761/QĐ-BVTĐHYDCT về việc thành lập Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
Ngày “Thế giới rửa tay” (Global Handwashing Day)
Thông báo: về việc kết quả tuyển dụng hợp đồng
Hội thảo “Quản lý dinh dưỡng trên người bệnh thận mạn: Cập nhật hướng dẫn thực hành 2024"
Viêm da tiết bã: triệu chứng và chẩn đoán
Kế hoạch số 849 Chiêu sinh đào tạo thực hành để cấp giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2024
Thông báo số 146 Chiêu sinh đào tạo thực hành để cấp giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2024
Thông báo số 142/TB-BVTĐHYDCT về việc tuyển dụng nhân viên hợp đồng
Thông báo số 140/TB-BVTĐHYDCT về việc tuyển dụng nhân viên hợp đồng
BẢN CÔNG BỐ Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu là cơ sở thực hành trong đào tạo khối ngành sức khoẻ (đợt 2).
BẢN CÔNG BỐ Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu là cơ sở thực hành
Thông báo số 126 tuyển dụng nhân viên hợp đồng
Thông báo số 104 Về việc tổ chức hội thảo “Chế độ dinh dưỡng trước, trong và sau phẫu thuật”
Thông báo số 102 Hướng dẫn quy trình xét tuyển vòng 2 kỳ tuyển viên chức đợt 1 năm 2024 của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
Thông báo số 100 về thời gian và địa điểm ứng viên tham dự kiểm tra, sát hạch kỳ xét tuyển viên chức đợt 1 năm 2024 của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Thông báo số 99 Triệu tập ứng viên đủ điều kiện dự tuyển vòng 2 kỳ xét tuyển viên chức đợt 1 năm 2024 của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Thông báo số 95 Danh sách ứng viên đủ điều kiện dự tuyển vòng 2 kỳ xét tuyển viên chức đợt 1 năm 2024 của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Thông báo số 64 Nghỉ Lễ Giỗ tổ Hùng Vương năm 2024
Thông báo số 42 Về việc tuyển chọn bệnh nhi Chương trình phẫu thuật miễn phí “Thắp sáng nụ cười trẻ thơ” năm 2024
ASPxHyperLink
LIÊN KẾT
BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
Địa chỉ: Số 179, Đường Nguyễn Văn Cừ, Phường An Khánh, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
Liên hệ: 02923 899 444
Fax: 02923 740 221
Cấp cứu: 02923 894 123
Email: bvdhydcantho@ctump.edu.vn
Facebook: https://www.facebook.com/bvdhydct
Website: http://bvdhydcantho.com
Tổng lượt truy cập: 7,278,771
THỜI GIAN KHÁM BỆNH NHƯ SAU:
- Thời gian lấy số thứ tự: 6h sáng các ngày làm việc trong tuần.
- Cấp cứu: 24/24 (kể cả ngày Lễ, Tết và Chủ nhật)
- Các ngày làm việc trong tuần: Từ Thứ Hai đến Thứ Sáu (hoặc theo thông báo)
- Tiếp nhận bệnh nhân:
Buổi sáng từ 6h45 - 10h45 | Buổi chiều từ 13h - 16h45
- Thời gian khám bệnh:
Buổi sáng từ 7h - 11h | Chiều từ 13h - 17h
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI