1. Thay đổi thuật ngữ
Thay thuật ngữ “Suy tim phân suất tống máu trung gian” thành “Suy tim phân suất tống máu giảm nhẹ”.
2. Khuyến cáo mới trong chẩn đoán suy tim
Thông tim phải nên cân nhắc trên bệnh nhân suy tim nghi ngờ viêm màng ngoài tim co thắt, bệnh cơ tim hạn chế, bệnh tim bẩm sinh, suy tim cung lượng cao (IIa).
Thông tim phải có thể cân nhắc cho bệnh nhân suy tim phân suất tống máu bảo tồn nhằm chẩn đoán xác định (IIb).
Chụp mạch vành xâm lấn có thể được xem xét ở bệnh nhân HFrEF với xác suất tiền nghiệm từ trung bình đến cao bệnh mạch vành và hiện diện thiếu máu cơ tim trong các stress test không xâm lấn (IIb).
CT mạch vành nên được xem xét ở bệnh nhân có xác suất thấp đến trung bình bệnh mạch vành hoặc những kết quả stress test tương đương nhằm loại trừ hẹp mạch vành (IIa).
3. Khuyến cáo trong điều trị suy tim mạn
Suy tim phân suất tống máu giảm (HFrEF)
Dapagliflozin hoặc empagliflozin được khuyến cáo điều trị cho bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm nhằm giảm nguy cơ nhập viện và tử vong (I).
Vericiguat có thể cân nhắc điều trị cho bệnh nhân NYHA II–IV có triệu chứng xấu dù đã điều trị với ức chế men chuyển (hoặc ARNI), chẹn beta và lợi tiểu kháng aldosteron nhằm giảm nguy cơ tử vong tim mạch hoặc nhập viện vì suy tim (IIb).
Suy tim phân suất tống máu giảm nhẹ (HFmrEF)
Dapagliflozin hoặc empagliflozin được khuyến cáo điều trị cho bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm nhằm giảm nguy cơ nhập viện và tử vong (IIa).
Ức chế men chuyển/ ức chế thụ thể/ sacubitril/valsartan có thể cân nhắc điều trị ở bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm nhẹ nhằm giảm nguy cơ nhập viện và tử vong do suy tim (IIb).
Chẹn beta có thể cân nhắc ở bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm nhẹ nhằm giảm nguy cơ nhập viện và tử vong do suy tim (IIb).
Lợi tiểu kháng aldosteron có thể cân nhắc điều trị cho bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm nhẹ nhằm giảm nguy cơ nhập viện và tử vong do suy tim (IIb).
Suy tim phân suất tống máu bảo tồn (HFpEF)
Dapagliflozin hoặc empagliflozin được khuyến cáo điều trị cho bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm nhằm giảm nguy cơ nhập viện và tử vong (IIa).
Ức chế men chuyển/ ức chế thụ thể/ sacubitril/valsartan có thể cân nhắc điều trị ở bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm nhẹ nhằm giảm nguy cơ nhập viên và tử vong do suy tim (IIb).
Lợi tiểu kháng aldosteron có thể cân nhắc điều trị cho bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm nhẹ nhằm giảm nguy cơ nhập viện và tử vong do suy tim (IIb).
4. Khuyến cáo trong điều trị suy tim cấp
Phối hợp lợi tiểu quai và lợi tiểu thiazide nên được cân nhắc ở bệnh nhân phù kháng trị không đáp ứng với tăng liều lợi tiểu quai đơn thuần (IIa).
Ở bệnh nhân suy tim cấp và Huyết áp tâm thu> 110 mmHG, thuốc giãn mạch đường tiêm có thể được cân nhắc khởi đầu điều trị nhằm cải thiện triệu chứng và giảm sung huyết (IIb).
Việc sử dụng opiates thường xuyên không được khuyến khích, trừ trong trường hợp bệnh nhân đau ngực rất nặng hoặc lo lắng (III).
Tuần hoàn cơ học ngắn hạn có thể được cân nhắc ở bệnh nhân sốc tim nhằm bắc cầu cho các quyết định bao gồm điều trị nguyên nhân sốc hoặc tuần hoàn cơ học lâu dài hoặc ghép tim (IIa).
5. Phòng ngừa và theo dõi
Vắc-xin cúm và phế cầu nên được cân nhắc nhằm giảm nhập viện do suy tim (IIa).
6. Khuyến cáo điều trị bệnh nhân suy tim khi nhập viện
Khuyến cáo đánh giá đầy đủ dấu hiệu sung huyết trước khi xuất viện và tối ưu hóa thuốc uống (I).
Khuyến cáo điều trị các thuốc uống có chứng cứ trước khi xuất viện (I).
Tái khám sớm 1-2 tuần sau xuất viện để đánh giá dấu hiệu sung huyết và dung nạp thuốc để khởi trị hoặc tăng liều thuốc có chứng cứ (I).
PHỤ LỤC
LIỀU LƯỢNG CÁC THUỐC ĐIỀU TRỊ STPSTM GIẢM
ĐÃ ĐƯỢC NGHIÊN CỨU CHỨNG MINH
BS. Trương Duy Đăng, ThS.BS.CKII. Nguyễn Duy Khương
Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ