Cà phê là một thức uống trở thành rất quen thuộc từ rất lâu ở mọi giới, tầng lớp xã hội.
Cà phê được pha chế
bằng rất nhiều hình thức, người Việt chuộng hình thức pha phin, pha vợt, gần
đây nổi lên các kiểu pha hand drip, pour
over hay cà phê sấy lạnh.
Hình 1: Pha cà phê kiểu pour over
Bằng chứng hiện có cho thấy vai trò và lợi ích
của cà phê đối với sức khỏe của con người
như sau:
Uống cà phê ít và vừa phải mang lại một số lợi
ích trên sức khỏe kể cả người mắc bệnh tim mạch (các nghiên cứu nước ngoài
năm 2019 cho đến 2021).
Một số bằng chứng về lợi ích của cà
phê đối với
sức khỏe
Mọi người hay lo sợ uống nhiều
cà phê sẽ dễ mắc bệnh tim hay bệnh tim nặng hơn, đôi khi còn sợ bệnh ung thư nữa,
tuy nhiên
các bằng chứng gần đây đã cho thấy một số lợi ích của cà
phê đối với
sức khỏe như sau: cà phê có chứa nhiều hợp chất hóa học có hoạt
tính sinh học bao gồm polyphenol (acid chlorogenic và lignan), alkaloid
trigonelline, melanoidin và một lượng nhỏ magnesium, kali và vitamin B3 [3]. Những
hợp chất hóa học này trong cà phê có thể làm giảm stress
oxy hóa, cải thiện hệ vi sinh vật đường ruột và làm chuyển hóa glucose (đường)
và chất béo (cholesterol...).
Hình 2: Tác động của cà phê lên một số cơ quan trong cơ thể [3]
Các bằng chứng khoa học chúng tôi đọc được:
Vào năm 2019 cho thấy uống cà
phê làm giảm
tỷ lệ tử vong ngay khi tính luôn đến các yếu tố nguy cơ
như: hút
thuốc, uống rượu, tuổi tác và tình trạng cân nặng. Lợi ích này thấy rõ ở nhóm
người uống ≤ 8 ly cà phê/ngày [4].
Cà
phê cũng
có lợi ích làm giảm nguy cơ hình thành các bệnh lý tim mạch như bệnh mạch vành,
suy tim và rung nhĩ, những người uống cà
phê vừa phải
(1 – 3 hoặc 3 – 4 ly/ngày) có tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch vành thấp hơn. Kết quả
này đã cho thấy việc uống cà phê thường xuyên có liên
quan đến việc làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành [5].
Vào năm 2021 nghiên cứu được công bố
trên tạp chí Circulation: Heart failure đã cho thấy người uống cà
phê có
liên quan đến việc làm giảm tỷ lệ mắc bệnh suy tim [1].
Hội nghị ESC 2021 (ở
Châu Âu):
Nghiên cứu hơn 400 nghìn người không mắc bệnh tim mạch tại thời
điểm tham gia nghiên cứu, tuổi trung bình là 56.2 tuổi và có 55.8% là nữ giới.
Những người này được phân thành 3 nhóm dựa theo thói quen tiêu thụ cà phê:
·
Nhóm
không tiêu thụ cà phê
·
Nhóm
tiêu thụ ít – trung bình (0.5 – 3 ly/ngày)
·
Nhóm
tiêu thụ nhiều cà phê (> 3 ly/ngày).
Nghiên cứu đã được điều chỉnh một số
yếu tố có thể gây nhiễu như tuổi tác, giới tính, cân nặng, chiều cao, hút thuốc,
hoạt động thể chất, huyết áp, đái tháo đường, nồng độ cholesterol, trạng thái
kinh tế - xã hội, tình trạng uống rượu, ăn thịt, uống trà, hoa quả và rau củ. Kết
quả cho thấy so với nhóm không tiêu thụ cà
phê thì nhóm
tiêu thụ cà phê ít – trung bình có nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân thấp
hơn 12%, nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch thấp hơn 17% và nguy cơ tử vong do đột
quỵ thấp hơn 21%.
Để tìm ra cơ chế giải thích cho lợi ích của cà phê,
nhóm nghiên cứu đã phân tích mối liên hệ giữa việc tiêu thụ cà phê hàng
ngày và cấu trúc, cũng như chức năng tim mạch trong thời gian theo dõi (11
năm). Nhóm nghiên cứu sử dụng hình ảnh MRI tim mạch, vì MRI được xem là tiêu
chuẩn vàng để đánh giá chức năng và cấu trúc tim mạch.
Kết quả cho thấy nhóm người tiêu thụ cà phê hàng ngày ở mức độ ít – trung
bình (1 đến 3 ly/ngày) có kích thước và chức năng tim mạch tốt hơn.
Chúng tôi sẽ tiếp tục đọc
tài liệu và cập
nhật đến bạn đọc những thông tin mới liên quan đến cơ chế của cà phê đối
với lợi ích sức khoẻ.
Tài liệu tham khảo
(1). Laura M. Stevens, Erik
Linstead, Jennifer L. Hall, David P. Kao. Association Between Coffee Intake and
Incident Heart Failure Risk 2021. Heart Failure.
(2). Vijaykumar Bodar, Jiaying Chen, J. Michael
Gaziano, Christine Albert, and Luc Djoussé. Coffee Consumption and Risk of
Atrial Fibrillation in the Physicians’ Health Study. Journal of the
American Heart Association. 2019;8:e011346.
(3). Rob M.V Dam, Frank B. Hu,
Walter C. Willett. Coffee, Caffeine, and Health. NEJM. 2020;383:369-378.
(4). Huxley R, Lee CM, Barzi
F, Timmermeister L, Czernichow S, Perkovic V, Grobbee DE, Batty D, Woodward M.
Coffee, decaffeinated coffee, and tea consumption in relation to incident type
2 diabetes mellitus: a systematic review with meta-analysis. Arch Intern
Med. 2009 Dec 14;169(22):2053-63.
(5). Wu JN, Ho SC, Zhou C,
Ling WH, Chen WQ, Wang CL, Chen YM. Coffee consumption and risk of coronary
heart diseases: a meta-analysis of 21 prospective cohort studies. Int J
Cardiol. 2009 Nov 12;137(3):216-25.
Ths.Bs.CKII. NGUYỄN DUY KHƯƠNG
KHOA TIM MẠCH CAN THIỆP – THẦN KINH