x...ĐĂNG KÝ KHÁM TRƯỚC QUA HOTLINETƯ VẤN/CSKH
SearchArticle
Khi nào cần chụp hình ảnh học sọ não ở bệnh nhân chóng mặt?
CHUYÊN MỤC: Cận lâm sàng
Đăng vào lúc [2021-04-01 09:20:34] Lượt xem: 2731 299
Tác giả: Chưa xác định
  Chóng mặt (dizziness) là một triệu chứng, không phải là một chẩn đoán, thường gặp và thường khó diễn tả, bệnh nhân thường dùng từ chóng mặt để diễn tả nhiều loại cảm giác khác nhau.

Tổng quan

Chóng mặt (dizziness) là một triệu chứng, không phải là một chẩn đoán, thường gặp và thường khó diễn tả, bệnh nhân thường dùng từ chóng mặt để diễn tả nhiều loại cảm giác khác nhau, trong đó bao gồm các thể sau:

+ Chóng mặt kiểu xoay tròn (vertigo)

+ Chóng mặt kiểu mất thăng bằng (disequilibrium)

+ Chóng mặt kiểu choáng váng, tiền ngất (presyncope hay faintness) những triệu chứng này có thể bao gồm nhẹ đầu, ngầy ngật, choáng váng hoặc nóng lên, toát mồ hôi, buồn nôn. Căn nguyên thường do nguyên nhân tim mạch, cường phế vị hay tâm lý.

+ Chóng mặt không điển hình (nonspecific dizziness) bệnh nhân mô tả triệu chứng mơ hồ, kèm theo sợ hãi, lo âu, mất ngủ, thường do nguyên nhân tâm lý.

Chóng mặt thật sự (chóng mặt tiền đình) là một cảm giác không có thật về sự chuyển động của cơ thể hoặc môi trường xung quanh. Chuyển động này thường xoay tròn hay mất thăng bằng.

Ngoài triệu chứng chóng mặt thường có thể đi kèm các triệu chứng:

+ Mất thăng bằng

+ Buồn nôn, nôn

+ Rung giật nhãn cầu

+ Vã mồ hôi, mạch nhanh, huyết áp thấp.

+ Ù tai, giảm thính lực

+ Các triệu chứng thần kinh trung ương: liệt nửa người, lú lẫn, liệt các dây thần kinh sọ.


Sinh lý bệnh: có 3 hệ cơ quan tham gia giữ thăng bằng và định hướng

 - Thần kinh cảm thụ bản thể

 - Mắt – thị giác

 - Cơ quan tiền đình: trung ương và ngoại biên.

Mỗi hệ trong ba hệ này đều sẽ bù trừ một phần hay toàn bộ cho các hệ còn lại khi xảy ra suy giảm chức năng. Chóng mặt có thể là biểu hiện của sự kích thích sinh lý hoặc là sự rối loạn chức năng về bệnh học của bất kì hệ nào trong số 3 hệ thống đảm bảo ổn định và cân bằng này.


Phân biệt chóng mặt nguồn gốc trung ương và ngoại biên: Các tổn thương thần kinh gây chóng mặt thường được phân loại theo vị trí tổn thương của hệ thống tiền đình: hội chứng tiền đình ngoại biên: tổn thương tai trong, dây thần kinh tiền đình; hội chứng tiền đình trung ương: tổn thương nhân tiền đình hay các đường liên hệ của nhân này trong não.


Đặc tính lâm sàng

Trung ương

Ngoại biên

Khởi phát

Âm ỉ, ít khi đột ngột

 Đột ngột

Cường độ

Nhẹ, vừa phải

Nặng, rất nặng

Kiểu cơn

Liên tục, thường xuyên

Kịch phát, từng lúc

Buồn nôn, nôn ói

Ít khi

Thường có

Ù tai, giảm thính lực

Hiếm

Thường gặp

Rung giật nhãn cầu

Dọc, xoay đơn thuần

 

 

Nhiều hướng

Ngang, xoay, không bao giờ theo chiều dọc

Một hướng

Thích ứng triệu chứng

Không

Liệt dây sọ

Thường gặp

Không

Hội chứng tiểu não

Thường gặp

Không

Tổn thương thần kinh khu trú

 

Thường có: yếu liệt chi, liệt dây sọ, nói khó, nuốt khó, nhìn đôi, rối tầm, thất điều, hội chứng Horner, nấc cục

Không


   Các nguyên nhân gây chóng mặt:

-  Nguồn gốc ngoại biên:

+ Chóng mặt kịch phát lành tính

+ Bệnh Ménière

+ Viêm thần kinh tiền đình, chấn động mê đạo

+ Cơn tiền đình kịch phát (Vestibular paroxysmia)

+ U dây VIII

+ Rò ngoại dịch

+ Do thuốc, nhiễm trùng ống bán khuyên.

-  Nguồn gốc trung ương:

+ Migraine tiền đình

+ Đột quỵ /cơn thiếu máu não thoáng qua tiểu não, thân não, nhồi máu mê đạo.

+ Thoái hóa dị dạng: thoát hóa tiểu não, dị dạng Chiari malformation

+ Xơ cứng rải rác

+ Khác: u não màng não, chấn thương đầu, viêm màng não, áp xe não, thiểu năng động mạch sống nền, cơn chóng mặt động kinh.


Khi nào thì chỉ định chụp CLVT/ chụp MRI sọ não trong chóng mặt?

Chóng mặt ngoại biên: chỉ định chụp trong trường hợp nghi ngờ u dây VIII

Chóng mặt trung ương: có chỉ định chụp CLVT/ MRI sọ não tất cả các trường hợp trừ Migraine tiền đình (ưu tiên chụp MRI).


Nguồn: Khoa TMCT-TK




Tin tức liên quan:
THÔNG BÁO - TIN TỨC CHUNG
Danh sách người thực hành khám bệnh, chữa bệnh, cập nhật đến ngày 01/11/2024
Quyết định số 761/QĐ-BVTĐHYDCT về việc thành lập Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
Ngày “Thế giới rửa tay” (Global Handwashing Day)
Thông báo: về việc kết quả tuyển dụng hợp đồng
Hội thảo “Quản lý dinh dưỡng trên người bệnh thận mạn: Cập nhật hướng dẫn thực hành 2024"
Viêm da tiết bã: triệu chứng và chẩn đoán
Kế hoạch số 849 Chiêu sinh đào tạo thực hành để cấp giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2024
Thông báo số 146 Chiêu sinh đào tạo thực hành để cấp giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2024
Thông báo số 142/TB-BVTĐHYDCT về việc tuyển dụng nhân viên hợp đồng
Thông báo số 140/TB-BVTĐHYDCT về việc tuyển dụng nhân viên hợp đồng
BẢN CÔNG BỐ Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu là cơ sở thực hành trong đào tạo khối ngành sức khoẻ (đợt 2).
BẢN CÔNG BỐ Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu là cơ sở thực hành
Thông báo số 126 tuyển dụng nhân viên hợp đồng
Thông báo số 104 Về việc tổ chức hội thảo “Chế độ dinh dưỡng trước, trong và sau phẫu thuật”
Thông báo số 102 Hướng dẫn quy trình xét tuyển vòng 2 kỳ tuyển viên chức đợt 1 năm 2024 của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
Thông báo số 100 về thời gian và địa điểm ứng viên tham dự kiểm tra, sát hạch kỳ xét tuyển viên chức đợt 1 năm 2024 của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Thông báo số 99 Triệu tập ứng viên đủ điều kiện dự tuyển vòng 2 kỳ xét tuyển viên chức đợt 1 năm 2024 của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Thông báo số 95 Danh sách ứng viên đủ điều kiện dự tuyển vòng 2 kỳ xét tuyển viên chức đợt 1 năm 2024 của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Thông báo số 64 Nghỉ Lễ Giỗ tổ Hùng Vương năm 2024
Thông báo số 42 Về việc tuyển chọn bệnh nhi Chương trình phẫu thuật miễn phí “Thắp sáng nụ cười trẻ thơ” năm 2024
ASPxHyperLink
LIÊN KẾT
BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
Địa chỉ: Số 179, Đường Nguyễn Văn Cừ, Phường An Khánh, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
Liên hệ: 02923 899 444
Fax: 02923 740 221
Cấp cứu: 02923 894 123
Email: bvdhydcantho@ctump.edu.vn
Facebook: https://www.facebook.com/bvdhydct
Website: http://bvdhydcantho.com
Tổng lượt truy cập: 7,270,330
THỜI GIAN KHÁM BỆNH NHƯ SAU:
- Thời gian lấy số thứ tự: 6h sáng các ngày làm việc trong tuần.
- Cấp cứu: 24/24 (kể cả ngày Lễ, Tết và Chủ nhật)
- Các ngày làm việc trong tuần: Từ Thứ Hai đến Thứ Sáu (hoặc theo thông báo)
- Tiếp nhận bệnh nhân:
Buổi sáng từ 6h45 - 10h45 | Buổi chiều từ 13h - 16h45
- Thời gian khám bệnh:
Buổi sáng từ 7h - 11h | Chiều từ 13h - 17h
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI