Các
nguyên nhân gây bệnh lý tuyến nước bọt
Nhiều nguyên nhân có thể làm
gián đoạn chức năng tuyến nước bọt hay làm tắc nghẽn ống tuyến dẫn đến tính trạng
không dẫn lưu được nước bọt vào vùng họng miệng.
(1) Sỏi tuyến nước bọt là do
sự tích tụ của các tinh thể trong tuyến, một số trường hợp gây tắc nghẽn ống
tuyến. gây nên tình trạng ứ đọng nước bọt dẫn đến sưng nề và đau. Đau thường xuất
hiện từng đợt và ngày càng nặng hợn theo mức độ bít tắc, khi tình trạng tắc nghẽn
không được giải quyết tuyến nước bọt có thể bị nhiễm trùng. Hiện nay, việc giải
quyết các trường hợp tắc nghẽn do sỏi có thể thực hiện qua nội soi ống tuyến nước
bọt lấy sỏi tạo lập sự dẫn lưu bình thường.
(2) Viêm tuyến nước bọt do
vi khuẩn thường xảy ra ở tuyến mang tai. Biểu hiện khối sưng đau vùng tuyến
mang tai và chảy dịch mủ hôi trong miệng. Thường xảy ra ở người lớn tuổi, tuy
nhiên vẫn có thể xuất hiện ở trẻ sơ sinh trong những tuần đấu sau sinh. Nếu
không được điều trị sớm có thể dẫn đến sưng nế, áp xe…
(3) Viêm tuyến nước bọt siêu
vi thường do quai bị, cúm… gây sưng nề tuyến nước bọt. Sưng nề xảy ra ở cả hai
bên tuyến mang tai, xuất hiện ở 30-40% trường hợp bị quai bị.
(4) Khối u tuyến nước bọt có
thể lành tính hay ung thư.
(5) Nang tuyến nước bọt.
(6) Hội chứng Sjogren là bệnh
lý tự miễn gây khô miệng và mắt. Hơn nửa số bệnh nhân có phì đại tuyến nước bọt
cả hai bên không đau.
Điều
trị
Tùy theo nguyên nhân:
(1) Đối với sỏi hay những
nguyên nhân tắc nghẽn khác dùng các biện pháp lấy sỏi, giảm viêm nhiễm, phù nề
tạo sự dẫn lưu, khi các biện pháp này không hiệu quả cân nhắc việc phẫu thuật.
(2) Đối với khối u lành tính
hay ác tính cần phẫu thuật, một số khói u lành tính cần xạ trị để tránh tái
phát sau phẫu thuật.
(3) Một số trường hợp có thể
điều trị bằng thuốc như dùng kháng sinh, kháng viêm trong trường hợp nhiễm khuẩn.
TS.BS
NGUYỄN TRIỀU VIỆT
BV Trường đại học Y dược Cần Thơ