Hưởng ứng ngày Lương thực thế giới 16/10 với chủ đề “Right to foods for a better life and a better future”, nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về việc đảm bảo an ninh lương thực, thay đổi hành vi lựa chọn thực phẩm từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống. Qua đó, Bộ Y Tế đã đưa ra khuyến cáo đối với chủ đề như sau:
1. Khuyến khích phát triển Vườn – Ao – Chuồng tạo nguồn thực phẩm sẵn có, đa dạng, an toàn, giàu dinh dưỡng.
2. Tổ chức tốt bữa ăn gia đình, bữa ăn học đường đảm bảo cân đối, đủ dinh dưỡng.
3. Thực hiện chăm sóc dinh dưỡng hợp lý 1000 ngày đầu đời giúp trẻ phát triển toàn diện về tầm vóc và trí tuệ.
4. Đảm bảo an toàn trong lựa chọn, chế biến và bảo quản thực phẩm.
5. Đọc thông tin dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm trước khi mua và sử dụng.
6. Thực hiện chế độ ăn lành mạnh, và duy trì hoạt động thể lực hằng ngày để phòng chống thừa cân béo phì và các bệnh không lây nhiễm.
Việc xây dựng chế độ ăn cân đối, đa dạng thực phẩm sẽ giúp cải thiện sức khỏe, phòng ngừa một số bệnh mãn tính không lây, cải thiện hệ miễn dịch,... Một số phương pháp được áp dụng phổ biến hiện nay, bao gồm:
Dinh dưỡng theo nguyên tắc bàn tay:
Phương pháp bàn tay được áp dụng phổ biến trên thế giới để ước lượng lượng thực phẩm tiêu thụ mỗi bữa ăn, cụ thể như sau:
- 1 bàn tay khum tương đương với 20-60 g tinh bột (cơm, mì ống,…)
- 1 lòng bàn tay tương ứng với 20-60 g đạm (thịt, cá, trứng…)
- 1 nắm tay tương ứng với rau củ
- 1 ngón tay cái tương ứng với 7-14 g chất béo (dầu, hạt, bơ, phô mai,...)
Nhu cầu hằng ngày quy đổi theo nguyên tắc bàn tay như sau:
Tháp dinh dưỡng dành cho người Việt Nam
Tháp dinh dưỡng được xây dựng bởi Viện dinh dưỡng quốc gia nhằm đưa ra khuyến cáo về lượng thực phẩm sử dụng hằng ngày của người Việt Nam. Một số lưu ý khi sử dụng tháp dinh dưỡng:
- Nhóm thực phẩm tầng trên cùng của tháp là nhóm cần hạn chế.
- Thường xuyên thay thế các loại thực phẩm cùng chung tầng giúp tăng độ đa dạng của thực phẩm.
- Cân đối lượng thực phẩm ăn vào hợp lý, phù hợp với thói quen sinh hoạt, ăn uống hằng ngày.
- Tháp dinh dưỡng chỉ mang tính chất tham khảo. Nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày của mỗi người không giống nhau và cần tham khảo ý kiến của chuyên gia để xây dựng chế độ dinh dưỡng cá thể hóa phù hợp với bản thân.
- Tháp dinh dưỡng xây dựng dựa trên nhu cầu của người bình thường với mức độ vận động vừa phải. Đối với người có chế độ dinh dưỡng đặc biệt như mắc các bệnh lý chuyển hóa, vận động viên,... thì cần phải có chế độ dinh dưỡng chuyên biệt.
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý cần kết hợp với thói quen sinh hoạt lành mạnh, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên từ 30-45 phút/ngày các môn như chạy bộ, đá cầu, đá bóng, cầu lông, bơi lội,... nhằm nâng cao sức khỏe, tăng cường sự dẻo dai của cơ thể.
Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý cho từng đối tượng là mục tiêu hàng đầu trong chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng giai đoạn 2021 – 2030 và tầm nhìn đến năm 2045. Việc hiểu biêt và áp dụng chế độ ăn cân bằng, phù hợp sẽ mang lại nhiều lợi ích lâu dài đối với sức khỏe và phòng ngừa được các bệnh mãn tính không lây.
Tài liệu tham khảo:
TỔ DINH DƯỠNG