Tại sao phải tầm soát thính lực ở trẻ mới
sinh?
Từ lúc sinh ra, trẻ phải thông qua hoạt động nghe để học tập mọi thứ. Hầu
hết, trẻ sinh ra đều có sức nghe bình thường, mặc dù vậy, có khoảng 1-3/1000 trẻ
sơ sinh có sức nghe kém hơn mức bình thường.
Hiệp hội Tai Mũi Họng Việt Nam khuyến khích kiểm tra sức nghe cho tất cả
các trẻ mới sinh. Mục đích là giúp tất cả các trẻ sơ sinh (dưới 1 tháng tuổi)
kiểm tra thính lực, lý tưởng nhất là trẻ mới sinh và thực hiện trước khi trẻ xuất
viện về nhà.
Sàng lọc và chẩn đoán sơ sinh có thể đảm bảo xác định sớm các khiếm khuyết
về sức nghe cho trẻ, nhờ đó có thể có những can thiệp sớm giúp trẻ thực hiện tốt
hoạt động giao tiếp và phát triển ngôn ngữ.
Kiểm tra thính lực ở trẻ mới sinh như thế
nào?
Có 2 phương pháp được sử dụng:
Ø Đo điện thính
giác thân não (Auditory Brainstem Response – ABR): phương pháp này xác định phản xạ của dây thần
kinh thính giác và não bộ của trẻ phản ứng với âm thanh, tín hiệu được phát
thông qua tai nghe đi vào tai của trẻ. Ba điện cực được đặt ở đầu để thu nhận
tín hiệu của dây thần kinh và não bộ.
Ø Đo âm ốc
tai (Otoacoustic Emissions – OAE): phương pháp này đo các sóng âm được tạo ra ở tai trong. Trẻ được đặt 1
đầu dò nhỏ trong ống tai, nó sẽ ghi nhận phản ứng khi có tín hiệu phát vào tai của trẻ.
Phương pháp này không đau và thực hiện khi bé ngủ hoặc nằm yên.
Làm gì khi kết quả đo của trẻ có nghi ngờ bất
thường về sức nghe?
Nếu con của bạn có nghi ngờ bất thường về kết quả đo, điều đó không đồng
nghĩa với việc trẻ bị điếc hay giảm sức nghe. Dịch, biểu bì của da đọng trong ống tai, hoặc yếu tố tiếng ồn
bên ngoài có thể ảnh hưởng đến kết quả. Trên thực tế, rất nhiều trẻ có kết quả
sàng lọc ban đầu nghi ngờ bất thường. Tuy nhiên, để chắc chắn hơn, tốt nhất là thực hiện lại test chẩn đoán khi có kết
quả nghi ngờ bất thường ở lần đo đầu tiên.
Ø
Có khoảng từ 1 -
2 trẻ trong 100 trẻ sinh ra có nghi ngờ bất thường qua kiểm tra sức nghe
sau sinh và cần nhiều hơn những kiểm tra để đánh giá chính xác thính lực và bệnh
lý kèm theo.
Ø
Cần sự kết hợp giữa bác sỹ Nhi khoa, bác sỹ Tai Mũi Họng để có kế hoạch kiểm
tra thêm nếu trẻ có nghi ngờ, và nên thực hiện càng sớm càng tốt, nhưng trước
khi em bé được 3 tháng tuổi.
Nếu trẻ được xác định bất
thường về sức nghe, cần điều trị và can thiệp gì tiếp theo?
Ø Khi trẻ được xác định có
bất thường sức nghe bởi đội ngũ chuyên gia thính học, trẻ cần được xem xét bởi
bác sỹ Tai Mũi Họng, bác sỹ chuyên khoa Nhi, và chuyên gia về di truyền để xác
định có nguyên nhân di truyền hay không.
Ø Ngoài ra cần đánh giá
phân loại và mức độ khiếm thính ở trẻ để có can thiệp sớm phù hợp với từng giai
đoạn phát triển của trẻ.
Nếu trẻ không có nghi ngờ
về bất thường sức nghe qua kiểm tra lúc mới sinh, có cần chú ý gì ở trẻ không?
Cha mẹ nên trao đổi với bác sỹ chuyên khoa Nhi hoặc
Tai Mũi Họng nhi nếu trẻ có các dấu hiệu sau:
- Trẻ không chú ý đến âm thanh lớn từ 1 tháng hoặc hướng về phía âm thanh lúc 3 – 4
tháng tuổi.
-
Trẻ không chú
ý đến
mọi người xung quanh.
-
Trẻ không hào
hứng với việc đọc.
-
Trẻ tập trung chú ý đến những âm thanh có cường độ
rung hơn những âm thanh khác.
- Trẻ nghe tốt một vài âm thanh, nhưng một số âm
thanh khác thì trẻ không chú ý (có thể trẻ giảm nghe ở một tai hoặc giảm nghe ở
tần số cao).
- Trẻ chậm nói,
nói trẻ không hiểu hoặc không nói được những từ đơn như “ba”, “ma” từ 12 đến 15
tháng tuổi.
-
Không bao giờ
có phản ứng khi được gọi, nhất là âm thanh từ vị trí khác đến.
- Trẻ sử dụng âm
thanh tivi lớn hơn những người khác trong nhà.
Nếu trẻ
không có nghi ngờ bất thường về sức nghe qua kiểm tra, tại sao cần thêm thăm dò
sức nghe?
Khi trẻ của bạn không có dấu
hiệu gì về suy giảm sức nghe, các bác sỹ Tai
Mũi Họng khuyên trẻ nên kiểm tra lại khi trẻ 4, 5, 6, 8 và 10 tuổi. Sau đó, các
kiểm tra thính lực nên được thực hiện lại trong khoảng
11 – 14 tuổi, 15 – 17 tuổi, và 18 – 21 tuổi hoặc bất cứ thời gian nào có nghi
ngờ. Những trẻ có nguy cơ cao giảm thính lực cần được thực hiện các kiểm tra
thường xuyên hơn.
Giảm sức nghe thường diễn
ra từ từ và khó nhận biết lúc ban đầu, kiểm tra định kỳ có thể nhận biết sớm bất
thường sức nghe của trẻ, từ đó có thể đưa ra những can thiệp hoặc điều trị thích hợp hỗ trợ cho sự phát triển của trẻ.
Khoa Mắt – Tai Mũi Họng
Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ