Bản
chất dị vật rất phong phú, đa số là xương các loại thực phẩm động vật và hay gặp
nhất theo thứ tự là xương cá, xương vịt, xương gà...ngoài ra có thể mắc một số
loại dị vật là các chất trơ, các loại đồng xu, dây kẽm, các loại hạt: mít,
nhãn, saboche... (thường gặp ở trẻ em), răng giả cũng hay xảy ra và rất nguy
hiểm ở người lớn tuổi, thời gian gần đây số lượng người bệnh bị hóc viên thuốc
còn nguyên bao là khá nhiều. Theo thống kê 6 tháng đầu năm 2019, tại Bệnh viện
Trường Đại học Y Dược và Bệnh viện Tai Mũi Họng Cần Thơ có 10 người bệnh mắc loại
dị vật này. Loại dị vật này thường gặp ở những người lớn tuổi mắc nhiều bệnh đi
kèm như: tăng huyết áp, viêm khớp, đái tháo đường...triệu chứng cấp tính như: sốt,
đau họng, nhức đầu ...
Người
bệnh thường uống kèm thêm các thuốc điều trị các triệu chứng cấp tính đó và uống
cùng lúc với các loại thuốc uống hàng ngày. 70% người bệnh thường đeo răng giả
hoặc mất răng. Việc soi gắp viên thuốc còn bao gây khó khăn, vì khẩu kính to có
nhiều góc cạnh, sắc nhọn, quá trình lấy có thể làm tổn thương niêm mạc thực quản.
Để
phòng trách dị vật đường ăn – viên thuốc còn bao: khi uống thuốc, cần phải kiểm
tra kỹ và bỏ bao, uống thuốc nơi có đủ ánh sáng, viên thuốc to phải bẻ nhỏ, đặc
biệt với người lớn tuổi cần tháo hàm răng giả trước khi uống thuốc. Lưu ý những
người bệnh bị tai biến mạch máu não, nếu bị mắc dị vật phải đến cơ sở chuyên
khoa để được hướng dẫn điều trị, lấy dị vật ra và không nên tự chữa bằng mẹo, thầy bùa, thầy pháp...
KHOA KHÁM BỆNH
BS.CKII.DƯƠNG HỮU NGHỊ