Ô nhiễm tiếng ồn: Nguyên nhân và tác động trên sức khỏe
CHUYÊN MỤC: Chuyên khoa Tai mũi họng
Đăng vào lúc [2018-12-26 15:18:58] Lượt xem: 5711 47
Tác giả: Chưa xác định             Âm thanh là một phương thức giao tiếp và giải trí của hầu hết các loài vật, bao gồm cả con người. Nó cũng là một hệ thống báo động rất hiệu quả. Âm thanh nhỏ tạo nên cảm giác dễ chịu, ngược lại âm thanh lớn gây khó chịu và gần như thành “tiếng ồn”. Tiếng ồn có thể được định nghĩa như là âm thanh gây khó chịu và không mong muốn. Những âm thanh dễ chịu như âm nhạc hay khó chịu như tiếng ồn phụ thuộc vào cường độ, thời lượng, giai điệu và tâm trạng của con người. Tiếp xúc với tiếng ồn lớn thật sự gây khó chịu và có hại.

Ô nhiễm tiếng ồn là hậu quả của cuộc sống công nghiệp hiện đại và quá tải dân số. Mặc dù ô nhiễm tiếng ồn không gây tử vong, tuy nhiên sự ảnh hưởng của nó không thể bỏ qua vì tiếp xúc thường xuyên với tiếng ồn làm giảm số giờ ngủ, năng suất hay hiệu quả làm việc của con người. Nó tác động đến sự bình yên trong tâm trí và xâm nhập vào sự riêng tư của con người. Tác động của ô nhiễm tiếng ồn cũng như những vấn đề khác ô nhiễm môi trường khác được xác định gây hại đến sức khỏe con người ngày càng rõ rệt hơn.

Nguồn gốc ô nhiễm tiếng ồn:

(1) Do công nghiệp: sự phát triển của công nghiệp hóa gây hậu quả tạo nên ô nhiễm tiếng ồn. Ngành dệt may, in ấn, chế tạo máy móc và kim loại,….góp phần không nhỏ gây ô nhiễm tiếng ồn.

(2) Các phương tiện giao thông: sự bùng nổ của các phương tiện giao thông ở trung tâm thành phố là nguồn gốc chủ yếu gây ô nhiễm tiếng ồn. Sự gia tăng nhanh chóng của các phương tiện gây ùn tắc giao thông ở khu đông dân cư, tiếng còi xe gây chói tai những người đi đường khác. Xe tải trọng tải lớn, xe buýt, xe máy, xe tay ga,…danh sách những loại phương tiện giao thông thì vô tận nhưng hậu quả cuối cùng gây ô nhiễm tiếng ồn.

(3) Trong gia đình: hộ gia đình là nguồn gốc của nhiều tiếng ồn như tiếng đập cửa, tiếng chơi đùa của trẻ, tiếng khóc của bé sơ sinh, tiếng hoạt động của máy móc, tiếng tranh cãi của người dân xung quanh,… Bên cạnh đó những thiết bị giải trí trong nhà như radio, tivi… Những thiết bị như máy nghiền thức ăn, nồi áp suất, máy lạnh, máy điều hòa, quạt, thiết bị lau dọn vệ sinh, máy giặt…trong nhà đều là nguồn gốc gây ô nhiễm tiếng ồn.

(4) Hệ thống công trình công cộng: các loa phóng thanh…

(5) Máy móc nông nghiệp như: máy kéo,máy gặt, máy cày có thể tạo nên tiếng ồn cường độ 90-98 dB.

Tác động của tiếng ồn:

(1) Ảnh hưởng sức nghe khi tiếp xúc với tiếng ồn lớn và kéo dài,

(2) Ảnh hưởng tâm lý gây nên các tình trạng sau: nhức đầu, tăng nhịp tim, đau ngực, giảm thị lực, giảm tập trung và giảm khả năng ghi nhớ, lo âu, mệt mỏi. Khi tiếp xúc tiếng ồn kéo dài gây hiện tượng trầm cảm, lo âu, mất ngủ, dễ cáu gắt, …

Khi tiếp xúc tiếng ồn từ 30dB trở lên đã ảnh hưởng đến sức khỏe, cường độ càng tăng cùng với thời gian tiếp xúc càng lâu sẽ càng gây nên những rối loạn về tâm lý, cảm xúc, giảm năng suất lao động và chất lượng cuộc sống.

Hạn chế tác động của tiếng ồn:

(1) Phủ các vật liệu chống ồn trong nhà.

(2) Đặt các thiết bị phát sinh tiếng ồn xa phòng ngủ và nơi sinh hoạt.

(3) Tắt các thiết bị điện tử khi không cần thiết.

(4) Tránh tiếp xúc tiếng ồn bất cứ khi nào có thể.

TS.BS NGUYỄN TRIỀU VIỆT

BV Trường ĐHYD Cần Thơ



Tin tức liên quan:
THÔNG BÁO - TIN TỨC CHUNG
Thông báo số 42 Về việc tuyển chọn bệnh nhi Chương trình phẫu thuật miễn phí “Thắp sáng nụ cười trẻ thơ” năm 2024
Quyết định số 139/QĐ-BVTĐHYDCT về việc Cập nhật Quy trình xử lý văn bản hành chính tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
BẢN CÔNG BỐ Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu là cơ sở thực hành trong đào tạo khối ngành sức khoẻ.
Lựa chọn thực phẩm an toàn trong dịp Tết
Giấy giới thiệu về việc giới thiệu học viên Sau đại học thực hành tại Bệnh viện (BSNT Phụ sản)
Giấy giới thiệu về việc giới thiệu học viên Sau đại học thực hành tại Bệnh viện (Gây mê hồi sức)
Kế hoạch thực hành lâm sàng thực hành Y học đại cương - Học kỳ I năm học 2023-2024
ĐĂNG KÝ GIẢNG DẠY HỘI TRƯỜNG
HỘI THẢO KHOA HỌC “CẬP NHẬT NHỮNG ĐIỀU TRỊ MỚI TRONG THỰC HÀNH LÂM SÀNG CỦA CÁC BỆNH LÝ: TIM MẠCH - ĐÁI THÁO ĐƯỜNG”
Hội thảo “Điều trị các bệnh hô hấp giai đoạn giao mùa”
SỬ DỤNG KHÁNG SINH ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI BỆNH VIỆN VÀ VIÊM PHỔI THỞ MÁY: CẬP NHẬT MỚI TỪ KHUYẾN CÁO HỘI HÔ HẤP & HỘI HỒI SỨC CHỐNG ĐỘC 2023
THUỐC ỨC CHẾ MIỄN DỊCH TRONG BỆNH PHỔI KẼ: MỘT SỐ LƯU Ý VỀ AN TOÀN THUỐC
Dinh dưỡng phẫu thuật cắt dạ dày
Xuống thang kháng sinh
FLUOROQUINOLON – CẢNH GIÁC VIỆC XUẤT HIỆN Ý ĐỊNH VÀ HÀNH VI TỰ SÁT TRÊN ĐỐI TƯỢNG NGUY CƠ
Về việc mời chào giá Mua vật tư y tế cho Khoa Răng Hàm Mặt
Thông báo số 364 Về việc thay đổi giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
HỘI THẢO KHOA HỌC “CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG SỐNG VÀ TIÊN LƯỢNG SỐNG CHO BỆNH NHÂN TIM MẠCH VÀ BỆNH THẬN MẠN”
Hội thảo “Cập nhật các tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý tai giữa”
Thông báo 353 về việc tuyển dụng nhân viên hợp đồng
ASPxHyperLink
LIÊN KẾT
BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
Địa chỉ: Số 179, Đường Nguyễn Văn Cừ, Phường An Khánh, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
Liên hệ: 02923 899 444
Fax: 02923 740 221
Cấp cứu: 02923 894 123
Email: bvdhydcantho@ctump.edu.vn
Facebook: https://www.facebook.com/bvdhydct
Website: http://bvdhydcantho.com
Tổng lượt truy cập: 2,070,758
THỜI GIAN KHÁM BỆNH NHƯ SAU:
- Thời gian lấy số thứ tự: 6h sáng các ngày làm việc trong tuần.
- Cấp cứu: 24/24 (kể cả ngày Lễ, Tết và Chủ nhật)
- Các ngày làm việc trong tuần: Từ Thứ Hai đến Thứ Sáu (hoặc theo thông báo)
- Tiếp nhận bệnh nhân:
Buổi sáng từ 6h45 - 10h45 | Buổi chiều từ 13h - 16h45
- Thời gian khám bệnh:
Buổi sáng từ 7h - 11h | Chiều từ 13h - 17h
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI