1. Sơ lược tiếp cận sử dụng kháng đông ở bệnh nhân Rung nhĩ
Chú ý 2 trường hợp: Bệnh nhân mang van tim cơ học và hẹp van hai lá trung bình hay nặng
2. Khi bệnh nhân có chỉ định chống đông và lựa chọn chống đông giữa VKA và NOAC.
• NOACs được ưu tiên hơn VKA ở tất cả bệnh nhân rung nhĩ (AF) đủ điều kiện sử dụng.
• Khi bắt đầu sử dụng NOAC phải chú ý các chỉ số về chức năng gan và thận hiện tại của bệnh nhân, vì tất cả thuốc NOAC đều thải trừ một phần nào đó qua thận và chức năng thận ảnh hưởng đến liều dùng NOAC. Quan trọng là chức năng thận nên được tính theo công thức Cockcroft–Gault vì nó đã được sử dụng trong pha III của bốn thử nghiệm then chốt. Đó là do các công thức khác bao gồm MDRD và CKD-EPI có thể đánh giá chức năng thận ở mức tốt hơn nhiều so với thực tế, đặc biệt ở những bệnh nhân lớn tuổi và nhẹ cân.
• Cần phải thực hiện xét nghiệm các thông số huyết học tại thời điểm bắt đầu điều trị để phục vụ cho quá trình theo dõi uống kháng đông sau này.
• Không chống chỉ định OAC ở những bệnh nhân rung nhĩ có nguy cơ đột quỵ hoặc giảm liều NOAC, với lý do bệnh nhân có nguy cơ chảy máu – được ước tính bằng thang điểm HAS-BLED. Thay vào đó, đặc biệt là những bệnh nhân có nguy cơ chảy máu cao (điểm HAS-BLED ≥3) nên được xác định và giải quyết các nguy cơ chảy máu có thể thay đổi, đồng thời lên lịch tái khám sớm hơn và thường xuyên hơn.
• Tương tự đối với tình trạng suy nhược, suy giảm nhận thức và nguy cơ té ngã cũng không có chống chỉ định với thuốc kháng đông. Cần phải chăm sóc bệnh nhân cẩn thận hơn để giảm thiếu tối đa các nguy cơ trên và đảm bảo tuân thủ dùng thuốc ở mức độ tối ưu.
3. Dự phòng, liều lượng các thuốc NOACs
Theo dõi trong quá trình điều trị bệnh nhân Rung Nhĩ với thuốc kháng đông
Các trường hợp đặc biệt
Rung nhĩ và bệnh thận mạn
Rung nhĩ và bệnh gan tiến triển
Sử dụng NOACs với các bệnh nhân mắc bệnh gan. APTT: thời gian thromboplastin từng phần được hoạt hóa; INR: chỉ số bình thường hóa quốc tế; NOAC: thuốc chống đông đường uống không chứa vitamin K; NSAID: thuốc chống viêm không steroid; OTC: thuốc không theo đơn; PT: thời gian prothrombin.
BS. Nguyễn Nam Hải - ThS.BS.CKII. Nguyễn Duy Khương
Khoa TMCT-TK