x...ĐĂNG KÝ KHÁM TRƯỚC QUA HOTLINETƯ VẤN/CSKH
SearchArticle
Cập nhật một số điểm mới và nổi bật trong chẩn đoán, điều trị suy tim theo ESC 2021 và ACC/AHA/HFSA 2022
CHUYÊN MỤC: Hệ Nội Tim mạch - Tim mạch can thiệp
Đăng vào lúc [2022-10-20 08:59:45] Lượt xem: 2292 521
Tác giả: Chưa xác định      Cập nhật một số điểm mới và nổi bật trong chẩn đoán, điều trị suy tim theo ESC 2021 và ACC/AHA/HFSA 2022
1. Thay đổi thuật ngữ
     Thay thuật ngữ “Suy tim phân suất tống máu trung gian” thành “Suy tim phân suất tống máu giảm nhẹ”.
2. Khuyến cáo mới trong chẩn đoán suy tim
     Thông tim phải nên cân nhắc trên bệnh nhân suy tim nghi ngờ viêm màng ngoài tim co thắt, bệnh cơ tim hạn chế, bệnh tim bẩm sinh, suy tim cung lượng cao (IIa).
     Thông tim phải có thể cân nhắc cho bệnh nhân suy tim phân suất tống máu bảo tồn nhằm chẩn đoán xác định (IIb).
     Chụp mạch vành xâm lấn có thể được xem xét ở bệnh nhân HFrEF với xác suất tiền nghiệm từ trung bình đến cao bệnh mạch vành và hiện diện thiếu máu cơ tim trong các stress test không xâm lấn (IIb).
     CT mạch vành nên được xem xét ở bệnh nhân có xác suất thấp đến trung bình bệnh mạch vành hoặc những kết quả stress test tương đương nhằm loại trừ hẹp mạch vành (IIa).
3. Khuyến cáo trong điều trị suy tim mạn
     Suy tim phân suất tống máu giảm (HFrEF)
          Dapagliflozin hoặc empagliflozin được khuyến cáo điều trị cho bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm nhằm giảm nguy cơ nhập viện và tử vong (I).
        Vericiguat có thể cân nhắc điều trị cho bệnh nhân NYHA II–IV có triệu chứng xấu dù đã điều trị với ức chế men chuyển (hoặc ARNI), chẹn beta và lợi tiểu kháng aldosteron nhằm giảm nguy cơ tử vong tim mạch hoặc nhập viện vì suy tim (IIb).
     Suy tim phân suất tống máu giảm nhẹ (HFmrEF)
          Dapagliflozin hoặc empagliflozin được khuyến cáo điều trị cho bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm nhằm giảm nguy cơ nhập viện và tử vong (IIa).
          Ức chế men chuyển/ ức chế thụ thể/ sacubitril/valsartan có thể cân nhắc điều trị ở bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm nhẹ nhằm giảm nguy cơ nhập viện và tử vong do suy tim (IIb).
          Chẹn beta có thể cân nhắc ở bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm nhẹ nhằm giảm nguy cơ nhập viện và tử vong do suy tim (IIb).
          Lợi tiểu kháng aldosteron có thể cân nhắc điều trị cho bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm nhẹ nhằm giảm nguy cơ nhập viện và tử vong do suy tim (IIb).
     Suy tim phân suất tống máu bảo tồn (HFpEF)
          Dapagliflozin hoặc empagliflozin được khuyến cáo điều trị cho bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm nhằm giảm nguy cơ nhập viện và tử vong (IIa).
          Ức chế men chuyển/ ức chế thụ thể/ sacubitril/valsartan có thể cân nhắc điều trị ở bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm nhẹ nhằm giảm nguy cơ nhập viên và tử vong do suy tim (IIb).
          Lợi tiểu kháng aldosteron có thể cân nhắc điều trị cho bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm nhẹ nhằm giảm nguy cơ nhập viện và tử vong do suy tim (IIb).
4. Khuyến cáo trong điều trị suy tim cấp
     Phối hợp lợi tiểu quai và lợi tiểu thiazide nên được cân nhắc ở bệnh nhân phù kháng trị không đáp ứng với tăng liều lợi tiểu quai đơn thuần (IIa).
     Ở bệnh nhân suy tim cấp và Huyết áp tâm thu> 110 mmHG, thuốc giãn mạch đường tiêm có thể được cân nhắc khởi đầu điều trị nhằm cải thiện triệu chứng và giảm sung huyết (IIb).
     Việc sử dụng opiates thường xuyên không được khuyến khích, trừ trong trường hợp bệnh nhân đau ngực rất nặng hoặc lo lắng (III).
     Tuần hoàn cơ học ngắn hạn có thể được cân nhắc ở bệnh nhân sốc tim nhằm bắc cầu cho các quyết định bao gồm điều trị nguyên nhân sốc hoặc tuần hoàn cơ học lâu dài hoặc ghép tim (IIa).
5. Phòng ngừa và theo dõi
     Vắc-xin cúm và phế cầu nên được cân nhắc nhằm giảm nhập viện do suy tim (IIa).
6. Khuyến cáo điều trị bệnh nhân suy tim khi nhập viện
     Khuyến cáo đánh giá đầy đủ dấu hiệu sung huyết trước khi xuất viện và tối ưu hóa thuốc uống (I).
     Khuyến cáo điều trị các thuốc uống có chứng cứ trước khi xuất viện (I).
     Tái khám sớm 1-2 tuần sau xuất viện để đánh giá dấu hiệu sung huyết và dung nạp thuốc để khởi trị hoặc tăng liều thuốc có chứng cứ (I).
PHỤ LỤC
LIỀU LƯỢNG CÁC THUỐC ĐIỀU TRỊ STPSTM GIẢM
ĐÃ ĐƯỢC NGHIÊN CỨU CHỨNG MINH

BS. Trương Duy Đăng, ThS.BS.CKII. Nguyễn Duy Khương     
Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ                  


Tin tức liên quan:
THÔNG BÁO - TIN TỨC CHUNG
HỘI THẢO KHOA HỌC - CẬP NHẬT MỚI TRONG HỒI SỨC SƠ SINH 2024
Danh sách người thực hành khám bệnh, chữa bệnh, cập nhật đến ngày 01/11/2024
Quyết định số 761/QĐ-BVTĐHYDCT về việc thành lập Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
Ngày “Thế giới rửa tay” (Global Handwashing Day)
Thông báo: về việc kết quả tuyển dụng hợp đồng
Hội thảo “Quản lý dinh dưỡng trên người bệnh thận mạn: Cập nhật hướng dẫn thực hành 2024"
Viêm da tiết bã: triệu chứng và chẩn đoán
Kế hoạch số 849 Chiêu sinh đào tạo thực hành để cấp giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2024
Thông báo số 146 Chiêu sinh đào tạo thực hành để cấp giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2024
Thông báo số 142/TB-BVTĐHYDCT về việc tuyển dụng nhân viên hợp đồng
Thông báo số 140/TB-BVTĐHYDCT về việc tuyển dụng nhân viên hợp đồng
BẢN CÔNG BỐ Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu là cơ sở thực hành trong đào tạo khối ngành sức khoẻ (đợt 2).
BẢN CÔNG BỐ Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu là cơ sở thực hành
Thông báo số 126 tuyển dụng nhân viên hợp đồng
Thông báo số 104 Về việc tổ chức hội thảo “Chế độ dinh dưỡng trước, trong và sau phẫu thuật”
Thông báo số 102 Hướng dẫn quy trình xét tuyển vòng 2 kỳ tuyển viên chức đợt 1 năm 2024 của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
Thông báo số 100 về thời gian và địa điểm ứng viên tham dự kiểm tra, sát hạch kỳ xét tuyển viên chức đợt 1 năm 2024 của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Thông báo số 99 Triệu tập ứng viên đủ điều kiện dự tuyển vòng 2 kỳ xét tuyển viên chức đợt 1 năm 2024 của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Thông báo số 95 Danh sách ứng viên đủ điều kiện dự tuyển vòng 2 kỳ xét tuyển viên chức đợt 1 năm 2024 của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Thông báo số 64 Nghỉ Lễ Giỗ tổ Hùng Vương năm 2024
ASPxHyperLink
LIÊN KẾT
BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
Địa chỉ: Số 179, Đường Nguyễn Văn Cừ, Phường An Khánh, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
Liên hệ: 02923 899 444
Fax: 02923 740 221
Cấp cứu: 02923 894 123
Email: bvdhydcantho@ctump.edu.vn
Facebook: https://www.facebook.com/bvdhydct
Website: http://bvdhydcantho.com
Tổng lượt truy cập: 7,331,534
THỜI GIAN KHÁM BỆNH NHƯ SAU:
- Thời gian lấy số thứ tự: 6h sáng các ngày làm việc trong tuần.
- Cấp cứu: 24/24 (kể cả ngày Lễ, Tết và Chủ nhật)
- Các ngày làm việc trong tuần: Từ Thứ Hai đến Thứ Sáu (hoặc theo thông báo)
- Tiếp nhận bệnh nhân:
Buổi sáng từ 6h45 - 10h45 | Buổi chiều từ 13h - 16h45
- Thời gian khám bệnh:
Buổi sáng từ 7h - 11h | Chiều từ 13h - 17h
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI