x...ĐĂNG KÝ KHÁM TRƯỚC QUA HOTLINETƯ VẤN/CSKH
SearchArticle
Viêm tai ngoài: tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng ngừa
CHUYÊN MỤC: Chuyên khoa Tai mũi họng
Đăng vào lúc [2018-12-26 15:40:28] Lượt xem: 2106 48
Tác giả: Chưa xác định
            Viêm tai ngoài là bệnh lý thường gặp, ước tính khoảng 1% dân số bị bệnh lý này và khoảng 10% dân số trãi qua ít nhất một lần viêm tai ngoài trong đời. Đây là hiện tượng viêm của tai ngoài bao gồm vành tai, ống tai ngoài và mặt ngoài của màng chỉ. Việc làm rõ các vị trí viêm nói trên để tránh sự hiểu nhầm của người bệnh là viêm tai ngoài không chỉ là viêm của ống tai ngoài mà có thể bao gồm cả vành tai và mặt ngoài của màng nhĩ. Hiện tượng viêm có thể lan tỏa hay khu trú và có thể là cấp tính hay mạn tính.

Các yếu tố làm gia tăng khả năng bị viêm tai ngoài:

(1) Khí hậu nóng ẩm.

(2) Bơi thường xuyên.

(3) Tuổi già.

(4) Suy giảm miễn dịch.

(5) Đái tháo đường.

(6) Ngoáy tai thường xuyên làm giảm lượng ráy tai gây suy giảm chức năng bảo vệ do làm tăng pH của ống tai.

(7) Ráy tai quá nhiều gây bít tắc ứ đọng trong ống tai.

Các nguyên nhân gây viêm tai ngoài:

Do vi khuẩn chiếm 90%, do nấm chiếm 10%. Viêm tai ngoài do nấm thường đòi hỏi việc điều trị kéo dài, loại nấm thường gây bệnh là Aspergillus và Candida.

Triệu chứng:

 Triệu chứng chính của viêm tai ngoài là ngứa và đau tai. Ngoài ra có thể chảy dịch tai và nghe giảm. Trong  một số trường hợp nặng ống tai có thể bị bít tắc do nhọt hay chất dơ. Bên cạnh đó vành tai có thể xuất hiện các vảy.

Điều trị:

Các dung dịch nhỏ tai sử dụng mang lại hiệu quả tốt bao gồm:

(1) Acid acetic, acid boric hiệu quả trong những trường hợp viêm tai ngoài mức độ trung bình, các sản phẩm chứa những hoạt chất này có bán sẵn trên thị trường,

(2) Kháng sinh tại chỗ được khuyến cáo cho hầu hết các trường hợp,

(3) Các dung dịch kháng nấm nhỏ tại chỗ. Sử dụng kháng sinh uống khi tình trạng bệnh nhân nặng, có hạch vùng trước tai, nhiễm trùng lan rộng…

Bên cạnh đó việc vệ sinh tai, làm sạch các chất dơ hay ráy tai gây bít tắc ống tai giúp các các thuốc nhỏ tai thấm nhập tốt hơn và giảm nguy cơ nhiễm khuẩn. Có thể thực hiện việc vệ sinh tai làm sạch tai nhiều lần/tuần. 

Hạn chế viêm tai ngoài:

(1) Không làm sạch ống tai quá mức, ví dụ như dùng que tăm bông làm sạch ráy tai quá thường xuyên, do làm sạch lớp bảo vệ của ráy tai và có thể gây kích thích ống tai, gây nhiễm khuẩn và ngay cả có thể làm ráy tai xuất hiện nhiều hơn.

(2) Nên sử dụng dụng cụ che tai khi bơi.

(3) Tránh bơi trong môi trường nước bần hay chứa những hóa chất gây kích ứng.

(4) Không sử dụng chung các dụng cụ dùng  để vệ sinh tai như: móc tai…đặc biệt là các dụng cụ dùng để lấy ráy tai ở các tiệm hớt tóc (nên có dụng cụ riêng cho mỗi người).

(5) Không nên tự ý nhỏ vào tai bất cứ loại thuốc nào khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng.


TS.BS NGUYỄN TRIỀU VIỆT

  BV Trường ĐHYD Cần Thơ



Tin tức liên quan:
THÔNG BÁO - TIN TỨC CHUNG
HỘI THẢO KHOA HỌC - CẬP NHẬT MỚI TRONG HỒI SỨC SƠ SINH 2024
Danh sách người thực hành khám bệnh, chữa bệnh, cập nhật đến ngày 01/11/2024
Quyết định số 761/QĐ-BVTĐHYDCT về việc thành lập Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
Ngày “Thế giới rửa tay” (Global Handwashing Day)
Thông báo: về việc kết quả tuyển dụng hợp đồng
Hội thảo “Quản lý dinh dưỡng trên người bệnh thận mạn: Cập nhật hướng dẫn thực hành 2024"
Viêm da tiết bã: triệu chứng và chẩn đoán
Kế hoạch số 849 Chiêu sinh đào tạo thực hành để cấp giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2024
Thông báo số 146 Chiêu sinh đào tạo thực hành để cấp giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2024
Thông báo số 142/TB-BVTĐHYDCT về việc tuyển dụng nhân viên hợp đồng
Thông báo số 140/TB-BVTĐHYDCT về việc tuyển dụng nhân viên hợp đồng
BẢN CÔNG BỐ Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu là cơ sở thực hành trong đào tạo khối ngành sức khoẻ (đợt 2).
BẢN CÔNG BỐ Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu là cơ sở thực hành
Thông báo số 126 tuyển dụng nhân viên hợp đồng
Thông báo số 104 Về việc tổ chức hội thảo “Chế độ dinh dưỡng trước, trong và sau phẫu thuật”
Thông báo số 102 Hướng dẫn quy trình xét tuyển vòng 2 kỳ tuyển viên chức đợt 1 năm 2024 của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
Thông báo số 100 về thời gian và địa điểm ứng viên tham dự kiểm tra, sát hạch kỳ xét tuyển viên chức đợt 1 năm 2024 của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Thông báo số 99 Triệu tập ứng viên đủ điều kiện dự tuyển vòng 2 kỳ xét tuyển viên chức đợt 1 năm 2024 của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Thông báo số 95 Danh sách ứng viên đủ điều kiện dự tuyển vòng 2 kỳ xét tuyển viên chức đợt 1 năm 2024 của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Thông báo số 64 Nghỉ Lễ Giỗ tổ Hùng Vương năm 2024
ASPxHyperLink
LIÊN KẾT
BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
Địa chỉ: Số 179, Đường Nguyễn Văn Cừ, Phường An Khánh, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
Liên hệ: 02923 899 444
Fax: 02923 740 221
Cấp cứu: 02923 894 123
Email: bvdhydcantho@ctump.edu.vn
Facebook: https://www.facebook.com/bvdhydct
Website: http://bvdhydcantho.com
Tổng lượt truy cập: 7,331,528
THỜI GIAN KHÁM BỆNH NHƯ SAU:
- Thời gian lấy số thứ tự: 6h sáng các ngày làm việc trong tuần.
- Cấp cứu: 24/24 (kể cả ngày Lễ, Tết và Chủ nhật)
- Các ngày làm việc trong tuần: Từ Thứ Hai đến Thứ Sáu (hoặc theo thông báo)
- Tiếp nhận bệnh nhân:
Buổi sáng từ 6h45 - 10h45 | Buổi chiều từ 13h - 16h45
- Thời gian khám bệnh:
Buổi sáng từ 7h - 11h | Chiều từ 13h - 17h
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI