x...ĐĂNG KÝ KHÁM TRƯỚC QUA HOTLINETƯ VẤN/CSKH
SearchArticle
Người bệnh tim mạch uống cà phê có hại gì không?
CHUYÊN MỤC: Hệ Nội Tim mạch - Tim mạch can thiệp
Đăng vào lúc [2022-03-09 10:31:27] Lượt xem: 2053 393
Tác giả: Chưa xác định
  Bằng chứng hiện có cho thấy vai trò và lợi ích của cà phê đối với sức khỏe của con người như sau: Uống cà phê ít và vừa phải mang lại một số lợi ích trên sức khỏe kể cả người mắc bệnh tim mạch (các nghiên cứu nước ngoài năm 2019 cho đến 2021).

Cà phê là một thức uống trở thành rất quen thuộc từ rất lâu ở mọi giới, tầng lớp xã hội.

Cà phê được pha chế bằng rất nhiều hình thức, người Việt chuộng hình thức pha phin, pha vợt, gần đây nổi  lên các kiểu pha hand drip, pour over hay cà phê sấy lạnh.

Hình 1: Pha cà phê kiểu pour over

Bằng chứng hiện có cho thấy vai trò và lợi ích của cà phê đối với sức khỏe của con người như sau: Uống cà phê ít và vừa phải mang lại một số lợi ích trên sức khỏe kể cả người mắc bệnh tim mạch (các nghiên cứu nước ngoài năm 2019 cho đến 2021).

Một số bằng chứng về lợi ích của cà phê đối với sức khỏe

Mọi người hay lo sợ uống nhiều cà phê sẽ dễ mắc bệnh tim hay bệnh tim nặng hơn, đôi khi còn sợ bệnh ung thư nữa, tuy nhiên các bằng chứng gần đây đã cho thấy một số lợi ích của cà phê đối với sức khỏe như sau: cà phê có chứa nhiều hợp chất hóa học có hoạt tính sinh học bao gồm polyphenol (acid chlorogenic và lignan), alkaloid trigonelline, melanoidin và một lượng nhỏ magnesium, kali và vitamin B3 [3]. Những hợp chất hóa học này trong cà phê có thể làm giảm stress oxy hóa, cải thiện hệ vi sinh vật đường ruột và làm chuyển hóa glucose (đường) và chất béo (cholesterol...).

Hình 2: Tác động của cà phê lên một số cơ quan trong cơ thể [3]

Các bằng chứng khoa học chúng tôi đọc được:

Vào năm 2019 cho thấy uống cà phê làm giảm tỷ lệ tử vong ngay khi tính luôn đến các yếu tố nguy cơ như: hút thuốc, uống rượu, tuổi tác và tình trạng cân nặng. Lợi ích này thấy rõ ở nhóm người uống ≤ 8 ly cà phê/ngày [4].

Cà phê cũng có lợi ích làm giảm nguy cơ hình thành các bệnh lý tim mạch như bệnh mạch vành, suy tim và rung nhĩ, những người uống cà phê vừa phải (1 – 3 hoặc 3 – 4 ly/ngày) có tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch vành thấp hơn. Kết quả này đã cho thấy việc uống cà phê thường xuyên có liên quan đến việc làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành [5].

Vào năm 2021 nghiên cứu được công bố trên tạp chí Circulation: Heart failure đã cho thấy người uống phê có liên quan đến việc làm giảm tỷ lệ mắc bệnh suy tim [1].

Hội nghị ESC 2021 (ở Châu Âu): Nghiên cứu hơn 400 nghìn người không mắc bệnh tim mạch tại thời điểm tham gia nghiên cứu, tuổi trung bình là 56.2 tuổi và có 55.8% là nữ giới. Những người này được phân thành 3 nhóm dựa theo thói quen tiêu thụ cà phê:

·           Nhóm không tiêu thụ cà phê

·           Nhóm tiêu thụ ít – trung bình (0.5 – 3 ly/ngày)

·           Nhóm tiêu thụ nhiều cà phê (> 3 ly/ngày).

Nghiên cứu đã được điều chỉnh một số yếu tố có thể gây nhiễu như tuổi tác, giới tính, cân nặng, chiều cao, hút thuốc, hoạt động thể chất, huyết áp, đái tháo đường, nồng độ cholesterol, trạng thái kinh tế - xã hội, tình trạng uống rượu, ăn thịt, uống trà, hoa quả và rau củ. Kết quả cho thấy so với nhóm không tiêu thụ cà phê thì nhóm tiêu thụ cà phê ít – trung bình có nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân thấp hơn 12%, nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch thấp hơn 17% và nguy cơ tử vong do đột quỵ thấp hơn 21%.

Để tìm ra cơ chế giải thích cho lợi ích của cà phê, nhóm nghiên cứu đã phân tích mối liên hệ giữa việc tiêu thụ cà phê hàng ngày và cấu trúc, cũng như chức năng tim mạch trong thời gian theo dõi (11 năm). Nhóm nghiên cứu sử dụng hình ảnh MRI tim mạch, vì MRI được xem là tiêu chuẩn vàng để đánh giá chức năng và cấu trúc tim mạch.

Kết quả cho thấy nhóm người tiêu thụ cà phê hàng ngày ở mức độ ít – trung bình (1 đến 3 ly/ngày) có kích thước và chức năng tim mạch tốt hơn.

Chúng tôi sẽ tiếp tục đọc tài liệu và cập nhật đến bạn đọc những thông tin mới liên quan đến cơ chế của cà phê đối với lợi ích sức khoẻ.

Tài liệu tham khảo

(1). Laura M. Stevens, Erik Linstead, Jennifer L. Hall, David P. Kao. Association Between Coffee Intake and Incident Heart Failure Risk 2021. Heart Failure.

(2). Vijaykumar Bodar, Jiaying Chen, J. Michael Gaziano, Christine Albert, and Luc Djoussé. Coffee Consumption and Risk of Atrial Fibrillation in the Physicians’ Health Study. Journal of the American Heart Association. 2019;8:e011346.

(3). Rob M.V Dam, Frank B. Hu, Walter C. Willett. Coffee, Caffeine, and Health. NEJM. 2020;383:369-378.

(4). Huxley R, Lee CM, Barzi F, Timmermeister L, Czernichow S, Perkovic V, Grobbee DE, Batty D, Woodward M. Coffee, decaffeinated coffee, and tea consumption in relation to incident type 2 diabetes mellitus: a systematic review with meta-analysis. Arch Intern Med. 2009 Dec 14;169(22):2053-63.

(5). Wu JN, Ho SC, Zhou C, Ling WH, Chen WQ, Wang CL, Chen YM. Coffee consumption and risk of coronary heart diseases: a meta-analysis of 21 prospective cohort studies. Int J Cardiol. 2009 Nov 12;137(3):216-25.

Ths.Bs.CKII. NGUYỄN DUY KHƯƠNG

KHOA TIM MẠCH CAN THIỆP – THẦN KINH



Tin tức liên quan:
THÔNG BÁO - TIN TỨC CHUNG
Thông báo số 197 công nhận kết quả trúng tuyển kỳ xét tuyển viên chức đợt 2 năm 2024 của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Thông báo số 193 Kết quả tuyển dụng viên chức đợt 2 năm 2024 của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Hội thảo “Cập nhật mới trong Hồi sức sơ sinh 2024”
Thông báo số 189 về thời gian và địa điểm ứng viên tham dự kiểm tra, sát hạch kỳ xét tuyển viên chức đợt 2 năm 2024
Cập nhật GOLD 2025 và những tiến bộ mới trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
HỘI THẢO KHOA HỌC - CẬP NHẬT MỚI TRONG HỒI SỨC SƠ SINH 2024
Thông báo số 182 Triệu tập ứng viên đủ điều kiện dự tuyển vòng 2 kỳ xét tuyển viên chức đợt 2 năm 2024 của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Thông báo số 181 Danh sách ứng viên đủ điều kiện và không đủ điều kiện dự tuyển vòng 2 kỳ xét tuyển viên chức đợt 2 năm 2024 của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Chương trình đo thành phần cơ thể và tư vấn dinh dưỡng miễn phí tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Ngày Thế giới Phòng chống Đái tháo đường
Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ phối hợp tổ chức khám sàng lọc và phẫu thuật dị tật bàn tay cho trẻ em
Hưởng ứng tuần lễ nhận thức Kháng sinh 2024
Danh sách người thực hành khám bệnh, chữa bệnh, cập nhật đến ngày 01/11/2024
Tuần lễ dinh dưỡng và phát triển năm 2024: “Tăng cường tiếp cận đa dạng thực phẩm, giàu dinh dưỡng để đảm bảo an ninh lương thực, an ninh dinh dưỡng cho tất cả mọi người”
Công đoàn bộ phận Bệnh viện tổ chức Hội thi cắm hoa chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10
Thông báo Xét tuyển viên chức đợt 2 năm 2024 của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ tổ chức khám bệnh và cấp thuốc miễn phí cho người dân khó khăn tại xã Tân Mỹ, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp
Quyết định số 761/QĐ-BVTĐHYDCT về việc thành lập Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
Ngày “Thế giới rửa tay” (Global Handwashing Day)
Thông báo số 157 tuyển chọn bệnh nhi chương trình phẫu thuật miễn phí dị tật bẩm sinh chi trẻ em năm 2024
ASPxHyperLink
LIÊN KẾT
BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
Địa chỉ: Số 179, Đường Nguyễn Văn Cừ, Phường An Khánh, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
Liên hệ: 02923 899 444
Fax: 02923 740 221
Cấp cứu: 02923 894 123
Email: bvdhydcantho@ctump.edu.vn
Facebook: https://www.facebook.com/bvdhydct
Website: http://bvdhydcantho.com
Tổng lượt truy cập: 7,545,568
THỜI GIAN KHÁM BỆNH NHƯ SAU:
- Thời gian lấy số thứ tự: 6h sáng các ngày làm việc trong tuần.
- Cấp cứu: 24/24 (kể cả ngày Lễ, Tết và Chủ nhật)
- Các ngày làm việc trong tuần: Từ Thứ Hai đến Thứ Sáu (hoặc theo thông báo)
- Tiếp nhận bệnh nhân:
Buổi sáng từ 6h45 - 10h45 | Buổi chiều từ 13h - 16h45
- Thời gian khám bệnh:
Buổi sáng từ 7h - 11h | Chiều từ 13h - 17h
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI