x...ĐĂNG KÝ KHÁM TRƯỚC QUA HOTLINETƯ VẤN/CSKH
SearchArticle
Viêm cân mạc hoại tử
CHUYÊN MỤC: Hệ Ngoại Chấn thương chỉnh hình
Đăng vào lúc [2025-01-03 09:04:51] Lượt xem: 223 1095
Tác giả: Chưa xác định
  Viêm cân mạc hoại tử là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng và cấp tính, đặc trưng bởi sự lan rộng nhanh chóng của vi khuẩn vào bất kỳ lớp nào trong khoang mô mềm (lớp hạ bì, mô dưới da, cân nông, cân sâu hoặc cơ) gây hoại tử và tiêu hủy mô. Bệnh thường xuất hiện ở tứ chi, vùng tầng sinh môn hoặc vùng đầu và cổ. Bệnh được mô tả từ thời Hippocrates, tuy nhiên, đến năm 1952 Wilson B. mới mô tả rõ ràng bệnh với thuật ngữ “Viêm cân hoại tử”.


  Viêm cân mạc hoại tử, còn được gọi là hoại tử cân mạc, hay được gọi là “bệnh ăn thịt người”, tiến triển rất nhanh, gây tổn thương và tiêu hủy mô. Căn bệnh này không chỉ đe dọa sức khỏe mà còn có thể gây tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

 Viêm cân mạc hoại tử là gì?

 Viêm cân mạc hoại tử là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng và cấp tính, đặc trưng bởi sự lan rộng nhanh chóng của vi khuẩn vào bất kỳ lớp nào trong khoang mô mềm (lớp hạ bì, mô dưới da, cân nông, cân sâu hoặc cơ) gây hoại tử và tiêu hủy mô. Bệnh thường xuất hiện ở tứ chi, vùng tầng sinh môn hoặc vùng đầu và cổ. Bệnh được mô tả từ thời Hippocrates, tuy nhiên, đến năm 1952 Wilson B. mới mô tả rõ ràng bệnh với thuật ngữ “Viêm cân hoại tử”.


Hình ảnh viêm cân hoại tử
*Nguồn: Necrotizing fasciitis - Iain Mcfadyen, 2023 (https://www.aofoundation.org/trauma/about-aotrauma/blog/2023_05-blog-mcfayden-necrotizing-fasciitis)

Nguyên nhân bệnh xuất hiện từ đâu?

  Phần lớn các trường hợp hoại tử cân mạc (70-80%) là do nhiễm khuẩn hỗn hợp từ nhiều loại vi khuẩn khác nhau, bao gồm cầu khuẩn gram dương, trực khuẩn gram âm, và vi khuẩn kỵ khí như Clostridium. Bệnh thương xuất hiện sau một chấn thương hoặc vết thương hở tiếp xúc với môi trường ô nhiễm. Ở những bệnh nhân có hệ miễn dịch suy yếu như suy giảm miễn dịch, đái tháo đường, suy gan, nghiện rượu, ma túy, hút thuốc lá,… tỷ lệ mắc bệnh tăng lên đáng kể. Tỉ lệ tử vong cao lên đến 23,5% (tổng hợp từ 67 nghiên cứu).

  Dấu hiệu để phát hiện bệnh?

   Phần lớn các trường hợp đều có biểu nổi ban đỏ, phù nề và nóng da. Cùng với ban đỏ nông, nóng, bầm tím, sốt và phù nề mô mềm, bệnh nhân bị viêm cân mạc hoại tử có thể bị đau hoặc nhạy cảm cực độ và cuối cùng tiến triển đến mất ổn định huyết động và hoại tử mô. Tuy nhiên, thường khó phân biệt được quá trình hoại tử với viêm mô tế bào đơn giản. Đôi khi người bệnh có thể sốt nhẹ nhưng người bệnh bị viêm mô tế bào thường ổn định về mặt huyết động. Bệnh thường diễn tiến nhanh trong vòng 7 ngày, biểu hiện muộn là xuất hiện bóng nước, những mảng xuất huyết da, hoại tử mô tại chỗ.

   Bên cạnh đó, triệu chứng toàn thân của bệnh nhân thường biểu hiện hội chứng đáp ứng viêm toàn thân như sốt, lừ đừ, mệt mỏi, môi khô,… tuy nhiên, mức độ nghiêm trọng của bệnh thường không tương xứng với biểu hiện lâm sàng của người bệnh. Người bệnh có thể biểu hiện ra bên ngoài không rầm rộ nhưng mô dưới da hoại tử nặng, lan rộng có nguy cơ phải cắt cụt chi để bảo vệ tính mạng.



*Nguồn: Necrotizing-fasciitis, Colin Woon, 2024 (https://www.orthobullets.com/trauma/1007/necrotizing-fasciitis?section=bullets)

Chẩn đoán và Điều trị như thế nào?

   Việc chẩn đoán dựa trên thăm khám lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng như xét nghiệm máu, điện giải đồ, chụp x-quang, siêu âm hoặc chụp cắt lớp vi tính. Bệnh nhân được thăm khám và chẩn đoán bệnh càng sớm thì tiên lượng càng tốt.

  Do đó việc điều trị phải được thực hiện ngay sau khi bệnh nhân được chẩn đoán viêm cân mạc hoại tử. Các biện pháp điều trị bao gồm: phẫu thuật sớm, sử dụng kháng sinh phổ rộng và các biện pháp hỗ trợ - hồi sức tích cực.

- Phẫu thuật: Trong khi dùng liệu pháp kháng sinh, hồi sức và đánh giá chăm sóc đặc biệt là cần thiết trong việc điều trị bệnh nhân mắc viêm cân mạc hoại tử, thì phương pháp điều trị chính vẫn là phẫu thuật. Các nghiên cứu chỉ ra rằng sự chậm trễ trong phẫu thuật là gia tăng tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân viêm cân mạc hoại tử. Bên cạnh việc phẫu thuật sớm, cắt lọc loại bỏ hết mô hoại tử một cách hợp lý phải dựa vào kinh nghiệm của phẫu thuật viên.

- Liệu pháp kháng sinh sớm và tích cực là điều cần thiết và nên được thực hiện đồng thời với bệnh nhân đang được đánh giá và điều trị phẫu thuật. Nuôi cấy máu nếu có thể, nuôi cấy mô sau phẫu thuật phải được thực hiện ngay lập tức vì những điều này sẽ giúp điều chỉnh liệu pháp kháng sinh.

- Liệu pháp hỗ trợ bao gồm:

+ Sử dụng oxy cao áp: Mục đích giảm sưng, tăng hiệu quả kháng sinh và ngăn nhiễm trùng lan rộng.

+ Immunoglobulin tĩnh mạch (IVIG): Trung hòa ngoại độc tố của liên cầu khuẩn trong một số trường hợp đặc biệt.

+ AB103: Thuốc bổ trợ tiềm năng giúp cải thiện khả năng miễn dịch.




*Nguồn: Smuszkiewicz, P., Trojanowska, I. & Tomczak, H. Late diagnosed necrotizing fasciitis as a cause of multiorgan dysfunction syndrome: A case report. Cases Journal 1, 125 (2008).[5]

   Viêm cân mạc hoại tử là một căn bệnh hiếm gặp nhưng có thể đe dọa tính mạng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Việc nhận biết sớm các triệu chứng và tiếp cận điều trị ngay lập tức là yếu tố quyết định đến sự sống còn của người bệnh. Người bệnh có những biểu hiện bệnh trên hoặc nghi ngờ cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa sớm nhất có thể. Sự hiểu biết và chú ý đến các dấu hiệu cảnh báo là yếu tố quyết định để bảo vệ sức khỏe và tính mạng.

Tài liệu tham khảo:

1. Clinical Infectious Diseases, Volume 60, Issue 9, 1 May 2015.

2. Giuliano, Armand, et al. "Bacteriology of necrotizing fasciitis." The American Journal of Surgery 134.1 (1977): 52-57.

3. Huang, C., Zhong, Y., Yue, C. et al. The effect of hyperbaric oxygen therapy on the clinical outcomes of necrotizing soft tissue infections: a systematic review and meta-analysis. World J Emerg Surg 18, 23 (2023).

4. May AK, Stafford RE, Bulger EM, Heffernan D, Guillamondegui O, Bochicchio G, et al. Treatment of complicated skin and soft tissue infections. Surgical Infections 2009;10(5):467‐99.

5. Smuszkiewicz, P., Trojanowska, I. & Tomczak, H. Late diagnosed necrotizing fasciitis as a cause of multiorgan dysfunction syndrome: A case report. Cases Journal 1, 125 (2008).

6. Wong, Chin-Ho, et al. "The LRINEC (Laboratory Risk Indicator for Necrotizing Fasciitis) score: a tool for distinguishing necrotizing fasciitis from other soft tissue infections." Critical care medicine 32.7 (2004): 1535-1541.



Tin tức liên quan:
THÔNG BÁO - TIN TỨC CHUNG
Thông báo số 197 công nhận kết quả trúng tuyển kỳ xét tuyển viên chức đợt 2 năm 2024 của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Thông báo số 189 về thời gian và địa điểm ứng viên tham dự kiểm tra, sát hạch kỳ xét tuyển viên chức đợt 2 năm 2024
Cập nhật GOLD 2025 và những tiến bộ mới trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
HỘI THẢO KHOA HỌC - CẬP NHẬT MỚI TRONG HỒI SỨC SƠ SINH 2024
Thông báo số 182 Triệu tập ứng viên đủ điều kiện dự tuyển vòng 2 kỳ xét tuyển viên chức đợt 2 năm 2024 của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Thông báo số 181 Danh sách ứng viên đủ điều kiện và không đủ điều kiện dự tuyển vòng 2 kỳ xét tuyển viên chức đợt 2 năm 2024 của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Hưởng ứng tuần lễ nhận thức Kháng sinh 2024
Danh sách người thực hành khám bệnh, chữa bệnh, cập nhật đến ngày 01/11/2024
Quyết định số 761/QĐ-BVTĐHYDCT về việc thành lập Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
Ngày “Thế giới rửa tay” (Global Handwashing Day)
Thông báo: về việc kết quả tuyển dụng hợp đồng
Hội thảo “Quản lý dinh dưỡng trên người bệnh thận mạn: Cập nhật hướng dẫn thực hành 2024"
Viêm da tiết bã: triệu chứng và chẩn đoán
Kế hoạch số 849 Chiêu sinh đào tạo thực hành để cấp giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2024
Thông báo số 146 Chiêu sinh đào tạo thực hành để cấp giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2024
Thông báo số 142/TB-BVTĐHYDCT về việc tuyển dụng nhân viên hợp đồng
Thông báo số 140/TB-BVTĐHYDCT về việc tuyển dụng nhân viên hợp đồng
BẢN CÔNG BỐ Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu là cơ sở thực hành trong đào tạo khối ngành sức khoẻ (đợt 2).
BẢN CÔNG BỐ Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu là cơ sở thực hành
Thông báo số 126 tuyển dụng nhân viên hợp đồng
ASPxHyperLink
LIÊN KẾT
BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
Địa chỉ: Số 179, Đường Nguyễn Văn Cừ, Phường An Khánh, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
Liên hệ: 02923 899 444
Fax: 02923 740 221
Cấp cứu: 02923 894 123
Email: bvdhydcantho@ctump.edu.vn
Facebook: https://www.facebook.com/bvdhydct
Website: http://bvdhydcantho.com
Tổng lượt truy cập: 7,487,835
THỜI GIAN KHÁM BỆNH NHƯ SAU:
- Thời gian lấy số thứ tự: 6h sáng các ngày làm việc trong tuần.
- Cấp cứu: 24/24 (kể cả ngày Lễ, Tết và Chủ nhật)
- Các ngày làm việc trong tuần: Từ Thứ Hai đến Thứ Sáu (hoặc theo thông báo)
- Tiếp nhận bệnh nhân:
Buổi sáng từ 6h45 - 10h45 | Buổi chiều từ 13h - 16h45
- Thời gian khám bệnh:
Buổi sáng từ 7h - 11h | Chiều từ 13h - 17h
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI