Ổ cối hình chén, rỗng giữa xung quanh có vành tròn, vành ổ cối. Vành này do ba xương hợp thành bao gồm xương chậu, xương mu, xương ngồi.
Hình 1: Cấu tạo ổ cối
1. Giới thiệu chấn thương gãy ổ cối
Chấn thương gây gãy ổ cối là một chấn thương năng lượng cao phần lớn do tai nạn giao thông hoặc té cao. Đây là một cấp cứu ngoại khoa đe doạ tính mạnh, di chứng nặng nề cũng như nguy cơ tử vong cho bệnh nhân vì vậy cần phải xử trí cấp cứu kịp thời, nhanh chóng, hiệu quả để xử trí cấp cứu. Ngoài tổn thương gãy xương ổ cối, tổn thương nặng nề thành phần trong tiểu khung mà còn phối hợp những tổn thương (chấn thương sọ não, chấn thương ngực, bụng, tiết niệu, sốc chấn thương …) vì thế nên thăm khám đầy đủ các tổn thương phối hợp.
2. Chẩn đoán gãy ổ cối
Chẩn đoán gãy ổ cối dựa trên khám lâm sàng và hình ảnh học. Chụp X-quang là phương pháp đầu tiên được sử dụng để phát hiện gãy xương có ba tư thế chụp X- quang là chụp khung chậu thẳng, tư thế nghiêng chậu và tư thế nghiêng bịt nhưng gãy phức tạp, CT scan cần thiết để đánh giá chi tiết hơn về vị trí và mức độ di lệch của xương đề ra phương pháp phẫu thuật.
3. Điều trị gãy ổ cối bằng kết hợp xương bên trong
Mục tiêu phẫu thuật:
+ Phục hồi giải phẫu ổ gãy và mặt khớp.
+ Kết hợp xương đủ vững: Giúp bệnh nhân vận động sớm, hồi phục tốt.
+ Tránh các biến chứng sớm và biến chứng muộn.
Chỉ định điều trị phẫu thuật khi khớp háng mất vững hoặc mất sự tương thích giữa khớp háng chỏm xương đùi và ổ cối.
Chăm sóc sau phẫu thuật
- Trong 24-48 giờ đầu, kháng sinh được tiêm tĩnh mạch.
- Sử dụng thuốc giảm đau kiểm soát cơ đau cho bệnh nhân thường sử dụng thuốc giảm đau NSAIDS hay thuốc có nguồn gốc Opioid.
- Vệ sinh và thay băng vết thương: hãy chú ý giữ vùng mổ sạch sẽ và khô ráo để tránh nhiễm trùng, băng vết thương nên được thay theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Cần nhấn mạnh việc vận động sớm và khuyến khích bệnh nhân ngồi dậy trong vòng 24-48 giờ đầu sau phẫu thuật. Tập vận động nhằm phục hồi chức năng khớp háng.
- Khi vết thương lành hẳn, vết khâu sẽ được cắt bỏ sau khoảng 10-14 ngày sau phẫu thuật.
- Theo phác đồ dự phòng của bệnh viện cho mọi bệnh nhân đều cần điều trị kháng đông dự phòng trong 6 tuần.
Theo dõi
Chụp X-quang để kiểm tra ngay sau phẫu thuật và trong 8 tuần, trước khi chịu toàn bộ trọng lượng cơ thể.
Bệnh nhân nên tiếp tục dùng nạng để chịu trọng lượng (tối đa 20 kg) trong 8 tuần. Điều này tốt hơn là không chịu trọng lượng hoàn toàn vì lực tác động lên khớp hông cao hơn khi chân được giữ khỏi sàn. Có thể tăng dần trọng lượng chịu được lên đến trọng lượng đầy đủ sau 8 tuần.
Với tình trạng xương loãng hoặc gãy xương vụn, có thể cân nhắc trì hoãn đến 12 tuần.
Chế độ dinh dưỡng
- Ăn uống đầy đủ các chất: Nhằm nhanh chóng phục hồi tổn thương sau mổ.
- Bổ sung canxi và vitamin D: Xương cần canxi và vitamin D để phục hồi tốt hơn. Bạn nên bổ sung qua thực phẩm giàu canxi (như sữa, sữa chua, các loại rau xanh) và tiếp xúc với ánh sáng mặt trời để cơ thể tổng hợp vitamin D.
- Hạn chế rượu và thuốc lá: Sử dụng rượu và thuốc lá có thể làm giảm khả năng hồi phục của xương. Bạn nên hạn chế hoặc tốt nhất là ngừng hẳn các thói quen này trong quá trình hồi phục.
Kết luận:
Đây là một chấn thương nặng nề, liên quan đến nhiều tổn thương phối hợp cần sự hỗ trợ kịp thời của nhiều chuyên khoa. Điều trị kết hợp xương ổ cối là một kỹ thuật phức tạp, khó khăn. Kết quả của điều trị là một quá trình dài và đòi hỏi sự phối hợp của bác sĩ và sự cố gắng, kiên nhẫn của bệnh nhân. Bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn của bác sĩ, chăm sóc tốt vết thương và chú trọng phục hồi chức năng để có thể đạt kết quả tốt nhất trong quá trình điều trị.
Khoa Ngoại CTCH – TK
SĐT: 02923748807
Địa chỉ Email: khoactch.bv@ctump.edu.vn