Răng khôn có khôn?
CHUYÊN MỤC: Chuyên khoa Răng hàm mặt
Đăng vào lúc [2019-07-24 11:10:12] Lượt xem: 3207 92
Tác giả: Chưa xác định

Nhiều người thắc mắc vì sao gọi là răng khôn và than phiền gặp nhiều phiền toái bởi răng khôn. Phó Giáo Sư, Tiến sĩ – Bác sĩ Trương Nhựt Khuê, Trưởng Khoa Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ chia sẻ vài thông tin bổ ích, giúp bạn đọc hiểu thêm về những chiếc răng khôn.


Vì sao gọi là răng khôn?

Răng khôn hay còn gọi răng cối lớn thứ ba, là răng mọc cuối cùng trên cung hàm. Tuổi mọc răng khôn từ 16 - 25 tuổi, vì thế mới có tên là răng khôn (mọc ở thời kỳ người có trí khôn). Bình thường con người có 4 chiếc răng khôn, thỉnh thoảng, số lượng này thay đổi, có thể không có chiếc nào, cũng có thể nhiều hơn bốn chiếc.

Những phiền toái gặp phải với răng khôn 

Răng khôn là răng mọc sau cùng trên cung hàm, nên thông thường cung răng không đủ chỗ cho răng mọc, hậu quả là răng không mọc đúng vị trí trên cung hàm, răng mọc kẹt. Hơn nữa, răng khôn ở vị trí sau cùng trên cung răng nên rất khó giữ vệ sinh, vì thế, răng rất dễ bị viêm nhiễm mô quanh thân răng (viêm lợi), sâu răng,… gây đau nhức, há miệng hạn chế, tụ mủ hay nhiễm khuẩn lan rộng gây sưng mặt hay rò mủ trong miệng hay ngoài mặt, thậm chí lan toàn thân gây nguy hiểm đến tính mạng.


Khi nào nên nhổ răng khôn?

Nếu răng khôn mọc đúng vị trí trên cung hàm và có răng đối diện thì răng đảm nhiệm chức năng của răng cối lớn là nhai và nghiền thức ăn. Chỉ nhổ răng khôn không mọc đúng vị trí, vì răng không thực hiện chức năng nhai, nghiền thức ăn. Tốt hơn hết nên nhổ răng khôn dự phòng trước khi để xảy ra các biến chứng nguy hại.

Biến chứng khi nhổ răng khôn  

Nhổ răng khôn là thủ thuật thường qui và phổ biến nhất của các bác sĩ phẫu thuật miệng và hàm mặt. Chỉ các bác sĩ Răng Hàm Mặt được đào tạo chuyên ngành phẫu thuật miệng và hàm mặt thực hiện việc nhổ răng khôn nhằm hạn chế rủi ro, tai biến trong và sau thủ thuật nhổ răng khôn. Để đảm bảo an toàn thủ thuật nhổ răng khôn, cũng như đánh giá mức độ khó, tiên đoán các nguy cơ có thể xảy ra khi thực hiện nhổ răng khôn, thông thường bác sĩ chuyên khoa sẽ hỏi bệnh sử, thăm khám lâm sàng, chụp Xquang và các xét nghiệm cơ bản cần thiết. Nhổ răng khôn có thể thực hiện tại phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt đối với những trường hợp nhổ răng khôn đơn giản; ngược lại, trường hợp khó nên thực hiện tại bệnh viện chuyên khoa răng hàm mặt.


Những nguy hại trong lúc thực hiện nhổ răng khôn thường gặp là gãy chân răng, vỡ xương ổ răng, sang chấn mô mềm, lung lay hay vỡ thân răng của răng kế cận, thông miệng – xoang hàm. Nguy hại sau nhổ răng khôn có thể gặp khu trú tại chỗ như: chảy máu, viêm ổ răng, khít hàm, tê môi, tê lưỡi tạm thời hay vĩnh viễn, tùy thuộc vào mức độ tổn thương thần kinh. Nhổ răng khôn có thể gây biến chứng toàn thân: nhiễm khuẩn sau nhổ răng có thể lan rộng đến các vùng lân cận như lên sọ mặt, xương cơ ngực hay nhiễm khuẩn huyết lan toàn bộ cơ thể, nguy cơ tử vong rất cao.

Phó giáo sư, Tiến sĩ – Bác sĩ Trương Nhựt Khuê khuyến cáo: “Mọi người cần khám răng định kỳ mỗi sáu tháng. Khi có vấn đề về răng miệng, cần đến cơ sở y tế chuyên khoa, để được các bác sĩ thăm khám, tư vấn từng trường hợp cụ thể để được điều trị kịp thời”.

 KHOA RĂNG HÀM MẶT 



Tin tức liên quan:
THÔNG BÁO - TIN TỨC CHUNG
Thông báo số 64 Nghỉ Lễ Giỗ tổ Hùng Vương năm 2024
Thông báo số 42 Về việc tuyển chọn bệnh nhi Chương trình phẫu thuật miễn phí “Thắp sáng nụ cười trẻ thơ” năm 2024
Quyết định số 139/QĐ-BVTĐHYDCT về việc Cập nhật Quy trình xử lý văn bản hành chính tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
BẢN CÔNG BỐ Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu là cơ sở thực hành trong đào tạo khối ngành sức khoẻ.
Lựa chọn thực phẩm an toàn trong dịp Tết
Giấy giới thiệu về việc giới thiệu học viên Sau đại học thực hành tại Bệnh viện (BSNT Phụ sản)
Giấy giới thiệu về việc giới thiệu học viên Sau đại học thực hành tại Bệnh viện (Gây mê hồi sức)
Kế hoạch thực hành lâm sàng thực hành Y học đại cương - Học kỳ I năm học 2023-2024
ĐĂNG KÝ GIẢNG DẠY HỘI TRƯỜNG
HỘI THẢO KHOA HỌC “CẬP NHẬT NHỮNG ĐIỀU TRỊ MỚI TRONG THỰC HÀNH LÂM SÀNG CỦA CÁC BỆNH LÝ: TIM MẠCH - ĐÁI THÁO ĐƯỜNG”
Hội thảo “Điều trị các bệnh hô hấp giai đoạn giao mùa”
SỬ DỤNG KHÁNG SINH ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI BỆNH VIỆN VÀ VIÊM PHỔI THỞ MÁY: CẬP NHẬT MỚI TỪ KHUYẾN CÁO HỘI HÔ HẤP & HỘI HỒI SỨC CHỐNG ĐỘC 2023
THUỐC ỨC CHẾ MIỄN DỊCH TRONG BỆNH PHỔI KẼ: MỘT SỐ LƯU Ý VỀ AN TOÀN THUỐC
Dinh dưỡng phẫu thuật cắt dạ dày
Xuống thang kháng sinh
FLUOROQUINOLON – CẢNH GIÁC VIỆC XUẤT HIỆN Ý ĐỊNH VÀ HÀNH VI TỰ SÁT TRÊN ĐỐI TƯỢNG NGUY CƠ
Về việc mời chào giá Mua vật tư y tế cho Khoa Răng Hàm Mặt
Thông báo số 364 Về việc thay đổi giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
HỘI THẢO KHOA HỌC “CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG SỐNG VÀ TIÊN LƯỢNG SỐNG CHO BỆNH NHÂN TIM MẠCH VÀ BỆNH THẬN MẠN”
Hội thảo “Cập nhật các tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý tai giữa”
ASPxHyperLink
LIÊN KẾT
BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
Địa chỉ: Số 179, Đường Nguyễn Văn Cừ, Phường An Khánh, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
Liên hệ: 02923 899 444
Fax: 02923 740 221
Cấp cứu: 02923 894 123
Email: bvdhydcantho@ctump.edu.vn
Facebook: https://www.facebook.com/bvdhydct
Website: http://bvdhydcantho.com
Tổng lượt truy cập: 2,092,496
THỜI GIAN KHÁM BỆNH NHƯ SAU:
- Thời gian lấy số thứ tự: 6h sáng các ngày làm việc trong tuần.
- Cấp cứu: 24/24 (kể cả ngày Lễ, Tết và Chủ nhật)
- Các ngày làm việc trong tuần: Từ Thứ Hai đến Thứ Sáu (hoặc theo thông báo)
- Tiếp nhận bệnh nhân:
Buổi sáng từ 6h45 - 10h45 | Buổi chiều từ 13h - 16h45
- Thời gian khám bệnh:
Buổi sáng từ 7h - 11h | Chiều từ 13h - 17h
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI