x...ĐĂNG KÝ KHÁM TRƯỚC QUA HOTLINETƯ VẤN/CSKH
SearchArticle
Cập nhật điều trị phẫu thuật máu tụ dưới màng cứng cấp tính - khuyến cáo dựa trên kết quả nghiên cứu RESCUE-ASDH năm 2023
CHUYÊN MỤC: Hệ Ngoại thần kinh
Đăng vào lúc [2023-06-14 14:25:01] Lượt xem: 3184 651
Tác giả: Chưa xác định
   Một trong những kết cục đe dọa tính mạng bệnh nhân chấn thương đầu là tụ máu dưới màng cứng cấp tính - chảy máu xảy ra giữa não và hộp sọ. Nó có thể dẫn đến sự tích tụ máu gây tăng áp lực nội sọ. Loại máu tụ này này cần phẫu thuật để ngăn chặn chảy máu tiếp diễn gây chèn ép não, loại bỏ cục máu tụ và giảm áp lực nội sọ.

  RESCUE-ASDH (Randomised Evaluation of Surgery with Craniectomy for patients Undergoing Evacuation of Acute SubDural Haematoma) là một thử nghiệm ngẫu nhiên đối chứng bắt cặp, thực tế, đa trung tâm nhằm mục đích so sánh hiệu quả lâm sàng và chi phí của phẫu thuật mở sọ giải ép so với phẫu thuật đặt lại sọ để quản lý bệnh nhân chấn thương sọ não trưởng thành được phẫu thuật khối máu tụ dưới màng cứng cấp tính (ASDH). Bác sĩ phẫu thuật nên - nếu có thể - thay thế mở sọ giải ép và gửi nắp sọ bằng đặt lại sọ ngay sau khi lấy máu tụ dưới màng cứng cấp tính, đây là một nghiên cứu mang tính bước ngoặt.

  Các nhà nghiên cứu cho biết phương pháp này sẽ giúp những bệnh nhân không cần trải qua thêm cuộc mổ để ghép sọ ở lần sau.

  NIHR (National Institute for Health and Care Research) đã tài trợ và hỗ trợ nghiên cứu RESCUE-ASDH. Thử nghiệm ngẫu nhiên quốc tế có sự tham gia của 40 trung tâm ở 11 quốc gia và 450 bệnh nhân đã tham gia. Kết quả được công bố tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội các bác sĩ phẫu thuật thần kinh Hoa Kỳ và trên Tạp chí Y học New England (NEJM) vào tháng 4/2023.

  Một trong những kết cục đe dọa tính mạng bệnh nhân chấn thương đầu là tụ máu dưới màng cứng cấp tính - chảy máu xảy ra giữa não và hộp sọ. Nó có thể dẫn đến sự tích tụ máu gây tăng áp lực nội sọ. Loại máu tụ này này cần phẫu thuật để ngăn chặn chảy máu tiếp diễn gây chèn ép não, loại bỏ cục máu tụ và giảm áp lực nội sọ.



Hình: Phẫu thuật lấy máu tụ dưới màng cứng cấp tính
Nguồn: A. Cohen – NeurosurgicalAtlas

  Có hai phương pháp tiếp cận phẫu thuật. Đầu tiên là phẫu thuật cắt mở sọ giải ép – nghĩa là lấy một phần hộp sọ ra ngoài – đường kính có thể rộng tới 13cm. Điều này bảo vệ bệnh nhân khỏi phù não gây chèn ép, thường thấy với chấn thương này. Thông thường hộp sọ bị khuyết sau đó sẽ cần ghép lại. Một số trung tâm điều trị đặt lại xương tự thân của bệnh nhân vài tháng sau khi phẫu thuật. Ở những người khác khi mất xương, họ được sử dụng các vật liệu nhân tạo để tạo hình hộp sọ và phẫu thuật đặt lại để che chắn cho mô não bên dưới.

  Cách tiếp cận thứ hai là phẫu thuật mở sọ lấy máu tụ và đặt lại sọ. Phần hộp sọ được đặt lại sau khi kiểm soát chảy máu và lấy khối máu tụ. Cách tiếp cận này giúp tránh phải mổ ghép sọ trở lại thêm một lần mổ nữa.
Cho đến nay việc lựa chọn phương pháp nào vẫn còn bàn cãi, có rất ít bằng chứng kết luận và không có tiêu chí được chấp nhận cho cách tiếp cận nào nên được sử dụng. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Cambridge và Bệnh viện Đại học Cambridge NHS Foundation Trust đã đề xuất nghiên cứu RESCUE-ASDH để trả lời câu hỏi này. Bệnh nhân được chỉ định ngẫu nhiên để tiến hành phẫu thuật đặt lại sọ so sánh với mở sọ giải ép sau khi đã có chỉ định phẫu thuật lấy khối máu tụ dưới màng cứng cấp tính.

  Tổng cộng có 228 bệnh nhân đã trải qua phẫu thuật đặt lại sọ và 222 ca mở sọ giảm áp. Các nhà nghiên cứu đã đánh giá kết quả cho những bệnh nhân này và chất lượng cuộc sống của họ cho đến một năm sau khi phẫu thuật.

  Bệnh nhân ở cả hai nhóm có kết quả liên quan đến di chứng và chất lượng cuộc sống tương tự nhau sau 12 tháng sau phẫu thuật. Có một xu hướng kết quả tốt hơn nghiêng về phẫu thuật đặt lại sọ.


Hình: kết cục GOSE sau mổ 12 tháng ở nhóm đặt lại sọ so với nhóm mở sọ giải ép
Nguồn: The New England Journal of Medicine 2023

   Khoảng một phần tư số bệnh nhân (25,6%) trong nhóm đặt lại sọ và một phần năm (19,9%) trong nhóm đặt lại sọ giải ép có kết quả hồi phục tốt.

   Khoảng một phần ba bệnh nhân ở cả hai nhóm (nhóm đặt lại sọ 30,2% và nhóm cắt mở sọ giải ép 32,2% tử vong trong vòng 12 tháng đầu sau phẫu thuật.
14,6% nhóm đặt lại sọ và 6,9% nhóm mở sọ giải ép cần phẫu thuật sọ não lần hai trong vòng hai tuần sau khi lựa chọn ngẫu nhiêu vào từng nhóm. Tuy nhiên, điều này được cân bằng do nhóm đặt lại sọ lại ít gặp biến chứng vết thương hơn (3,9% so với 12,2%).

   RESCUE-ASDH là nghiên cứu đa trung tâm đầu tiên giải quyết một câu hỏi lâm sàng rất phổ biến: kỹ thuật nào là tối ưu để điều trị khối máu tụ dưới màng cứng cấp tính - phẫu thuật đặt lại sọ hay mở sọ giải ép? Đây là một thử nghiệm lớn và kết quả cho thấy một cách thuyết phục rằng không có sự khác biệt thống kê về kết quả liên quan đến khuyết tật và chất lượng cuộc sống trong 12 tháng giữa hai kỹ thuật.

   Dựa trên kết quả thử nghiệm, nhóm nghiên cứu khuyến cáo sau khi loại bỏ khối máu tụ, nếu nắp xương sọ có thể đặt lại mà không chèn ép não, các bác sĩ phẫu thuật nên làm như vậy, thay vì thực hiện phẫu thuật mở sọ giải ép như trước. Cách tiếp cận này sẽ giúp bệnh nhân không cần phải trải qua quá trình phẫu thuật tạo hình hộp sọ, có nguy cơ biến chứng và chi phí chăm sóc sức khỏe cao hơn. Những phát hiện của thử nghiệm này cung cấp bằng chứng quan trọng và sẽ cải thiện cách điều trị bệnh nhân bị chấn thương sọ não.

Ths.Bs.CK1. Nguyễn Duy Linh - Phân môn Ngoại thần kinh
Phòng khám Ngoại thần kinh (số 6 – Khu A, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ)
Theo NEJM và NIHR



Tin tức liên quan:
THÔNG BÁO - TIN TỨC CHUNG
Danh sách người thực hành khám bệnh, chữa bệnh, cập nhật đến ngày 01/11/2024
Quyết định số 761/QĐ-BVTĐHYDCT về việc thành lập Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
Ngày “Thế giới rửa tay” (Global Handwashing Day)
Thông báo: về việc kết quả tuyển dụng hợp đồng
Hội thảo “Quản lý dinh dưỡng trên người bệnh thận mạn: Cập nhật hướng dẫn thực hành 2024"
Viêm da tiết bã: triệu chứng và chẩn đoán
Kế hoạch số 849 Chiêu sinh đào tạo thực hành để cấp giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2024
Thông báo số 146 Chiêu sinh đào tạo thực hành để cấp giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2024
Thông báo số 142/TB-BVTĐHYDCT về việc tuyển dụng nhân viên hợp đồng
Thông báo số 140/TB-BVTĐHYDCT về việc tuyển dụng nhân viên hợp đồng
BẢN CÔNG BỐ Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu là cơ sở thực hành trong đào tạo khối ngành sức khoẻ (đợt 2).
BẢN CÔNG BỐ Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu là cơ sở thực hành
Thông báo số 126 tuyển dụng nhân viên hợp đồng
Thông báo số 104 Về việc tổ chức hội thảo “Chế độ dinh dưỡng trước, trong và sau phẫu thuật”
Thông báo số 102 Hướng dẫn quy trình xét tuyển vòng 2 kỳ tuyển viên chức đợt 1 năm 2024 của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
Thông báo số 100 về thời gian và địa điểm ứng viên tham dự kiểm tra, sát hạch kỳ xét tuyển viên chức đợt 1 năm 2024 của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Thông báo số 99 Triệu tập ứng viên đủ điều kiện dự tuyển vòng 2 kỳ xét tuyển viên chức đợt 1 năm 2024 của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Thông báo số 95 Danh sách ứng viên đủ điều kiện dự tuyển vòng 2 kỳ xét tuyển viên chức đợt 1 năm 2024 của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Thông báo số 64 Nghỉ Lễ Giỗ tổ Hùng Vương năm 2024
Thông báo số 42 Về việc tuyển chọn bệnh nhi Chương trình phẫu thuật miễn phí “Thắp sáng nụ cười trẻ thơ” năm 2024
ASPxHyperLink
LIÊN KẾT
BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
Địa chỉ: Số 179, Đường Nguyễn Văn Cừ, Phường An Khánh, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
Liên hệ: 02923 899 444
Fax: 02923 740 221
Cấp cứu: 02923 894 123
Email: bvdhydcantho@ctump.edu.vn
Facebook: https://www.facebook.com/bvdhydct
Website: http://bvdhydcantho.com
Tổng lượt truy cập: 7,276,491
THỜI GIAN KHÁM BỆNH NHƯ SAU:
- Thời gian lấy số thứ tự: 6h sáng các ngày làm việc trong tuần.
- Cấp cứu: 24/24 (kể cả ngày Lễ, Tết và Chủ nhật)
- Các ngày làm việc trong tuần: Từ Thứ Hai đến Thứ Sáu (hoặc theo thông báo)
- Tiếp nhận bệnh nhân:
Buổi sáng từ 6h45 - 10h45 | Buổi chiều từ 13h - 16h45
- Thời gian khám bệnh:
Buổi sáng từ 7h - 11h | Chiều từ 13h - 17h
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI