x...ĐĂNG KÝ KHÁM TRƯỚC QUA HOTLINETƯ VẤN/CSKH
SearchArticle
U nướu bẩm sinh
CHUYÊN MỤC: Chuyên khoa Mắt
Đăng vào lúc [2022-03-23 15:27:10] Lượt xem: 2024 403
Tác giả: Chưa xác định

     Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ có tiếp nhận sản phụ Nguyễn Thị Thanh. T 30 tuổi, thai lần 3, mang thai 39 tuần, vết mổ cũ 2 lần. Sản phụ được chỉ định mổ lấy thai vì đau vết mổ cũ, sinh 01 bé gái 3700 gam. Ghi nhận trên trẻ sơ sinh có một tổn thương đặc, chắc, bề mặt màu hồng, trơn láng, kích thước #1,5cm ghi nhận ở vùng sống hàm trên vùng răng trước.





Hình 1. U nướu bẩm sinh ở trẻ

 

Đây là một trường hợp u nướu bẩm sinh (congenital epulis), là u lành tính vùng miệng hiếm gặp ở trẻ sơ sinh. U nướu bẩm sinh được xem là một quá sản sau chấn thương, viêm tại chỗ hoặc là một dạng thoái triển hơn là một khối u thực sự.

U nướu thường xuất hiện ở dạng đơn độc, tổn thương đặc, sờ chắc, có cuống, với bề mặt trơn láng, màu hồng tới đỏ, ở sống hàm, ở hàm trên gấp hai lần hàm dưới, thường gặp ở vùng răng trước hàm trên. Một số ít trường hợp xuất hiện ở vùng lưỡi. 90% các trường hợp u nướu bẩm sinh gặp ở trẻ nữ. 10% những ca u nướu bẩm sinh là đa u. Đa số u có kích thước từ 0,5 đến 2cm, một số trường hợp ghi nhận kích thước lên đến 7.5 – 9 cm. Sau khi sinh, u nướu bẩm sinh sẽ ngừng phát triển, trong một số trường hợp ghi nhận u nướu giảm dần kích thước và biến mất hoàn toàn mà không cần điều trị.

Quá trình phát sinh mô của u chưa xác định rõ, đa số nghiên cứu cho rằng u có nguồn gốc trung mô. Không có bằng chứng cho thấy u nướu phát triển sau khi sinh. U nướu bẩm sinh dưới kính hiển vi được đặc trưng bởi các tế bào lớn, hình tròn, nhiều hạt bào tương ái toan và nhiều hạt, nhân hình tròn đến oval và ưa kiềm. Trong các u già, những tế bào này sẽ dài ra và bị phân chia bởi các mô liên kết sợi. Khác biệt với u tế bào hạt, lớp biểu mô của u nướu bẩm sinh sẽ không có hiện tượng tăng sinh phản ứng của lớp biểu bì (pseudoepitheliomatous hyperplasia), thay vào đó, ghi nhận có sự teo của các nhú biểu bì. Hoá mô miễn dịch của u nướu bẩm sinh cho thấy các tế bào u âm tính với protein S-100.



Hình 2. Sự teo các nhú biểu bì của u nướu bẩm sinh




Hình 3. Hình ảnh các tế bào tròn với bào tương nhiều hạt

 Vì thế, điều trị được khuyến khích của u nướu là tiến hành theo dõi sự phát triển của u, nếu u giảm dần về kích thước và biến mất hoàn toàn thì không cần can thiệp. Trong trường hợp u có kích thước lớn, không giảm kích thước và gây ảnh hưởng đến hoạt động chức năng như bú hay hô hấp ở trẻ sơ sinh thì tiến hành tiểu phẫu cắt trọn u dưới gây tê, tiền mê hoặc gây mê. Chưa có trường hợp chuyển biến ác tính hoặc tái phát được ghi nhận.

U nướu bẩm sinh có thể phát hiện thông qua siêu âm, tuy nhiên thường khó chẩn đoán do tổn thương này hiếm gặp và phát triển rất chậm trong tam cá nguyệt thứ ba.

Chẩn đoán phân biệt u nướu bẩm sinh với các trường hợp sau đây:

- Nang nướu ở trẻ sơ sinh : nang nướu tròn, kích thước nhỏ, có màu trắng hoặc trắng kem.

- Bất thường phát triển mạch máu: bề mặt màu đỏ và thường sẽ giảm kích thước khi đè nén.

- U ngoại bì thần kinh hắc tố ở trẻ em là một tổn thương u có màu xanh hoặc đen, thường ở mào xương ổ vùng răng trước hàm trên ở trẻ, có đặc trưng là phát triển nhanh có thể gây biến dạng mặt.

- U quái vùng mặt hoặc ung thư tế bào cơ là những tổn thương hiếm gặp nhưng phát triển rất nhanh và rất xâm lấn, đặc trưng là tổn thương cứng chắc.

- U nguyên bào răng ngoại biên ở trẻ sơ sinh.

 

Tài liệu tham khảo

1. L.F.B de Paulo (2013), " Multiple congenital epulis: A case report with spontaneous regression ", International Journal of Pediatric Otorhinolaryngology Extra, 8(3), pp.99–101.

2. Neville B.W, Damm D.D., Allen C.M, Chi A.C. (2015), Oral and Maxillofacial Pathology, Elsevier, 4th edition, pp.503-504.

 

Khoa Phụ sản     




Tin tức liên quan:
THÔNG BÁO - TIN TỨC CHUNG
Danh sách người thực hành khám bệnh, chữa bệnh, cập nhật đến ngày 01/11/2024
Quyết định số 761/QĐ-BVTĐHYDCT về việc thành lập Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
Ngày “Thế giới rửa tay” (Global Handwashing Day)
Thông báo: về việc kết quả tuyển dụng hợp đồng
Hội thảo “Quản lý dinh dưỡng trên người bệnh thận mạn: Cập nhật hướng dẫn thực hành 2024"
Viêm da tiết bã: triệu chứng và chẩn đoán
Kế hoạch số 849 Chiêu sinh đào tạo thực hành để cấp giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2024
Thông báo số 146 Chiêu sinh đào tạo thực hành để cấp giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2024
Thông báo số 142/TB-BVTĐHYDCT về việc tuyển dụng nhân viên hợp đồng
Thông báo số 140/TB-BVTĐHYDCT về việc tuyển dụng nhân viên hợp đồng
BẢN CÔNG BỐ Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu là cơ sở thực hành trong đào tạo khối ngành sức khoẻ (đợt 2).
BẢN CÔNG BỐ Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu là cơ sở thực hành
Thông báo số 126 tuyển dụng nhân viên hợp đồng
Thông báo số 104 Về việc tổ chức hội thảo “Chế độ dinh dưỡng trước, trong và sau phẫu thuật”
Thông báo số 102 Hướng dẫn quy trình xét tuyển vòng 2 kỳ tuyển viên chức đợt 1 năm 2024 của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
Thông báo số 100 về thời gian và địa điểm ứng viên tham dự kiểm tra, sát hạch kỳ xét tuyển viên chức đợt 1 năm 2024 của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Thông báo số 99 Triệu tập ứng viên đủ điều kiện dự tuyển vòng 2 kỳ xét tuyển viên chức đợt 1 năm 2024 của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Thông báo số 95 Danh sách ứng viên đủ điều kiện dự tuyển vòng 2 kỳ xét tuyển viên chức đợt 1 năm 2024 của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Thông báo số 64 Nghỉ Lễ Giỗ tổ Hùng Vương năm 2024
Thông báo số 42 Về việc tuyển chọn bệnh nhi Chương trình phẫu thuật miễn phí “Thắp sáng nụ cười trẻ thơ” năm 2024
ASPxHyperLink
LIÊN KẾT
BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
Địa chỉ: Số 179, Đường Nguyễn Văn Cừ, Phường An Khánh, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
Liên hệ: 02923 899 444
Fax: 02923 740 221
Cấp cứu: 02923 894 123
Email: bvdhydcantho@ctump.edu.vn
Facebook: https://www.facebook.com/bvdhydct
Website: http://bvdhydcantho.com
Tổng lượt truy cập: 7,270,455
THỜI GIAN KHÁM BỆNH NHƯ SAU:
- Thời gian lấy số thứ tự: 6h sáng các ngày làm việc trong tuần.
- Cấp cứu: 24/24 (kể cả ngày Lễ, Tết và Chủ nhật)
- Các ngày làm việc trong tuần: Từ Thứ Hai đến Thứ Sáu (hoặc theo thông báo)
- Tiếp nhận bệnh nhân:
Buổi sáng từ 6h45 - 10h45 | Buổi chiều từ 13h - 16h45
- Thời gian khám bệnh:
Buổi sáng từ 7h - 11h | Chiều từ 13h - 17h
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI