x...ĐĂNG KÝ KHÁM TRƯỚC QUA HOTLINETƯ VẤN/CSKH
SearchArticle
Một số thông tin về các phương tiện chẩn đoán hình ảnh sử dụng trong tầm soát bệnh/khám sức khỏe định kỳ
CHUYÊN MỤC: Cận lâm sàng
Đăng vào lúc [2020-11-16 14:10:12] Lượt xem: 3381 234
Tác giả: Chưa xác định
     Khi khám bệnh hoặc khám sức khỏe định kỳ, một số bệnh lý có thể phát hiện được trên siêu âm, tuy nhiên một số bệnh lý không thể phát hiện bằng siêu âm mà phải sử dụng X-quang. X-quang có thể khảo sát bệnh lý phổi, xương, khớp.. 

1. Siêu âm có thể phát hiện được bệnh gì?
     Là phương tiện hình ảnh sử dụng để chẩn đoán tầm soát bệnh tin cậy, đơn giản, ít tốn kém và an toàn.
     Có thể phát hiện bệnh ở vùng bụng: gan, u gan, áp xe gan, xơ gan, sỏi túi mật, sỏi đường mật, bệnh lý tụy, lách, viêm ruột thừa, thận, sỏi thận, thận tắc nghẽn ứ nước, sỏi bàng quang, bệnh lý tiền liệt tuyến. U xơ tử cung, u hoặc nang buồng trứng. Siêu âm được xem là phương pháp vô hại cho thai nhi, chẩn đoán có thai, chẩn đoán dị tật thai, theo dõi phát triển thai kỳ. Ở vùng ngực, có thể khảo sát bệnh lý tuyến vú, vùng cổ khảo sát bệnh lý tuyến giáp, nhân giáp, u tuyến giáp. Hệ tim mạch đánh giá chức năng tim, bệnh lý van tim. Siêu âm khảo sát bệnh lý mạch máu: động mạch cảnh, hẹp hoặc tắc động mạch cảnh có thể sẽ gây nhồi máu não - một bệnh rất nguy hiểm. Tắc những động mạch khác ví dụ tắc hoặc hẹp nặng động mạch thận có thể dẫn tới suy thận, cao huyết áp ác tính dẫn tới đột quỵ; tắc động mạch chi có thể dẫn tới đoạn chi..
     Tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ có đội ngũ bác sĩ siêu âm có trình độ cao và làm việc có trách nhiệm, thực hiện theo phương châm “Chuẩn chuyên môn, tận tâm phục vụ”
   


2. X-quang phát hiện những bệnh gì? Việc sử dụng tia X có an toàn không cho bệnh nhân và nhân viên không?
     Khi khám bệnh hoặc khám sức khỏe định kỳ, một số bệnh lý có thể phát hiện được trên siêu âm, tuy nhiên một số bệnh lý không thể phát hiện bằng siêu âm mà phải sử dụng X-quang. X-quang có thể khảo sát bệnh lý phổi, xương, khớp.. Ví dụ: u phổi, lao phổi, viêm phổi, bệnh phổi tắc nghẽn.. Nhũ ảnh cũng là kỹ thuật thuộc về X-quang, có thể phát hiện ung thư vú ở giai đoạn sớm. Ung thư vú nếu phát hiện sớm chưa di căn có thể chữa khỏi hoàn toàn. 

2.1. Sử dụng X-quang có an toàn không, thời gian bao lâu nên chụp một lần?
     X-quang sử dụng tia bức xạ ion hóa, có nghĩa là tia X có thể gây ion hóa các nguyên tử trong mô của cơ thể. Việc ion hóa có thể gây ra một số biến đổi sinh học. Tuy nhiên, nguy cơ của những tác động sinh học này rất thấp. Cụ thể, đối với 1 phim X- quang, liều tia bức xạ lên bệnh nhân rất nhỏ, do đó nguy cơ tử vong do ung thư hay lymphoma khi về già là rất nhỏ, thậm chí nhỏ hơn nhiều so với nguy cơ tử vong do tai nạn khi lái xe tham gia giao thông. Người bình thường khám sức khỏe định kỳ có thể chụp X- quang phổi mỗi 6 tháng đến 1 năm. Sau khi thực hiện kỹ thuật có sử dụng tia X, cơ thể sẽ tiến hành sửa chữa những khiếm khuyết nếu có xảy ra trong các mô của cơ thể và quá trình này sẽ diễn ra liên tục đến khi cơ thể trở về bình thường. Ở trẻ em, việc ảnh hưởng của tia bức xạ ion hóa có thể nhiều hơn so với người lớn, nên hạn chế sử dụng chỉ khi thật cần thiết. Trong thực hành, các bác sĩ chỉ định các cận lâm sàng có sử dụng bức xạ ion hóa (X- quang, CT scan) khi xem xét lợi ích nhiều hơn nguy cơ thì mới được chỉ định. Việc chụp X-quang tầm soát bệnh khám sức khỏe định kỳ là có ích lợi hơn nguy cơ.
     Trong trường hợp bệnh lý, việc chụp X- quang là cần thiết và có ích lợi rõ ràng để giúp chẩn đoán và điều trị. Trong một số trường hợp cần thiết, bác sĩ cũng có thể áp dụng các biện pháp che chắn cho bệnh nhân để giảm liều tia bức xạ. Riêng đối với nhân viên y tế, làm việc thường xuyên trong môi trường tia X thì cần thiết che chắn và dụng cụ bảo vệ cần thiết.
   


3. Vai trò của CT-scan trong chẩn đoán bệnh, có thể phát hiện bệnh lý gì?
     Chụp X-quang hay siêu âm phát hiện một số tổn thương bệnh lý, tuy nhiên, đó chỉ là phát hiện ban đầu, không thể đánh giá được toàn diện bản chất tổn thương. Lúc đó phải cần chụp CT-scan. Chụp CT-scan có thể đánh giá bản chất tổn thương chi tiết hơn để đưa ra chẩn đoán phù hợp, định vị tổn thương chính xác hơn, hướng lan của tổn thương trên những lát cắt mỏng và định vị không gian 3 chiều, từ đó bác sĩ lên kế hoạch cho điều trị hoặc lên kế hoạch phẫu thuật. CT-scan có thể chẩn đoán được nhiều bệnh lý trong cơ thể: xuất huyết não, nhồi máu não. Ngực: khảo sát u phổi, lao phổi, bệnh phổi mô kẽ. Ở bụng, CT-scan có thể khảo sát bản chất của các tổn thương các tạng trong ổ bụng. Ví dụ, để khảo sát u gan, CT-scan có thể phân biệt là u lành hay u ác, đó là u mạch máu hay u tế bào gan, hay có phải là di căn hay không. Hoặc đánh giá giai đoạn trong ung thư, khối u đại trạng đã di căn đến đâu..phổi, xương, gan, hạch, xâm lấn tại chỗ...Nói tóm lại CT-scan là công cụ rất thiết yếu để sử dụng cho những chẩn đoán chuyên sâu.
   

4. Vai trò của MRI trong chẩn đoán bệnh, có thể phát hiện bệnh lý gì?
     Giống với CT-scan, MRI có thể khảo sát các cơ quan ở những lát cắt mỏng, ở nhiều hướng khác nhau và ở không gian 3 chiều, nhưng MRI hơn CT là độ tương phản tốt hơn, đánh giá bệnh lý của mô mềm tốt hơn, là phương tiện ưu tiên trong khảo sát hầu hết bệnh lý của hệ thần kinh, ví dụ u não, viêm não, nhồi máu não, xuất huyết não, các bệnh lý mạch máu não, các bệnh lý của chất trắng, bệnh lý não do chuyển hóa. Để đánh giá mạch máu não, thường phải tiêm thuốc tương phản, nhưng MRI có thể khảo sát mạch máu não trong nhiều trường hợp mà không cần tiêm thuốc tương phản...MRI còn là phương tiện khảo sát tốt cho cột sống, đĩa đệm và tủy sống. Phát hiện tổn thương do chấn thương cột sống, bệnh lý của cột sống, bệnh lý đĩa đệm gây chèn ép tủy sống, chèn ép các sợi thần kinh.. MRI còn có thể đánh giá tốt các bệnh lý của khớp ví dụ khớp vai, khớp gối, các dây chằng vùng gối, đánh giá tổn thương mô mềm... Ngoài ra, MRI còn có thể đánh giá chức năng, tưới máu và cộng hưởng từ phổ, là những kỹ thuật cao đánh giá chuyên sâu hơn những tổn thương bệnh lý.

     Một lợi thế của MRI nữa là không sử dụng bức xạ ion hóa, nên gần như vô hại đối với trẻ em. Ngoài ra, đối với một số bệnh lý ở phụ nữ mang thai, thay vì sử dụng X-quang hoặc CT-scan để chẩn đoán thì có thể sử dụng MRI là phương tiện ưu tiên lựa chọn thay thể để sử dụng mà không sợ bị ảnh hưởng của bức xạ ion hóa cho thai nhi. Do đó, có thể nói MRI là phương tiện kỹ thuật cao rất hữu ích và an toàn.
   

KHOA CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH     



Tin tức liên quan:
THÔNG BÁO - TIN TỨC CHUNG
Danh sách người thực hành khám bệnh, chữa bệnh, cập nhật đến ngày 01/11/2024
Quyết định số 761/QĐ-BVTĐHYDCT về việc thành lập Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
Ngày “Thế giới rửa tay” (Global Handwashing Day)
Thông báo: về việc kết quả tuyển dụng hợp đồng
Hội thảo “Quản lý dinh dưỡng trên người bệnh thận mạn: Cập nhật hướng dẫn thực hành 2024"
Viêm da tiết bã: triệu chứng và chẩn đoán
Kế hoạch số 849 Chiêu sinh đào tạo thực hành để cấp giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2024
Thông báo số 146 Chiêu sinh đào tạo thực hành để cấp giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2024
Thông báo số 142/TB-BVTĐHYDCT về việc tuyển dụng nhân viên hợp đồng
Thông báo số 140/TB-BVTĐHYDCT về việc tuyển dụng nhân viên hợp đồng
BẢN CÔNG BỐ Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu là cơ sở thực hành trong đào tạo khối ngành sức khoẻ (đợt 2).
BẢN CÔNG BỐ Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu là cơ sở thực hành
Thông báo số 126 tuyển dụng nhân viên hợp đồng
Thông báo số 104 Về việc tổ chức hội thảo “Chế độ dinh dưỡng trước, trong và sau phẫu thuật”
Thông báo số 102 Hướng dẫn quy trình xét tuyển vòng 2 kỳ tuyển viên chức đợt 1 năm 2024 của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
Thông báo số 100 về thời gian và địa điểm ứng viên tham dự kiểm tra, sát hạch kỳ xét tuyển viên chức đợt 1 năm 2024 của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Thông báo số 99 Triệu tập ứng viên đủ điều kiện dự tuyển vòng 2 kỳ xét tuyển viên chức đợt 1 năm 2024 của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Thông báo số 95 Danh sách ứng viên đủ điều kiện dự tuyển vòng 2 kỳ xét tuyển viên chức đợt 1 năm 2024 của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Thông báo số 64 Nghỉ Lễ Giỗ tổ Hùng Vương năm 2024
Thông báo số 42 Về việc tuyển chọn bệnh nhi Chương trình phẫu thuật miễn phí “Thắp sáng nụ cười trẻ thơ” năm 2024
ASPxHyperLink
LIÊN KẾT
BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
Địa chỉ: Số 179, Đường Nguyễn Văn Cừ, Phường An Khánh, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
Liên hệ: 02923 899 444
Fax: 02923 740 221
Cấp cứu: 02923 894 123
Email: bvdhydcantho@ctump.edu.vn
Facebook: https://www.facebook.com/bvdhydct
Website: http://bvdhydcantho.com
Tổng lượt truy cập: 7,270,253
THỜI GIAN KHÁM BỆNH NHƯ SAU:
- Thời gian lấy số thứ tự: 6h sáng các ngày làm việc trong tuần.
- Cấp cứu: 24/24 (kể cả ngày Lễ, Tết và Chủ nhật)
- Các ngày làm việc trong tuần: Từ Thứ Hai đến Thứ Sáu (hoặc theo thông báo)
- Tiếp nhận bệnh nhân:
Buổi sáng từ 6h45 - 10h45 | Buổi chiều từ 13h - 16h45
- Thời gian khám bệnh:
Buổi sáng từ 7h - 11h | Chiều từ 13h - 17h
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI