x...ĐĂNG KÝ KHÁM TRƯỚC QUA HOTLINETƯ VẤN/CSKH
SearchArticle
Siêu âm Doppler xuyên sọ (Transcranial Doppler Ultrasound)
CHUYÊN MỤC: Cận lâm sàng
Đăng vào lúc [2020-06-17 17:05:26] Lượt xem: 4779 183
Tác giả: Chưa xác định
  Siêu âm Doppler xuyên sọ là một kỹ thuật không xâm lấn khảo sát bệnh lý của những mạch máu ở vòng Willis và hệ thống đốt sống thân nền.

Siêu âm Doppler xuyên sọ (Transcranial Doppler Ultrasound)

NGUYỄN VŨ ĐẰNG MD (CTUMP), DOC RAD (UKM)

I. GIỚI THIỆU :

Siêu âm Doppler xuyên sọ là một kỹ thuật không xâm lấn khảo sát bệnh lý của những mạch máu ở vòng Willis và hệ thống đốt sống thân nền.

II. CHỈ ĐỊNH :

A. NGƯỜI LỚN.

1. Chẩn đoán và theo dõi điều trị hẹp các mạch máu lớn nội sọ . Theo dõi điều trị tan huyết khối cho những bệnh nhân bị nhũn não.

2. Tầm soát bệnh lý mạch máu trong sọ.

3. Chẩn đoán và theo dõi co thắt mạch máu ở những bệnh nhân xuất huyết dưới nhện.

4. Đánh giá hệ thống tuần hoàn bàng hệ sau khi can thiệp.

5. Chẩn đoán bệnh lý tim mạch có luồng thông từ phải qua trái.

6. Hỗ trợ đánh giá tình trạng chết não.

7. Đánh giá tình trạng tăng hoặc giảm lưu lượng tưới máu não.

8. Chẩn đoán dị dạng mạch máu não, phình mạch não, khảo sát bệnh lý mạch máu não ở những bệnh nhân có triệu chứng chóng mặt hoặc thiếu máu não thoáng qua.

B. TRẺ EM. 

1. Khảo sát bệnh lý của các xoang tĩnh mạch màng cứng.

2. Khảo sát bệnh lý chủ mô não do thiếu oxy.

3. Đánh giá tình trạng não úng thủy và áp lực nội sọ.

 

III.  QUY TRÌNH KĨ THUẬT:

Các cửa sổ thường được sử dụng :

Xuyên thóp.

Xuyên thái dương : ở giữa đường nối đuôi mắt và bình tai. Là vị trí thường sử dụng để khảo sát động mạch não trước, động mạch não giữa và động mạch não sau.

Xuyên hốc mắt : khảo sát động mạch mắt và động mạch cảnh trong đoạn siphon.

Cửa sổ xuyên lỗ chẩm : khảo sát động mạch đốt sống đoạn nội sọ và động mạch thân nền.

A. TRẺ EM CÒN THÓP.

Tùy trường hợp, đôi khi cần khảo sát khi trẻ còn tỉnh hoặc cần được chỉ định gây mê.

Thông thường đầu dò sector được sử dụng với tần số từ 5-10 MHz.

Ở trẻ nhũ nhi, thóp trước thường được sử dụng, các đường cắt gồm đường cắt dọc và đường cắt theo mặt phẳng trán. Động mạch não giữa thường được khảo sát tốt ở đường cắt xuyên thái dương. Động mạch não trước thường được khảo sát bởi đường cắt qua thóp trước. Xoang dọc trên thường được khảo sát qua đường khớp dọc giữa. Hệ thống tuần hoàn của hố sau có thể được khảo sát qua lỗ chẩm hoặc thóp sau bên ở ngay sau xoang chũm.

B. TRẺ LỚN VÀ NGƯỜI LỚN.

Các kiểu có thể sử dụng gồm Doppler xung, Doppler màu, M – mode. Lưu ý vận tốc có thể nhỏ hơn vận tốc thực nếu khảo sát bằng hệ thống duplex. Do đó cần giảm ngưỡng bình thường xuống thấp hơn.

Ở người lớn siêu âm xuyên sọ được thực hiện với đầu dò có tần số thấp để sóng âm có thể xuyên qua xương sọ cho hình ảnh 2D và Doppler.

Ở trẻ em có thể sử dụng đầu dò với tần số cao hơn người lớn. 

Hình ảnh nên được ghi nhận ở các động mạch gồm động mạch cảnh trong, động mạch não trước, động mạch não giữa, động mạch não sau và hệ thống đốt sống thân nền. Ở cả hai bên cần được khảo sát trừ khi tổn thương đã được biết trước.

Khi thóp đã đóng hai cửa sổ thường được sử dụng là xương thái dương và lỗ chẩm. Cửa sổ thái dương là phần mỏng nhất của xương thái dương nằm phía trên cung gò má và phía trước của vành tai.

Trên hình B-mode, vùng hồi âm kém của cuống não với hình trái tim và vùng hồi âm dày của bể nền là móc của vòng Willis. Nằm phía trước và bên ngoài của bể nền là động mạch não giữa.

Tùy vào chỉ định động mạch não giữa cần được khảo sát ở khoảng cách khoảng 2-5mm tính từ phần nông phía dưới bản sọ đến vị trí chia đôi của động mạch cảnh trong đoạn A1 và M1. Động mạch não sau nằm ngay sau hình trái tim của cuống não với dòng đi về phía đầu dò ở đoạn P1 và dòng đi xa đầu dò ở đoạn P2.

Lỗ chẩm có thể được sử dụng để khảo sát động mạch đốt sống và thân nền. Bệnh nhân nằm nghiêng sang bên, cổ gập để cằm chạm vào ngực. Đầu dò siêu âm được đặt phần trên của cổ phía dưới nền sọ và hướng về phía đỉnh đầu đến lỗ mũi. Móc giải phẫu là vùng tủy sống có hồi âm kém. Động mạch đốt sống được khảo sát theo từng đoạn từ 2-5mm. Hai động mạch đốt sống tạo ra hình dạng chữ V khi đi về phía động mạch thân nền. Dòng của động mạch đốt sống và thân nền hướng ra xa đầu dò.

Ở những bệnh nhân nghi ngờ hẹp động mạch cảnh, cần thiết khảo sát động mạch mắt và động mạch cảnh thông qua cửa sổ ổ mắt. Hình ảnh nên được thực hiện với năng lượng được cài ở mức thấp, chỉ số cơ học ( Mechanical index ) không nên vượt quá 0.23 để tránh tổn thương mắt.

Ở bệnh nhân xuất huyết dưới nhện với dấu hiệu co thắt mạch, có thể khảo sát đoạn xa động mạch cảnh trong qua cửa sổ dưới hàm để đánh giá tỷ số vận tốc dòng máu trung bình giữa động mạch não giữa và động mạch cảnh ( Chỉ số bán cầu hay Lindegaard ) với đầu dò tần số 2MHz.

Ở trẻ em với bệnh lý hồng cầu hình liềm cần khảo sát vận tốc trung bình tối đa theo thời gian. Ở người lớn vận tốc trung bình của dòng máu hoặc vận tốc đỉnh tâm thu, nhịp mạch và chỉ số kháng trở cần được ghi nhận. Vận tốc có thể được khảo sát bằng phương pháp đo bằng tay hoặc tracing tự động.

Đầu dò siêu âm thường được sử dụng có tần số 1.5MHz hình ảnh được ghi nhận từng khoảng 2-5mm và cửa sổ mẫu 3-6mm. Gain màu nên được tăng tối đa để hiển thị mạch máu. Năng lượng nên đặt ở mức thấp một cách hợp lý để thu nhận hình ảnh.

Siêu âm xuyên sọ có thể được khảo sát tại giường, không xâm lấn và có thể được lập lại khi cần thiết không cần sử dụng thuốc chất tương phản âm. Yếu điểm của siêu âm xuyên sọ là năng lượng và thính hiệu của sóng âm bị mất khoảng 80% khi xuyên qua bản sọ. Với kết hợp của chất tương phản âm có thể làm tăng thêm khả năng phát hiện bệnh lý.

Theo Alexandrov et al (1), ở những bệnh nhân bị nhồi máu não cấp siêu âm xuyên sọ có thể phát hiện tắc động mạch não giữa trong vòng 5h sau tắc với độ nhạy lên đến 69%, độ đặc hiệu 90%.

Trong nhồi máu não cấp do tắc động mạch não giữa, vận tốc <30cm/s gợi ý tình trạng bệnh với tiên lượng không tốt. Kết quả siêu âm xuyên sọ bình thường sau khởi phát nhồi máu 6h có thể gợi ý khả năng hồi phục tương đối khả quan.

Siêu âm xuyên sọ có thể phát hiện hẹp động mạch nội sọ khi vận tốc trung bình tại chỗ hẹp tăng lên >80cm/s hoặc >30% so với vị trí bình thường gần đó. Ngoài ra có thể thấy tuần hoàn bàng hệ xuất hiện xung quanh. Mất tín hiệu dòng chảy gợi ý tình trạng tắc động mạch. Đối với những trường hợp hẹp <50% việc chẩn đoán có thể khó khăn hơn do huyết động học chưa thay đổi nhiều. Trong trường hợp co thắt mạch máu tình trạng tăng vận tốc sẽ xuất hiện ở nhiều động mạch và ở một đoạn dài

Siêu âm xuyên sọ khảo sát các phần tử gây tắc mạch vi thể do mảng xơ vữa cứng hoặc bóng khí. Hình ảnh phổ Doppler sẽ thể hiện vệt tăng khu trú cường độ tín hiệu trong khoảng thời gian ngắn <300ms, với âm có thể nghe được ( lép bép ) trong khoảng tần số xuất hiện 1-2 lần/ h. Khi sử dụng chất tương phản bóng khí đường tĩnh mạch, ở những bệnh nhân có bệnh lý tim mạch với luồng thông bẩm sinh từ phải qua trái, tín hiệu Doppler sẽ xuất hiện tương tự như tín hiệu trong tắc mạch vi thể ( microembolic signals ). Độ nhạy chẩn đoán khoảng 95%, độ đặc hiệu 75%. Từ 1-10 tín hiệu vi bóng, tương ứng luồng thông nhỏ. Trên 10 tín hiệu vi bóng tương ứng luồng thông vừa. Luồng thông lớn khi tín hiệu xuất hiện dấu hiệu rèm cửa.

Đối với những bệnh nhân bị xuất huyết dưới nhện, vận tốc trên 200cm/s gợi ý tình trạng co thắt mạch nặng.Ở vận tốc từ 120cm/s trở lên gợi ý tình trạng co thắt mạch đáng kể.

Trong trường hợp khảo sát khả năng tưới máu của tuần hoàn bàng hệ sau khi kẹp động mạch cảnh trong phẫu thuật nếu vận tốc của dòng giảm 60% trở lên thể hiện tình trạng nguy cơ gây nhồi máu não trong thủ thuật.

IV. KẾT LUẬN :

Siêu âm xuyên sọ cung cấp thông tin quan trọng trong chẩn đoán và theo dõi điều trị những bệnh lý mạch máu nội sọ với đặc tính riêng và cơ động, dễ tiếp cận và không xâm lấn. Với sự phát triển nhanh của các kĩ thuật tiên tiến, siêu âm xuyên sọ sẽ là một phương tiện hứa hẹn cho nhiều ứng dụng chuyên sâu trong việc khảo sát bệnh lý mạch máu nội sọ.

VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO :

Alexandrov AV, Bladin CF, Norris JW. Intracranial blood flow velocities in acute cerebral ischemia. Stroke 1994. 251378-1383.1383[Pubmed].


Động mạch não giữa bình thường (normal RT MCA)

Động mạch não sau bình thường (normal RT PCA)

Động mạch não trước bình thường (normal RT ACA)

Động mạch cảnh trong đoạn siphon bình thường (normal RT ICA Siphon)

Động mạch mắt bình thường (normal RT ophthalmic artery)



Tin tức liên quan:
THÔNG BÁO - TIN TỨC CHUNG
Danh sách người thực hành khám bệnh, chữa bệnh, cập nhật đến ngày 01/11/2024
Quyết định số 761/QĐ-BVTĐHYDCT về việc thành lập Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
Ngày “Thế giới rửa tay” (Global Handwashing Day)
Thông báo: về việc kết quả tuyển dụng hợp đồng
Hội thảo “Quản lý dinh dưỡng trên người bệnh thận mạn: Cập nhật hướng dẫn thực hành 2024"
Viêm da tiết bã: triệu chứng và chẩn đoán
Kế hoạch số 849 Chiêu sinh đào tạo thực hành để cấp giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2024
Thông báo số 146 Chiêu sinh đào tạo thực hành để cấp giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2024
Thông báo số 142/TB-BVTĐHYDCT về việc tuyển dụng nhân viên hợp đồng
Thông báo số 140/TB-BVTĐHYDCT về việc tuyển dụng nhân viên hợp đồng
BẢN CÔNG BỐ Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu là cơ sở thực hành trong đào tạo khối ngành sức khoẻ (đợt 2).
BẢN CÔNG BỐ Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu là cơ sở thực hành
Thông báo số 126 tuyển dụng nhân viên hợp đồng
Thông báo số 104 Về việc tổ chức hội thảo “Chế độ dinh dưỡng trước, trong và sau phẫu thuật”
Thông báo số 102 Hướng dẫn quy trình xét tuyển vòng 2 kỳ tuyển viên chức đợt 1 năm 2024 của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
Thông báo số 100 về thời gian và địa điểm ứng viên tham dự kiểm tra, sát hạch kỳ xét tuyển viên chức đợt 1 năm 2024 của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Thông báo số 99 Triệu tập ứng viên đủ điều kiện dự tuyển vòng 2 kỳ xét tuyển viên chức đợt 1 năm 2024 của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Thông báo số 95 Danh sách ứng viên đủ điều kiện dự tuyển vòng 2 kỳ xét tuyển viên chức đợt 1 năm 2024 của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Thông báo số 64 Nghỉ Lễ Giỗ tổ Hùng Vương năm 2024
Thông báo số 42 Về việc tuyển chọn bệnh nhi Chương trình phẫu thuật miễn phí “Thắp sáng nụ cười trẻ thơ” năm 2024
ASPxHyperLink
LIÊN KẾT
BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
Địa chỉ: Số 179, Đường Nguyễn Văn Cừ, Phường An Khánh, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
Liên hệ: 02923 899 444
Fax: 02923 740 221
Cấp cứu: 02923 894 123
Email: bvdhydcantho@ctump.edu.vn
Facebook: https://www.facebook.com/bvdhydct
Website: http://bvdhydcantho.com
Tổng lượt truy cập: 7,270,264
THỜI GIAN KHÁM BỆNH NHƯ SAU:
- Thời gian lấy số thứ tự: 6h sáng các ngày làm việc trong tuần.
- Cấp cứu: 24/24 (kể cả ngày Lễ, Tết và Chủ nhật)
- Các ngày làm việc trong tuần: Từ Thứ Hai đến Thứ Sáu (hoặc theo thông báo)
- Tiếp nhận bệnh nhân:
Buổi sáng từ 6h45 - 10h45 | Buổi chiều từ 13h - 16h45
- Thời gian khám bệnh:
Buổi sáng từ 7h - 11h | Chiều từ 13h - 17h
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI