x...ĐĂNG KÝ KHÁM TRƯỚC QUA HOTLINETƯ VẤN/CSKH
SearchArticle
Tán sỏi thận qua da
CHUYÊN MỤC: Hệ Ngoại Tiết niệu
Đăng vào lúc [2024-11-25 17:50:55] Lượt xem: 193 1065
Tác giả: Chưa xác định
   Tán sỏi thận qua da là phương pháp nội soi điều trị sỏi thận và sỏi niệu quản hiệu quả cao. Người bệnh được gây mê toàn thân. Sau đó, bác sĩ sử dụng một cây kim chọc qua da vùng lưng để tiếp cận sỏi trong thận.


   Tán sỏi thận qua da là gì?

   Tán sỏi thận qua da là phương pháp nội soi điều trị sỏi thận và sỏi niệu quản hiệu quả cao. Người bệnh được gây mê toàn thân. Sau đó, bác sĩ sử dụng một cây kim chọc qua da vùng lưng để tiếp cận sỏi trong thận.

   Đường hầm của kim chọc dò được nong rộng bằng bộ nong để đạt được kích thước mong muốn. Điều này cho phép bác sĩ dễ dàng đưa máy nội soi vào cơ thể người bệnh và sử dụng nguồn năng lượng laser tán sỏi. Sỏi khi được tán thành mảnh vụn sẽ được hút ra ngoài theo đường hầm.

   Sau đó, qua đường hầm, bác sĩ tiến hành đặt ống thông thận để chụp kiểm tra sau phẫu thuật. Ống thông được rút ra sau 24 – 48 giờ. Một số trường hợp có thể cần bổ sung tán sỏi ngoài cơ thể nhằm xử lý những vụn sỏi còn sót lại hoặc giữ lại đường hầm để tán sỏi thì 2 trong những trường hợp sỏi lớn.



Chỉ định thực hiện tán sỏi thận qua da khi nào?

Chỉ định

- Sỏi kích thước lớn hơn 2cm, bao gồm cả sỏi san hô phức tạp.

- Thất bại với tán sỏi ngoài cơ thể.

• Chống chỉ định

- Người bệnh bị rối loạn đông máu, có các bất thường mạch máu trong thận, nguy cơ chảy máu nặng.

- Chống chỉ định tương đối các trường hợp cao huyết áp.

Rủi ro, biến chứng tán sỏi thận qua da?

   Tương tự các phương pháp phẫu thuật khác, tán sỏi thận qua da cũng tiềm ẩn một số rủi ro như chảy máu, thủng hệ thống đài bể thận, sốc nhiễm trùng trong và sau phẫu thuật, tổn thương những cơ quan lân cận như phổi (màng phổi), đại tràng, tá tràng, lách, gan…

Ưu và nhược điểm của phương pháp này là gì?

• Ưu điểm

- Giảm tỷ lệ mất máu: lượng máu mất do tán sỏi thận qua da ít hơn nhiều so với phẫu thuật mở.

- Giảm đau sau phẫu thuật: do vết mổ nhỏ khoảng 1cm nên sẽ ít đau hơn nhiều so với vết mổ dài trong phẫu thuật mở, cần ít thuốc giảm đau sau phẫu thuật hơn, đồng thời bệnh nhân có thể phục hồi tốt và trở lại hoạt động làm việc sớm hơn.

- Sẹo mổ nhỏ: do đây là kỹ thuật tán sỏi qua đường hầm nhỏ, nên vết mổ trên thành bụng để tạo đường hầm ≤ 1cm, có thể sẽ mất khi vết mổ lành hoàn toàn.

- Rút ngắn thời gian nằm viện: hầu hết bệnh xuất viện sau ba đến bốn ngày sau phẫu thuật (so với thời gian trung bình năm đến bảy ngày của phẫu thuật mở).

- Tỷ lệ thành công cao: tùy thuộc vào đặc điểm, kích thước và số lượng viên sỏi mà tỷ lệ thành công tán sỏi thận qua da có thể đến ≥ 90%.

Nhược điểm

- Chi phí thực hiện khá cao: Chi phí điều trị cao vì phải dùng tới các dụng cụ y tế như bộ nong thận, amplatz, catheter niệu quản và một số thiết bị khác.

- Yêu cầu trình độ phẫu thuật viên tốt: Để đảm bảo tán sạch sỏi và giảm thiểu biến chứng, phẫu thuật viện cần được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm đối với phương pháp nội soi tán sỏi qua da.




Quy trình thực hiện phương pháp này như thế nào?

  Người bệnh được gây mê toàn thân, nằm tư thế sản khoa để đặt JJ và thông niệu quản bên có sỏi, sau đó thay đổi tư thế nằm nghiêng 900 về phía có sỏi

  Bác sĩ tiến hành sát trùng, dùng đầu dò quan sát hình thể thận, sử dụng dao phẫu thuật rạch đường nhỏ trên da khoảng 6mm tại khu vực hông lưng có sỏi.

  Qua đường rạch, bác sĩ nong một đường hầm từ ngoài da đến thận dưới hướng dẫn của đầu dò siêu âm. Đường hầm có đường kính nhỏ, khoảng cách của đường hầm từ da đến thận là ngắn nhất và ít mạch máu nhất.

  Qua đường hầm nhỏ, bác sĩ đưa máy nội soi vào đường hầm để xác định chính xác vị trí sỏi. Từ hình ảnh thu được của thiết bị nội soi, bác sĩ sẽ dẫn dây phát năng lượng laser vào để tán sỏi thành vụn nhỏ.

 Sỏi vừa tán sẽ được hút dần dần thông qua đường hầm nhỏ cho tới khi thận sạch sỏi hoàn toàn.
Đặt ống dẫn lưu đài bể thận qua da. Những ống này được theo dõi kiểm tra và rút ra khi sức khỏe người bệnh đã ổn định.

Tỉ lệ thành công của tán sỏi thận qua da là bao nhiêu?

  Tỉ lệ sạch sỏi của phương pháp tán sỏi thận qua da được báo cáo lên tới 90%. Tỷ lệ sạch sỏi cao hay thấp còn phụ thuộc vào mức độ kinh nghiệm của bác sĩ, đặc tính của sỏi và nguồn năng lượng tán sỏi.


Hình ảnh Sỏi thận trái trước và sau Tán sỏi thận qua da

Thông tin cần thực hiện trước và sau khi thực hiện tán sỏi thận qua da?

 Trước khi thực hiện

- Tiến hành thực hiện các xét nghiệm bắt buộc trước khi bắt đầu tán sỏi.

- Ký bản cam kết xác nhận thực hiện tán sỏi qua da đường hầm nhỏ.

- Ngừng dùng những loại thuốc điều trị bệnh rối loạn đông máu (nếu có), cần nhịn ăn uống trước tán sỏi theo chỉ định từ bác sĩ.

- Bác sĩ chỉ định người bệnh dùng kháng sinh dự phòng trước khi tán sỏi.

Sau khi thực hiện

- Sau phẫu thuật, người bệnh được đưa tới phòng hồi sức, ở lại cho tới khi tỉnh lại sau gây mê, thường mất khoảng 1 – 2 giờ. Sau đó, người bệnh được đưa về phòng nội trú. Nếu cảm thấy đau hay buồn nôn ở phòng hồi sức, người bệnh nên nhanh chóng thông báo cho nhân viên biết.

- Người bệnh nên dành thời gian nghỉ trên giường. Trong thời gian này, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh chuyển động bàn chân và mắt cá chân, đồng thời ngọ nguậy những ngón chân nhằm kích thích lưu thông máu ở chân. Biện pháp này kết hợp hít thở sâu giúp giảm nguy cơ đông máu ở chân. Hít thở sâu còn giúp phòng ngừa những vấn đề ở phổi sau phẫu thuật.

- Ống dẫn lưu từ thận sẽ được nối với túi đựng để dẫn lưu nước tiểu của người bệnh. Nước tiểu của người bệnh sẽ lẫn máu. Điều dưỡng sẽ thường xuyên xả túi và tiến hành đo lượng nước tiểu thải ra. Thời gian người bệnh cần dùng ống này sẽ phụ thuộc số lượng những mảnh vỡ sót lại, máu đông và những mảnh vụn khác. Bác sĩ thường rút ống dẫn lưu sau 48 giờ.

- Tuy vậy, người bệnh có thể cần chụp x-quang để xác định thời gian thích hợp cho việc rút ống. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể dùng ống thông niệu đạo trong khoảng 24 giờ đầu tiên sau phẫu thuật. Ống được đưa vào từ bàng quang qua niệu đạo, dẫn nước tiểu từ bàng quang ra khỏi cơ thể. Một số trường hợp ống có thể gây khó chịu. Nếu cảm thấy không thoải mái, người bệnh nên thông báo cho bác sĩ biết.

Thời gian hồi phục là bao lâu?

  Phẫu thuật tán sỏi qua da nhẹ nhàng, hạn chế nhất cảm giác đau đớn, thời gian tiến hành điều trị ngắn (khoảng 1 – 2 giờ). Thời gian nằm viện khoảng 2 – 5 ngày, phục hồi nhanh trở lại làm việc khoảng 7 – 10 ngày.



Hướng dẫn chăm sóc sau khi thực hiện tán sỏi thận qua da

   Người bệnh có thể thấy nước tiểu có lẫn ít máu. Tình trạng này có thể kéo dài lên tới hai tuần. Lúc này, bạn nên uống thật nhiều nước. Mỗi ngày cần uống 2 – 3l nước lọc, nước ép hay nước trái cây. Trong thời gian hồi phục, người bệnh cần lưu ý không uống nhiều hơn hai tách trà hay cà phê mỗi ngày, đặc biệt tránh uống rượu.


   Người bệnh có thể bị đau xung quanh vùng phẫu thuật trong khoảng vài tuần. Với trường hợp này, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau để giúp người bệnh cải thiện tình trạng này.

  Chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng sẽ giúp ngăn ngừa táo bón. Do tình trạng căng ruột có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Người bệnh nên bổ sung nhiều trái cây và rau củ với các loại thực phẩm giàu chất xơ (mì ống, bánh mì nguyên hạt, gạo…). Để xác định chế độ ăn phù hợp, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ.

  Không nằm trong thời gian dài. Hạn chế di chuyển có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phổi hay đông máu ở chân của người bệnh.

  Không nâng vác hay kéo vật nặng trong vòng 4 tuần sau phẫu thuật.

  Mỗi ngày nên thay băng vết thương, kiểm tra quá trình lành vết thương. Lưu ý không đặt băng ướt lên trên vết thương. Khi vết thương khô và lành (khoảng 3 – 5 ngày), người bệnh có thể tháo băng.

  Nghỉ ngơi khoảng 2 – 4 tuần trước khi quay lại làm việc. Nếu công việc yêu cầu nâng vác vật nặng hoặc vận động nhiều, người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ.

   Các hoạt động tình dục có thể được thực hiện sau 2 tuần phẫu thuật, miễn là người bệnh cảm thấy thoải mái.



Tin tức liên quan:
THÔNG BÁO - TIN TỨC CHUNG
HỘI THẢO KHOA HỌC - CẬP NHẬT MỚI TRONG HỒI SỨC SƠ SINH 2024
Danh sách người thực hành khám bệnh, chữa bệnh, cập nhật đến ngày 01/11/2024
Quyết định số 761/QĐ-BVTĐHYDCT về việc thành lập Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
Ngày “Thế giới rửa tay” (Global Handwashing Day)
Thông báo: về việc kết quả tuyển dụng hợp đồng
Hội thảo “Quản lý dinh dưỡng trên người bệnh thận mạn: Cập nhật hướng dẫn thực hành 2024"
Viêm da tiết bã: triệu chứng và chẩn đoán
Kế hoạch số 849 Chiêu sinh đào tạo thực hành để cấp giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2024
Thông báo số 146 Chiêu sinh đào tạo thực hành để cấp giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2024
Thông báo số 142/TB-BVTĐHYDCT về việc tuyển dụng nhân viên hợp đồng
Thông báo số 140/TB-BVTĐHYDCT về việc tuyển dụng nhân viên hợp đồng
BẢN CÔNG BỐ Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu là cơ sở thực hành trong đào tạo khối ngành sức khoẻ (đợt 2).
BẢN CÔNG BỐ Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu là cơ sở thực hành
Thông báo số 126 tuyển dụng nhân viên hợp đồng
Thông báo số 104 Về việc tổ chức hội thảo “Chế độ dinh dưỡng trước, trong và sau phẫu thuật”
Thông báo số 102 Hướng dẫn quy trình xét tuyển vòng 2 kỳ tuyển viên chức đợt 1 năm 2024 của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
Thông báo số 100 về thời gian và địa điểm ứng viên tham dự kiểm tra, sát hạch kỳ xét tuyển viên chức đợt 1 năm 2024 của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Thông báo số 99 Triệu tập ứng viên đủ điều kiện dự tuyển vòng 2 kỳ xét tuyển viên chức đợt 1 năm 2024 của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Thông báo số 95 Danh sách ứng viên đủ điều kiện dự tuyển vòng 2 kỳ xét tuyển viên chức đợt 1 năm 2024 của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Thông báo số 64 Nghỉ Lễ Giỗ tổ Hùng Vương năm 2024
ASPxHyperLink
LIÊN KẾT
BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
Địa chỉ: Số 179, Đường Nguyễn Văn Cừ, Phường An Khánh, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
Liên hệ: 02923 899 444
Fax: 02923 740 221
Cấp cứu: 02923 894 123
Email: bvdhydcantho@ctump.edu.vn
Facebook: https://www.facebook.com/bvdhydct
Website: http://bvdhydcantho.com
Tổng lượt truy cập: 7,324,462
THỜI GIAN KHÁM BỆNH NHƯ SAU:
- Thời gian lấy số thứ tự: 6h sáng các ngày làm việc trong tuần.
- Cấp cứu: 24/24 (kể cả ngày Lễ, Tết và Chủ nhật)
- Các ngày làm việc trong tuần: Từ Thứ Hai đến Thứ Sáu (hoặc theo thông báo)
- Tiếp nhận bệnh nhân:
Buổi sáng từ 6h45 - 10h45 | Buổi chiều từ 13h - 16h45
- Thời gian khám bệnh:
Buổi sáng từ 7h - 11h | Chiều từ 13h - 17h
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI