Hậu quả của “đau đâu chích đó”
CHUYÊN MỤC: Kiến thức chung
Đăng vào lúc [2021-02-26 09:53:21] Lượt xem: 2268 285
Tác giả: Chưa xác định
     Tình trạng “đau đâu chích đó” vẫn còn xảy ra ở rất nhiều nơi và để lại nhiều hậu quả đáng tiếc cho người bệnh. Thực trạng cho thấy một số bác sĩ còn lạm dụng tiêm chích tại chỗ để điều trị đau, đặc biệt là việc sử dụng Corticoid rộng rãi, không đúng chỉ định; tiêm không đúng kỹ thuật.


     Thủ thuật nhanh, dụng cụ đơn giản, khiến cho việc tiêm thuốc điều trị đau càng trở nên phổ biến. Các người bệnh đến khám với triệu chứng đau, sau khi được tiêm thuốc vào chỗ đau, người bệnh cải thiện triệu chứng tức thời, sớm hài lòng và chấp nhận kết quả điều trị; với tâm lý đó, người bệnh thường chủ động quay trở lại tiêm khi đau, thậm chí là đi tiêm mang tính định kỳ, dẫn đến nhiều biến chứng tai hại như nhiễm trùng gây hoại tử tổ chức, rối loạn sắc tố da, hư khớp, đứt gân,…
 

Hình ảnh cho thấy tình trạng rối loạn sắc tố da cổ tay hai bên ở người bệnh
được tiêm Corticoid nhiều lần điều trị hội chứng De Quervain

     Vào ngày 24/02/2021, phòng khám Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ tiếp nhận một người bệnh nam, 51 tuổi đứt gân gót chân trái. Người bệnh kể với bác sĩ rằng đau gót chân trái và đi lại khó.

     Trước đó, người bệnh có đến khám tại một phòng khám tư trên địa bàn thành phố Cần Thơ và được tiêm thuốc vào gót chân trái. Sau khi tiêm, người bệnh giảm đau, vận động được nên người bệnh thường quay lại phòng khám để tiêm khi đau. Cách nhập viện 02 tuần, người bệnh nhón gót nhẹ thì có cảm giác “pựt” và người bệnh đau rất nhiều gót trái, kèm theo hạn chế vận động gót chân. Người bệnh đi bó thuốc nam và vẫn tiếp tục đến tiêm thêm vài lần cho đến khi không thể chịu đựng được nữa. Khi đến với chúng tôi, qua thăm khám và siêu âm quan sát được tổn thương đứt hoàn toàn gân gót chân trái và có vôi hóa đầu gần gân đứt. Người bệnh được chỉ định phẫu thuật khâu nối gân gót.

     TS.BS. Nguyễn Thành Tấn, phẫu thuật viên chính, cho biết qua thám sát ghi nhận gân đứt gần điểm bám ở lồi củ gót, đầu gần bị co rút lên khoảng 3cm, mặt gân đứt xơ chai, cấu trúc vị trí gân đứt ở đầu gần và đầu xa kém đàn hồi, xơ hóa. Ekip mổ đã phẫu tích cắt gọn hai đầu gân, trượt gân và khâu nối vững chắc gân gót. Mặc dù đã phẫu thuật thành công, trong tương lai người bệnh sẽ bị hạn chế vận động gót, đồng thời nguy cơ đứt lại cũng rất cao nếu vận động mạnh. Người bệnh phải tuân thủ điều trị mới có hi vọng quay trở lại sinh hoạt bình thường.


Hình ảnh đứt gân gót chân trái trong lúc phẫu thuật

     TS.BS. Nguyễn Thành Tấn lưu ý các người bệnh đau nhức xương khớp nên tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán bệnh chính xác, có phương hướng điều trị thích hợp, tránh “tiền mất tật mang” và hậu quả khôn lường từ việc “đau đâu chích đó”.

BS. Nguyễn Tư Thái Bảo                         
Khoa Ngoại Chấn thương chỉnh hình – thần kinh    
Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ        



Tin tức liên quan:
THÔNG BÁO - TIN TỨC CHUNG
Thông báo số 64 Nghỉ Lễ Giỗ tổ Hùng Vương năm 2024
Thông báo số 42 Về việc tuyển chọn bệnh nhi Chương trình phẫu thuật miễn phí “Thắp sáng nụ cười trẻ thơ” năm 2024
Quyết định số 139/QĐ-BVTĐHYDCT về việc Cập nhật Quy trình xử lý văn bản hành chính tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
BẢN CÔNG BỐ Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu là cơ sở thực hành trong đào tạo khối ngành sức khoẻ.
Lựa chọn thực phẩm an toàn trong dịp Tết
Giấy giới thiệu về việc giới thiệu học viên Sau đại học thực hành tại Bệnh viện (BSNT Phụ sản)
Giấy giới thiệu về việc giới thiệu học viên Sau đại học thực hành tại Bệnh viện (Gây mê hồi sức)
Kế hoạch thực hành lâm sàng thực hành Y học đại cương - Học kỳ I năm học 2023-2024
ĐĂNG KÝ GIẢNG DẠY HỘI TRƯỜNG
HỘI THẢO KHOA HỌC “CẬP NHẬT NHỮNG ĐIỀU TRỊ MỚI TRONG THỰC HÀNH LÂM SÀNG CỦA CÁC BỆNH LÝ: TIM MẠCH - ĐÁI THÁO ĐƯỜNG”
Hội thảo “Điều trị các bệnh hô hấp giai đoạn giao mùa”
SỬ DỤNG KHÁNG SINH ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI BỆNH VIỆN VÀ VIÊM PHỔI THỞ MÁY: CẬP NHẬT MỚI TỪ KHUYẾN CÁO HỘI HÔ HẤP & HỘI HỒI SỨC CHỐNG ĐỘC 2023
THUỐC ỨC CHẾ MIỄN DỊCH TRONG BỆNH PHỔI KẼ: MỘT SỐ LƯU Ý VỀ AN TOÀN THUỐC
Dinh dưỡng phẫu thuật cắt dạ dày
Xuống thang kháng sinh
FLUOROQUINOLON – CẢNH GIÁC VIỆC XUẤT HIỆN Ý ĐỊNH VÀ HÀNH VI TỰ SÁT TRÊN ĐỐI TƯỢNG NGUY CƠ
Về việc mời chào giá Mua vật tư y tế cho Khoa Răng Hàm Mặt
Thông báo số 364 Về việc thay đổi giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
HỘI THẢO KHOA HỌC “CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG SỐNG VÀ TIÊN LƯỢNG SỐNG CHO BỆNH NHÂN TIM MẠCH VÀ BỆNH THẬN MẠN”
Hội thảo “Cập nhật các tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý tai giữa”
ASPxHyperLink
LIÊN KẾT
BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
Địa chỉ: Số 179, Đường Nguyễn Văn Cừ, Phường An Khánh, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
Liên hệ: 02923 899 444
Fax: 02923 740 221
Cấp cứu: 02923 894 123
Email: bvdhydcantho@ctump.edu.vn
Facebook: https://www.facebook.com/bvdhydct
Website: http://bvdhydcantho.com
Tổng lượt truy cập: 2,096,007
THỜI GIAN KHÁM BỆNH NHƯ SAU:
- Thời gian lấy số thứ tự: 6h sáng các ngày làm việc trong tuần.
- Cấp cứu: 24/24 (kể cả ngày Lễ, Tết và Chủ nhật)
- Các ngày làm việc trong tuần: Từ Thứ Hai đến Thứ Sáu (hoặc theo thông báo)
- Tiếp nhận bệnh nhân:
Buổi sáng từ 6h45 - 10h45 | Buổi chiều từ 13h - 16h45
- Thời gian khám bệnh:
Buổi sáng từ 7h - 11h | Chiều từ 13h - 17h
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI