x...ĐĂNG KÝ KHÁM TRƯỚC QUA HOTLINETƯ VẤN/CSKH
SearchArticle
Sử dụng Loperamide trong chăm sóc bệnh nhân có lỗ mở hồi tràng ra da
CHUYÊN MỤC: KIẾN THỨC Y KHOA
Đăng vào lúc [2025-01-14 14:43:15] Lượt xem: 152 1100
Tác giả: Chưa xác định
   Bệnh nhân nữ 68 tuổi có lỗ mở hồi tràng ra da với lưu lượng dịch hơn 2 lít/ngày, mất nước, hạ kali máu, viêm đỏ da quanh vị trí mở hồi tràng. Bệnh nhân được sử dụng Loperamide liều cao 20-24mg/ngày. Sau 2 ngày điều trị lượng dịch tiêu hóa ra trung bình khoảng 500-800ml/ngày và được duy trì liều tiếp tục. Sau 3 tuần đã giảm rõ rệt viêm quanh lỗ mở hồi tràng và không còn rối loạn điện giải.


- Lưu lượng cao của lỗ mở hồi tràng ra da là một vấn đề phổ biến có thể dẫn đến mất nước, rối loạn điện giải và viêm loét vị trí nơi lỗ mở hồi tràng. Báo cáo sau đây mô tả một bệnh nhân có lỗ mở hồi tràng ra da có lưu lượng cao dẫn đến mất nước, rối loạn điện giải và viêm da nơi lỗ mở hồi tràng. Bệnh nhân được sử dụng Loperamid với liều cao và có cải thiện tốt về mặt lâm sàng.

- Bệnh nhân nữ 68 tuổi có lỗ mở hồi tràng ra da với lưu lượng dịch hơn 2 lít/ngày, mất nước, hạ kali máu, viêm đỏ da quanh vị trí mở hồi tràng. Bệnh nhân được sử dụng Loperamide liều cao 20-24mg/ngày. Sau 2 ngày điều trị lượng dịch tiêu hóa ra trung bình khoảng 500-800ml/ngày và được duy trì liều tiếp tục. Sau 3 tuần đã giảm rõ rệt viêm quanh lỗ mở hồi tràng và không còn rối loạn điện giải.



- Lượng dịch tiêu hóa chảy ra hằng ngày của lỗ mở hồi tràng thường ít hơn 1 lít, nhưng lượng dịch tiêu hóa ra hơn 2 lít có thể dẫn đến mất nước, rối loại điện giải. Khoảng 16% bệnh nhân có lỗ mở hồi tràng gặp vấn đề với lượng dịch tiêu hóa chảy ra cao (2 lít/ngày) trong 3 tuần đầu sau phẫu thuật và 27% trong số này cần điều trị lâu dài. Các lỗ thông hồi tràng có lượng dịch tiêu hóa chảy ra cao gây ra nhiều vấn đề, không chỉ gây rối loạn nước và điện giải mà còn gây ra những rối loạn về mặt tâm lý.

- Loperamide thường được sử dụng trong việc chăm sóc sau mở hồi tràng ra da vì tác dụng làm giảm nhu động ruột. Đây là thuốc chống tiêu chảy được ưa chuộng vì không gây buồn ngủ hoặc gây nghiện, không giống như các thuốc chủ vận thụ thể opioid khác như codeine phosphate và diphenoxylate-atropine. Vì lý do này, liệu pháp đơn trị liệu loperamide đã được sử dụng để chăm sóc lỗ mở hồi tràng ra da và hậu môn nhân tạo có hiệu quả cao trong các báo cáo.

- Trong các thử nghiệm lâm sàng điều trị liên quan đến loperamide, liều 16 mg/ngày hiếm khi bị vượt qua và thường được chấp nhận là liều tối đa thông thường. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã cho thấy rằng trong một số trường hợp, cần liều loperamide cao hơn, để đạt được hiệu quả chống tiêu chảy.

- Liều loperamide hàng ngày là 40 mg (20 mg hai lần một ngày) cũng đã được ghi nhận khi sử dụng loperamide dưới dạng thuốc viên nang. Có những báo cáo về việc sử dụng liều loperamid uống cao hơn theo kinh nghiệm, đặc biệt là trong những trường hợp lượng dịch tiêu hóa qua lỗ mở hồi tràng lớn không đáp ứng với liều loperamide thông thường. Loperamide thường được dung nạp tốt với ít tác dụng phụ. Mặc dù, đôi khi có buồn nôn, đau bụng, chóng mặt và khô miệng.

CNĐD Trần Quốc Thái
Khoa Ngoại Tổng hợp 





Tin tức liên quan:
THÔNG BÁO - TIN TỨC CHUNG
Thông báo số 197 công nhận kết quả trúng tuyển kỳ xét tuyển viên chức đợt 2 năm 2024 của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Thông báo số 189 về thời gian và địa điểm ứng viên tham dự kiểm tra, sát hạch kỳ xét tuyển viên chức đợt 2 năm 2024
Cập nhật GOLD 2025 và những tiến bộ mới trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
HỘI THẢO KHOA HỌC - CẬP NHẬT MỚI TRONG HỒI SỨC SƠ SINH 2024
Thông báo số 182 Triệu tập ứng viên đủ điều kiện dự tuyển vòng 2 kỳ xét tuyển viên chức đợt 2 năm 2024 của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Thông báo số 181 Danh sách ứng viên đủ điều kiện và không đủ điều kiện dự tuyển vòng 2 kỳ xét tuyển viên chức đợt 2 năm 2024 của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Hưởng ứng tuần lễ nhận thức Kháng sinh 2024
Danh sách người thực hành khám bệnh, chữa bệnh, cập nhật đến ngày 01/11/2024
Quyết định số 761/QĐ-BVTĐHYDCT về việc thành lập Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
Ngày “Thế giới rửa tay” (Global Handwashing Day)
Thông báo: về việc kết quả tuyển dụng hợp đồng
Hội thảo “Quản lý dinh dưỡng trên người bệnh thận mạn: Cập nhật hướng dẫn thực hành 2024"
Viêm da tiết bã: triệu chứng và chẩn đoán
Kế hoạch số 849 Chiêu sinh đào tạo thực hành để cấp giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2024
Thông báo số 146 Chiêu sinh đào tạo thực hành để cấp giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2024
Thông báo số 142/TB-BVTĐHYDCT về việc tuyển dụng nhân viên hợp đồng
Thông báo số 140/TB-BVTĐHYDCT về việc tuyển dụng nhân viên hợp đồng
BẢN CÔNG BỐ Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu là cơ sở thực hành trong đào tạo khối ngành sức khoẻ (đợt 2).
BẢN CÔNG BỐ Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu là cơ sở thực hành
Thông báo số 126 tuyển dụng nhân viên hợp đồng
ASPxHyperLink
LIÊN KẾT
BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
Địa chỉ: Số 179, Đường Nguyễn Văn Cừ, Phường An Khánh, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
Liên hệ: 02923 899 444
Fax: 02923 740 221
Cấp cứu: 02923 894 123
Email: bvdhydcantho@ctump.edu.vn
Facebook: https://www.facebook.com/bvdhydct
Website: http://bvdhydcantho.com
Tổng lượt truy cập: 7,487,805
THỜI GIAN KHÁM BỆNH NHƯ SAU:
- Thời gian lấy số thứ tự: 6h sáng các ngày làm việc trong tuần.
- Cấp cứu: 24/24 (kể cả ngày Lễ, Tết và Chủ nhật)
- Các ngày làm việc trong tuần: Từ Thứ Hai đến Thứ Sáu (hoặc theo thông báo)
- Tiếp nhận bệnh nhân:
Buổi sáng từ 6h45 - 10h45 | Buổi chiều từ 13h - 16h45
- Thời gian khám bệnh:
Buổi sáng từ 7h - 11h | Chiều từ 13h - 17h
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI