x...ĐĂNG KÝ KHÁM TRƯỚC QUA HOTLINETƯ VẤN/CSKH
SearchArticle
Làm mẹ an toàn: Từ khái niệm đến thực hành
CHUYÊN MỤC: Hệ Sản - Phụ khoa
Đăng vào lúc [2023-10-04 13:54:11] Lượt xem: 1060 747
Tác giả: Chưa xác định
   Làm mẹ an toàn là nội dung được đề cập đầu tiên trong chương trình giáo dục sức khỏe sinh sản, vì trên hết, đó là các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho không chỉ một mà là hai người: bà mẹ và trẻ sơ sinh, nhằm giảm tối thiểu tỷ lệ tai biến sản khoa, giảm tình trạng tử vong mẹ và tử vong sơ sinh. Chính vì vậy, các nội dung giáo dục Làm mẹ an toàn đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và nhiều nước quan tâm, ngày càng trở thành nội dung quan trọng của chiến lược chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em trên toàn cầu.

   Chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản có 8 nội dung, bao gồm: Làm mẹ an toàn, kế hoạch hóa gia đình, nạo phá thai an toàn, hiếm muộn vô sinh, sức khỏe sinh sản vị thành niên, sức khỏe phụ nữ cao tuổi, nhiễm khuẩn sinh sản, các bệnh lây truyền qua đường tình dục và điều trị dự phòng các bệnh đường sinh dục.

  Làm mẹ an toàn là nội dung được đề cập đầu tiên trong chương trình giáo dục sức khỏe sinh sản, vì trên hết, đó là các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho không chỉ một mà là hai người: bà mẹ và trẻ sơ sinh, nhằm giảm tối thiểu tỷ lệ tai biến sản khoa, giảm tình trạng tử vong mẹ và tử vong sơ sinh. Chính vì vậy, các nội dung giáo dục Làm mẹ an toàn đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và nhiều nước quan tâm, ngày càng trở thành nội dung quan trọng của chiến lược chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em trên toàn cầu.

  Với phụ nữ trong tuổi sinh đẻ, muốn làm mẹ an toàn phải hiểu biết về những gì cần làm trước, trong khi mang thai và sau sanh.

THỰC HÀNH LÀM MẸ AN TOÀN

 Vậy những việc cần làm là gì?

Chăm sóc trước khi mang thai

Trước khi mang thai các bà mẹ cần phải chuẩn bị về tâm lý, tài chính và chuẩn bị sức khỏe của cả hai vợ chồng.

   6 tháng trước khi mang thai:

  Điều chỉnh chế độ ăn để không quá gầy hay quá béo.

  Bà mẹ và người chồng cần ngừng hoặc bỏ thuốc lá, rượu và các chất kích thích vì những chất này ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng cũng như làm tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu, sinh non, dị tật cho thai nhi.

   3 tháng trước khi mang thai:

   Đi tiêm phòng một số bệnh như cúm, Rubella vì nếu mắc những bệnh này trong 3 tháng đầu của thai kỳ có nguy cơ gây dị tật cho thai nhi cao. Nên ngừng các biện pháp tránh thai như: thuốc tránh thai, mà thay bằng phương pháp khác như bao cao su.

   2 tháng trước khi mang thai:

   Bà mẹ và mọi người trong gia đình nên tẩy giun cùng một lúc để tránh lây chéo.

    1 tháng trước khi mang thai:
 
  Nên uống viên sắt và acid folic để tránh bị dị tật ống thần kinh cho thai nhi và uống cho đến khi sau sinh 1 tháng.

   Vợ chồng nên đi kiểm tra sức khỏe toàn diện: Xét nghiệm công thức máu, hóa sinh máu, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm ổ bụng, điện tâm đồ, xét nghiệm một số bệnh lây truyền qua máu như Viêm gan B, HIV, một số bệnh lây truyền qua đường tình dục thường gặp: HIV, Chlamydia, Lậu , Giang mai.

  Chăm sóc trong thời gian mang thai

  Chăm sóc bà mẹ mang thai có vai trò quan trọng vì liên quan trực tiếp tới việc giảm tỷ lệ tử vong và bệnh tật cho cả mẹ và con.

  Chăm sóc trước sinh bao gồm: khám thai định kỳ và nhận diện thai kỳ nguy cơ cao, chế độ dinh dưỡng, lao động nghỉ ngơi.

  Khám thai

  Trong quá trình mang thai mỗi thai phụ phải được khám thai ít nhất 04 lần, lần 1 trong 3 tháng đầu, 1 lần trong 3 tháng giữa, 2 lần trong 3 tháng cuối. Nếu khám thường xuyên mỗi tháng một lần thì càng tốt. Việc khám thường xuyên sẽ giúp phát hiện những bất thường xảy ra trong thời kỳ mang thai góp phần hạn chế những tai biến sản khoa, đồng thời hướng dẫn cho sản phụ những vấn đề liên quan đến tình trạng thai sản của họ.

  Nhận diện thai nghén nguy cơ cao: những thai nghén có kèm một hay nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và con trong quá trình thai nghén, trong và sau đẻ thì được gọi là thai nghén có nguy cơ cao. Những thai phụ này cần được theo dõi và quản lý chặt chẽ, cần thiết thì chuyển tuyến trên để được xử lý kịp thời, tránh biến chứng.

  Chế độ dinh dưỡng

  Khi mang thai người phụ nữ cần ăn tất cả thức ăn đa dạng, trừ một số chất kích thích. Không ăn những thức ăn tái, sống, ôi thiu...
Khẩu phần ăn phải tăng cả về số lượng và chất lượng, ưu tiên chọn những thức ăn giàu dinh dưỡng như thịt cá đậu phụ, tôm cua, rau quả tươi…

  Với một phụ nữ có BMI ở mức bình thường trước khi mang thai, phải bảo đảm trong quá trình mang thai sản phụ phải tăng từ 8 kg đến 12 kg. Con số này sẽ thấp hơn, khi thai phụ béo phì hay có bất thường dung nạp đường. Với các thai phụ này, cần có những chế độ dinh dưỡng đặc biệt.

  Chế độ lao động và nghỉ ngơi

   Nghỉ ngơi hợp lý trong quá trình mang thai, không làm việc quá nặng. Không làm ở nơi cao chênh vênh dễ ngã, không ngâm mình dưới nước để tránh nhiễm khuẩn đường sinh dục, không làm việc tiếp xúc với hóa chất độc hại. Ngủ đủ 8 giờ một ngày, tinh thần thoải mái.

  Nên nghỉ việc trước sinh một tháng. Việc này là cần thiết để đảm bảo cung cấp được dinh dưỡng và trao đổi chất đầy đủ nhất cho thai trước sanh.

  Chăm sóc bà mẹ sau sinh

   Việc chăm sóc sau sinh đóng một vai trò quan trọng nhằm giúp cơ thể người phụ nữ nhanh chóng trở về bình thường.

   Sau thai kỳ và cuộc sanh, cơ thể người phụ nữ trải qua nhiều thay đổi. Vì vậy, việc chăm sóc sau sinh đóng một vai trò quan trọng nhằm giúp cơ thể người phụ nữ nhanh chóng trở về bình thường.

    Chăm sóc hậu sản

  Sản dịch hay còn gọi là máu sau khi sổ nhau: ban đầu ra nhiều và giảm dần. Sản dịch ra quá nhiều hay quá ít hay không ra đều xem là bất thường để khắc phục. Bình thường sản dịch sẽ hết sau 3 tuần.

   Cần lưu ý những hiện tượng nguy hiểm sau sinh: Ngất, bất tỉnh, ra máu nhiều máu đỏ tươi kèm máu cục, đau bụng dữ dội, sản dịch hôi, vết mổ sưng đau rỉ máu, có phân hay nước tiểu chảy ra từ âm đạo, người mệt mỏi da xanh tái… cần đi khám hoặc báo ngay cho bác sỹ biết.

  Việc nghỉ tại giường không đồng nghĩa với bất động. Bất động làm tăng nguy cơ xảy ra tắc mạch do huyết khối.

  Chăm sóc vú và thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ

   Phương pháp nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ tốt cho sản phụ mà còn tốt cho cả đứa trẻ và cũng là phương pháp giúp cơ thể người mẹ chóng bình phục về cả thể chất và cả về trạng thái tinh thần, cho trẻ bú càng sớm càng tốt.

  Sau khi sinh 3 ngày phụ nữ bắt đầu có sữa thường trực. Cần chú ý đến một số tình trạng thường gặp trong giai đoạn này như sữa về, cương tức tuyến vú, tắc tia sữa, viêm vú không nhiễm trùng, viêm vú nhiễm trùng, ap-xe tuyến vú. Trong đa số các tình trạng trên, cần tìm nguyên nhân, nhưng việc cho trẻ bú tích cực là một giải pháp tổng quát. Để giảm đau nên massage bầu vú, dùng đèn hồng ngoại chiếu kết hợp xoa bóp nhẹ nhàng.

  Chế độ vệ sinh cá nhân

  Sau khi sinh có thể tắm gội bình thường bằng nước ấm ở nơi kín gió. Không nên ngâm mình. Giữ vệ sinh tốt vùng tầng sinh môn. Đi đứng nhẹ nhàng.

  Với những người có vết mổ hoặc phải qua thủ thuật cắt tầng sinh môn, thì phải thường xuyên vệ sinh lau khô để tránh nhiễm trùng.

   Chế độ dinh dưỡng

    Nghỉ ngơi đầy đủ ăn nhiều rau xanh, hoa quả, thực phẩm giàu protein như thịt, pho mát, thực phẩm dạng bột, tăng cường thực phẩm giàu chất xơ để chống táo bón, uống nhiều nước để tăng lượng sữa cần hạn chế dùng các đồ kích thích như trà, cà phê, rượu bia…

  Tránh thai: do hoạt động phóng noãn sẽ phục hồi nên cần phải thực hiện các biện pháp tránh thai thích hợp ngay từ khi chuẩn bị cho các lần quan hệ tình dục đầu tiên sau sanh.



    Sản phụ ngay sau sinh thường áp dụng phương pháp da kề da tại Khoa Phụ Sản-Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

KHOA PHỤ SẢN




Tin tức liên quan:
THÔNG BÁO - TIN TỨC CHUNG
HỘI THẢO KHOA HỌC - CẬP NHẬT MỚI TRONG HỒI SỨC SƠ SINH 2024
Danh sách người thực hành khám bệnh, chữa bệnh, cập nhật đến ngày 01/11/2024
Quyết định số 761/QĐ-BVTĐHYDCT về việc thành lập Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
Ngày “Thế giới rửa tay” (Global Handwashing Day)
Thông báo: về việc kết quả tuyển dụng hợp đồng
Hội thảo “Quản lý dinh dưỡng trên người bệnh thận mạn: Cập nhật hướng dẫn thực hành 2024"
Viêm da tiết bã: triệu chứng và chẩn đoán
Kế hoạch số 849 Chiêu sinh đào tạo thực hành để cấp giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2024
Thông báo số 146 Chiêu sinh đào tạo thực hành để cấp giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2024
Thông báo số 142/TB-BVTĐHYDCT về việc tuyển dụng nhân viên hợp đồng
Thông báo số 140/TB-BVTĐHYDCT về việc tuyển dụng nhân viên hợp đồng
BẢN CÔNG BỐ Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu là cơ sở thực hành trong đào tạo khối ngành sức khoẻ (đợt 2).
BẢN CÔNG BỐ Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu là cơ sở thực hành
Thông báo số 126 tuyển dụng nhân viên hợp đồng
Thông báo số 104 Về việc tổ chức hội thảo “Chế độ dinh dưỡng trước, trong và sau phẫu thuật”
Thông báo số 102 Hướng dẫn quy trình xét tuyển vòng 2 kỳ tuyển viên chức đợt 1 năm 2024 của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
Thông báo số 100 về thời gian và địa điểm ứng viên tham dự kiểm tra, sát hạch kỳ xét tuyển viên chức đợt 1 năm 2024 của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Thông báo số 99 Triệu tập ứng viên đủ điều kiện dự tuyển vòng 2 kỳ xét tuyển viên chức đợt 1 năm 2024 của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Thông báo số 95 Danh sách ứng viên đủ điều kiện dự tuyển vòng 2 kỳ xét tuyển viên chức đợt 1 năm 2024 của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Thông báo số 64 Nghỉ Lễ Giỗ tổ Hùng Vương năm 2024
ASPxHyperLink
LIÊN KẾT
BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
Địa chỉ: Số 179, Đường Nguyễn Văn Cừ, Phường An Khánh, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
Liên hệ: 02923 899 444
Fax: 02923 740 221
Cấp cứu: 02923 894 123
Email: bvdhydcantho@ctump.edu.vn
Facebook: https://www.facebook.com/bvdhydct
Website: http://bvdhydcantho.com
Tổng lượt truy cập: 7,331,521
THỜI GIAN KHÁM BỆNH NHƯ SAU:
- Thời gian lấy số thứ tự: 6h sáng các ngày làm việc trong tuần.
- Cấp cứu: 24/24 (kể cả ngày Lễ, Tết và Chủ nhật)
- Các ngày làm việc trong tuần: Từ Thứ Hai đến Thứ Sáu (hoặc theo thông báo)
- Tiếp nhận bệnh nhân:
Buổi sáng từ 6h45 - 10h45 | Buổi chiều từ 13h - 16h45
- Thời gian khám bệnh:
Buổi sáng từ 7h - 11h | Chiều từ 13h - 17h
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI