x...ĐĂNG KÝ KHÁM TRƯỚC QUA HOTLINETƯ VẤN/CSKH
SearchArticle
LỰA CHỌN KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN DO BURKHOLDERIA CEPACIA
CHUYÊN MỤC: Dược lý - Dược lâm sàng
Đăng vào lúc [2024-04-25 14:02:22] Lượt xem: 2296 891
Tác giả: Chưa xác định
  Burkholderia capecia complex là tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện hiếm gặp nhưng có những đặc tính sinh bệnh học đặc thù, tính kháng thuốc cao, ít lựa chọn điều trị và tỉ lệ tử vong cao. Việc hiểu được các tính chất vi sinh, dược lý lâm sàng liên quan là cần thiết để tối ưu liệu pháp điều trị đối với tác nhân này.


1. ĐẠI CƯƠNG

- Các phức hợp khuẩn Burkholderia cepacia complex (BCC) là nhóm các vi khuẩn gram âm hiếu khí, dương tính men catalase và oxidase. Tuy tần suất ít gặp, nhưng đây là nhóm những tác nhân “mới nổi” được ghi nhận trong nhiễm khuẩn nặng, đặc biệt ở đối tượng bệnh nhân có hệ miễn dịch suy yếu. BCC được phát hiện lần đầu vào năm 1950, có họ gần với các chủng Pseudomonas gây bệnh trên thực vật.

- Bình thường, BCC không gây bệnh trên người khỏe mạnh ở kể cả người lớn và trẻ em, khoảng 2% dân số được ghi nhận có BCC thường trú tại vùng hầu họng. Trên những bệnh nhân suy giảm miễn dịch như trẻ có xơ nang, bỏng, có các can thiệp qua đường hầu họng như đặt sonde, catheter, mở khí quản… hoặc có tình trạng nhiễm khuẩn nặng (viêm phổi nặng, viêm nội tâm mạc, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn vết mổ, bỏng nặng, giảm bạch cầu hạt…) trước đó, BCC có khả năng trở thành tác nhân gây nhiễm trùng nặng, dai dẳng, tiến triển nhanh và có tỉ lệ tử vong cao. Ngoài ra, viêm phổi do BCC thường được phát hiện trên những bệnh nhân nặng có bệnh cảnh viêm phổi hoại tử, nhiễm khuẩn huyết, có nhiều bệnh mạn tính, như xơ nang, bệnh phổi mạn tính (COPD, giãn phế quản…), bệnh tim bẩm sinh, bệnh gan mạn…

- BCC có khả năng tồn tại trong thời gian dài với môi trường ẩm. Với góc nhìn như một vi sinh vật gây bệnh, và cả tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp với các chất tiết truyền nhiễm và lây lan theo giọt đều có liên quan đến việc lây truyền. Con đường lây nhiễm của BCC tương đối đa dạng, có thể xâm nhập trực tiếp vào cơ thể thông qua các vết thương, loét hoặc vết trầy xước trên da với một số dấu hiệu tại chỗ gợi ý như mụn mủ nhỏ, đôi khi có thể tạo thành các áp xe lớn.

2. LỰA CHỌN KHÁNG SINH TRONG TIẾP CẬN ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN DO BURKHOLDERIA

- B.cepacia có tỉ lệ đề kháng cao với nhiều nhóm kháng sinh khác nhau. Trước đây, kháng sinh có hiệu quả nhất với BCC là trimethorpim/sulfamethoxazol (cotrimoxazol) và cloramphenicol. Tuy nhiên, hiện nay các chủng BCC trên lâm sàng đã đề kháng tỉ lệ cao với hai kháng sinh này.

- Các kháng sinh có hiệu lực với BCC trên invitro được khuyến cáo thử độ nhạy cảm trên kháng sinh đồ theo CLSI hiện hành bao gồm: meropenem, ceftazidim, ticarcillin/clavulanat, levofloxacin, minocyclin, trimethorpim/sulfamethoxazol và chloramphenicol.

- Meropenem đang là kháng sinh có bằng chứng hiệu quả tốt nhất đối với BCC.

- Mặc dù có thể nhạy cảm trên kháng sinh đồ, nhưng ceftazidim được ghi nhận có liên quan đến thất bại điều trị cao hơn.

- Các betalactam/ức chế betalactamase thế hệ mới (như ceftazidim/avibactam, imipenem/relebactam) có thể kháng lại các chủng kháng ceftazidim và meropenem.

- BCC có tỉ lệ kháng cao đối với aminosid, macrolid và cả colistin trên invitro do đó, việc sử dụng aminosid và colistin như một cứu cánh có thể mang lại nguy cơ cao hơn lợi ích trong thực hành.


Hình 1. Cơ chế đề kháng kháng sinh của BCC thông qua nhiều cơ chế bao gồm sự cản trở của lớp lipopolisaccharid, cơ chế bơm đẩy và sinh betalactamase phổ rộng

- Việc áp dụng chế độ liều cao, đúng nguyên tắc theo PK/PD là cần thiết vì dược động học của các kháng sinh thường bị thay đổi trên những đối tượng bệnh nhân nặng, như xơ nang, bù dịch quá mức, hoặc có tình trạng đáp ứng viêm toàn thân.

Bảng 1. Lựa chọn thuốc và chế độ liều tham khảo trong tiếp cận điều trị Burkholderia capecia complex (nguồn: tạp chí Antibiotics, 2022)



- Thời gian điều trị nhiễm khuẩn nặng (đặc biệt khi có xơ nang) do BCC nên kéo dài từ 14-21 ngày với liệu pháp kháng sinh tĩnh mạch có phối hợp ít nhất 2 kháng sinh phù hợp, phối hợp với các can thiệp để làm thông thoáng đường dẫn khí và cải thiện chức năng hô hấp.
Đơn vị Dược lâm sàng
KHOA DƯỢC

Tài liệu tham khảo

1. Van den Bogaart, L., & Manuel, O. (2022). Antibiotic Therapy for Difficult-to-Treat Infections in Lung Transplant Recipients: A Practical Approach. Antibiotics (Basel, Switzerland), 11(5), 612.

2. Hannah K. Spencer et al, “An Overview of the Treatment of Less Common. Non–Lactose-Fermenting Gram-Negative Bacteria”, Pharmacotherapy, (2020), 40(9):936–951

3. Tamma, Pranita. et al, “Successful Treatment of Persistent Burkholderia cepacia Complex Bacteremia with Ceftazidime-Avibactam”, Antimicrobial Agents and Chemotherapy, (2018), 62 (4), e02213-17

4. Mahenthiralingam, E., Urban, T. & Goldberg, J. The multifarious, multireplicon Burkholderia cepacia complex. Nat Rev Microbiol 3, 144–156 (2005).

5. Ramsey BW. Management of pulmonary disease in patients with cystic fibrosis. N Engl J Med 1996;335:179-88.



Tin tức liên quan:
THÔNG BÁO - TIN TỨC CHUNG
Danh sách người thực hành khám bệnh, chữa bệnh, cập nhật đến ngày 01/11/2024
Quyết định số 761/QĐ-BVTĐHYDCT về việc thành lập Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
Ngày “Thế giới rửa tay” (Global Handwashing Day)
Thông báo: về việc kết quả tuyển dụng hợp đồng
Hội thảo “Quản lý dinh dưỡng trên người bệnh thận mạn: Cập nhật hướng dẫn thực hành 2024"
Viêm da tiết bã: triệu chứng và chẩn đoán
Kế hoạch số 849 Chiêu sinh đào tạo thực hành để cấp giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2024
Thông báo số 146 Chiêu sinh đào tạo thực hành để cấp giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2024
Thông báo số 142/TB-BVTĐHYDCT về việc tuyển dụng nhân viên hợp đồng
Thông báo số 140/TB-BVTĐHYDCT về việc tuyển dụng nhân viên hợp đồng
BẢN CÔNG BỐ Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu là cơ sở thực hành trong đào tạo khối ngành sức khoẻ (đợt 2).
BẢN CÔNG BỐ Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu là cơ sở thực hành
Thông báo số 126 tuyển dụng nhân viên hợp đồng
Thông báo số 104 Về việc tổ chức hội thảo “Chế độ dinh dưỡng trước, trong và sau phẫu thuật”
Thông báo số 102 Hướng dẫn quy trình xét tuyển vòng 2 kỳ tuyển viên chức đợt 1 năm 2024 của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
Thông báo số 100 về thời gian và địa điểm ứng viên tham dự kiểm tra, sát hạch kỳ xét tuyển viên chức đợt 1 năm 2024 của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Thông báo số 99 Triệu tập ứng viên đủ điều kiện dự tuyển vòng 2 kỳ xét tuyển viên chức đợt 1 năm 2024 của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Thông báo số 95 Danh sách ứng viên đủ điều kiện dự tuyển vòng 2 kỳ xét tuyển viên chức đợt 1 năm 2024 của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Thông báo số 64 Nghỉ Lễ Giỗ tổ Hùng Vương năm 2024
Thông báo số 42 Về việc tuyển chọn bệnh nhi Chương trình phẫu thuật miễn phí “Thắp sáng nụ cười trẻ thơ” năm 2024
ASPxHyperLink
LIÊN KẾT
BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
Địa chỉ: Số 179, Đường Nguyễn Văn Cừ, Phường An Khánh, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
Liên hệ: 02923 899 444
Fax: 02923 740 221
Cấp cứu: 02923 894 123
Email: bvdhydcantho@ctump.edu.vn
Facebook: https://www.facebook.com/bvdhydct
Website: http://bvdhydcantho.com
Tổng lượt truy cập: 7,270,516
THỜI GIAN KHÁM BỆNH NHƯ SAU:
- Thời gian lấy số thứ tự: 6h sáng các ngày làm việc trong tuần.
- Cấp cứu: 24/24 (kể cả ngày Lễ, Tết và Chủ nhật)
- Các ngày làm việc trong tuần: Từ Thứ Hai đến Thứ Sáu (hoặc theo thông báo)
- Tiếp nhận bệnh nhân:
Buổi sáng từ 6h45 - 10h45 | Buổi chiều từ 13h - 16h45
- Thời gian khám bệnh:
Buổi sáng từ 7h - 11h | Chiều từ 13h - 17h
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI