x...ĐĂNG KÝ KHÁM TRƯỚC QUA HOTLINETƯ VẤN/CSKH
SearchArticle
Tối ưu hóa thuốc đường uống trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2 điều trị ngoại trú
CHUYÊN MỤC: Dược lý - Dược lâm sàng
Đăng vào lúc [2021-01-15 15:40:33] Lượt xem: 1773 265
Tác giả: Chưa xác định
     Trên bệnh nhân điều trị ngoại trú các bệnh mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp và các bệnh tim mạch – chuyển hóa khác, vai trò của tư vấn sử dụng thuốc, hay chăm sóc dược, ngày càng quan trọng. Nhằm tối ưu hóa và cá thể hóa điều trị cho mỗi bệnh nhân, việc xây dựng chế độ dùng thuốc (liều, thời điểm dùng, cách dùng) và các tư vấn liên quan đến điều trị không dùng thuốc không thể xem thường. Trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2 điều trị ngoại trú, bác sĩ, dược sĩ lâm sàng cần tư vấn đầy đủ cho bệnh nhân nhằm giúp phát huy tối đa hiệu lực của thuốc, giảm nguy cơ gặp biến cố do thuốc, đồng thời cải thiện tuân thủ điều trị của bệnh nhân.

     1. Thiết kế thời điểm hợp lý và lưu ý cách dùng một số dạng thuốc 

          Do đặc thù về cơ chế tác động, một số nhóm thuốc điều trị đái tháo đường típ 2 đường uống có khuyến cáo thời điểm dùng thuốc đặc biệt. Ba nhóm thuốc cần lưu ý thời điểm dùng để tối ưu hóa tác dụng gồm sulfonylurea, biguanid (metformin) và ức chế alpha-glucosidase (acarbose). 

          Đối với nhóm sulfonyurea (như gliclazid, glimepirid…), vai trò chính của nhóm thuốc này là làm giảm đường huyết sau ăn thông qua việc kích thích tiết insulin từ túi dự trữ, do đó được khuyến cáo dùng trước ăn 30 phút. Một lí do khác ủng hộ việc dùng các thuốc này trước ăn là do sự giảm nhu động có thể xảy ra cùng với tăng đường huyết sau ăn ảnh hưởng đến mức độ hấp thu của thuốc. Tuy nhiên, đối với người cao tuổi, người có nguy cơ hạ đường huyết do ăn kiêng, nhịn ăn, hoặc người có vấn đề về sa sút trí nhớ, không có người chăm sóc cần thận trọng, vì nguy cơ hạ đường huyết có thể tăng cao nếu bệnh nhân bỏ bữa ăn hoặc ăn quá ít chất đường bột trong bữa ăn. Do vậy trên những đối tượng này có thể cân nhắc sử dụng thuốc sau ăn, nhất là khi có khuyến cáo riêng của nhà sản xuất đối với mỗi dạng thuốc đặc biệt. 

          Đối với metformin, tuy sinh khả dụng của thuốc bị ảnh hưởng một phần bởi thức ăn nhưng thuốc thường được khuyến cáo uống trong hoặc sau ăn; nhằm hạn chế tác dụng phụ của thuốc trên tiêu hóa (buồn nôn, nôn, khó tiêu, chướng bụng, tiêu chảy, rối loạn vị giác). 

          Acarbose, Miglitol có tác dụng làm giảm tốc độ tiêu hóa của tinh bột do ức chế quá trình phân cắt thành các phân tử glucose để hấp thu vào tuần hoàn, từ đó giảm tốc độ tăng đường huyết sau ăn. Chính vì vậy, chìa khóa thành công của acarbose là thuốc tác động lên phần đầu tiên của bữa ăn. Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, acarbose nên được uống cùng với miếng ăn đầu tiên trong bữa ăn để tối ưu hóa hiệu quả của thuốc. 

     2. Một số phản ứng có hại thường gặp của các nhóm thuốc cần lưu ý

          Tác dụng phụ của thuốc là một trong những yếu tố có thể khiến bệnh nhân đái tháo đường điều trị ngoại trú kém tuân thủ điều trị (tự ý dừng thuốc, giảm liều thuốc, thay thế thuốc khác); mặc khác có thể thúc đẩy tăng nguy cơ nhập viện và tăng chi phí điều trị cho bệnh nhân. Vì vậy cả bác sỹ và dược sỹ lâm sàng cần cập nhật thường xuyên các phản ứng có hại thường gặp, cũng như nguy cơ lâu dài có thể có của các nhóm thuốc để tư vấn phù hợp cho bệnh nhân, từ đó góp phần cải thiện tuân thủ và nâng cao hiệu quả điều trị.


     3. Thận trọng nguy cơ tương tác giữa các nhóm thuốc thuốc 

          Phần lớn bệnh nhân đái tháo đường típ 2 là người cao tuổi, thường có nhiều bệnh lý mắc kèm như các bệnh tim mạch, bệnh khớp… và thường phải sử dụng đồng thời nhiều thuốc. Nguy cơ tương tác thuốc có thể tiềm ẩn ảnh hưởng đến hiệu quả kiểm soát đường huyết cũng như gia tăng các tác dụng không mong muốn. Vì vậy khi kê đơn, việc thận trọng tương tác thuốc, đặc biệt là các tương tác có ý nghĩa lâm sàng là rất cần thiết. 

     4. Kết luận

          Đái tháo đường típ 2 là bệnh lý mạn tính có thể cần điều trị dùng thuốc lâu dài. Song song với lựa chọn thuốc hợp lý theo các hướng dẫn hiện hành, việc tư vấn về thời điểm dùng thuốc, cung cấp thông tin về một số tác dụng phụ có thể gặp và hướng xử lí cũng như kiểm soát các tương tác thuốc nghiêm trọng có thể giúp bệnh nhân cải thiện tuân thủ điều trị, đồng thời nâng cao hiểu quả kiểm soát đường huyết, giảm các biến cố bất lợi do thuốc cũng như các biến chứng do bệnh lý tiến triển. 

     Tài liệu tham khảo

         1. Bộ Y tế (2018).Dược thư Quốc gia Việt Nam.Nhà xuất bản Y học

          2. Bộ Y tế (2020).Hướng dẫn Chẩn đoán và điều trị Đái tháo đường

          3. Bộ Y tế (2019).Hướng dẫn thực hành Dược lâm sàng trong một số bệnh không lây nhiễm

         4. Sola. D. Rossi. L. Schianca.G. P. C. Maffioli. P. Bigliocca. M. Mella. R. & Derosa. G. (2015). Sulfonylureas and their use in clinical practice. Archives of medical science: AMS. 11(4). p8-40




Tin tức liên quan:
THÔNG BÁO - TIN TỨC CHUNG
Thông báo số 197 công nhận kết quả trúng tuyển kỳ xét tuyển viên chức đợt 2 năm 2024 của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Thông báo số 189 về thời gian và địa điểm ứng viên tham dự kiểm tra, sát hạch kỳ xét tuyển viên chức đợt 2 năm 2024
Cập nhật GOLD 2025 và những tiến bộ mới trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
HỘI THẢO KHOA HỌC - CẬP NHẬT MỚI TRONG HỒI SỨC SƠ SINH 2024
Thông báo số 182 Triệu tập ứng viên đủ điều kiện dự tuyển vòng 2 kỳ xét tuyển viên chức đợt 2 năm 2024 của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Thông báo số 181 Danh sách ứng viên đủ điều kiện và không đủ điều kiện dự tuyển vòng 2 kỳ xét tuyển viên chức đợt 2 năm 2024 của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Hưởng ứng tuần lễ nhận thức Kháng sinh 2024
Danh sách người thực hành khám bệnh, chữa bệnh, cập nhật đến ngày 01/11/2024
Quyết định số 761/QĐ-BVTĐHYDCT về việc thành lập Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
Ngày “Thế giới rửa tay” (Global Handwashing Day)
Thông báo: về việc kết quả tuyển dụng hợp đồng
Hội thảo “Quản lý dinh dưỡng trên người bệnh thận mạn: Cập nhật hướng dẫn thực hành 2024"
Viêm da tiết bã: triệu chứng và chẩn đoán
Kế hoạch số 849 Chiêu sinh đào tạo thực hành để cấp giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2024
Thông báo số 146 Chiêu sinh đào tạo thực hành để cấp giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2024
Thông báo số 142/TB-BVTĐHYDCT về việc tuyển dụng nhân viên hợp đồng
Thông báo số 140/TB-BVTĐHYDCT về việc tuyển dụng nhân viên hợp đồng
BẢN CÔNG BỐ Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu là cơ sở thực hành trong đào tạo khối ngành sức khoẻ (đợt 2).
BẢN CÔNG BỐ Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu là cơ sở thực hành
Thông báo số 126 tuyển dụng nhân viên hợp đồng
ASPxHyperLink
LIÊN KẾT
BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
Địa chỉ: Số 179, Đường Nguyễn Văn Cừ, Phường An Khánh, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
Liên hệ: 02923 899 444
Fax: 02923 740 221
Cấp cứu: 02923 894 123
Email: bvdhydcantho@ctump.edu.vn
Facebook: https://www.facebook.com/bvdhydct
Website: http://bvdhydcantho.com
Tổng lượt truy cập: 7,457,686
THỜI GIAN KHÁM BỆNH NHƯ SAU:
- Thời gian lấy số thứ tự: 6h sáng các ngày làm việc trong tuần.
- Cấp cứu: 24/24 (kể cả ngày Lễ, Tết và Chủ nhật)
- Các ngày làm việc trong tuần: Từ Thứ Hai đến Thứ Sáu (hoặc theo thông báo)
- Tiếp nhận bệnh nhân:
Buổi sáng từ 6h45 - 10h45 | Buổi chiều từ 13h - 16h45
- Thời gian khám bệnh:
Buổi sáng từ 7h - 11h | Chiều từ 13h - 17h
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI