x...ĐĂNG KÝ KHÁM TRƯỚC QUA HOTLINETƯ VẤN/CSKH
SearchArticle
Hội chứng ống cổ tay
CHUYÊN MỤC: Hệ Ngoại Chấn thương chỉnh hình
Đăng vào lúc [2019-03-25 16:42:04] Lượt xem: 1161 69
Tác giả: Chưa xác định

Bạn hay có cảm giác tê bì, đau nhức các ngón tay nhất là lúc lúc ngủ ban đêm hay lúc chạy xe máy, đây là tình trạng hay gặp ở những bệnh nhân được chẩn đoán mắc hội chứng ống cổ tay. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này, bạn có thể tham khảo những thông tin dưới đây.


   Hội chứng ống cổ tay là gì?

Hội chứng ống cổ tay là tình trạng thần kinh giữa trong ống cổ tay bị chèn ép, viêm sưng nề gây tê các đầu ngón tay, nhiều nhất là ngón trỏ, ngón giữa và nửa ngón đeo nhẫn; đây là hội chứng hay gặp nhất trong các bệnh gây chèn ép dây thần kinh ngoại vi.

Hầu hết không biết rõ nguyên nhân gây ra bệnh lý này, nhưng thường xảy ra ở phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh; phụ nữ có thai hoặc sau sinh nở; những người làm việc sử dụng nhiều động tác cổ - bàn tay lặp đi lặp lại như đánh máy, thợ may thêu; bệnh lý này cũng được ghi nhận ở một số người bệnh có sử dụng các dụng cụ có độ rung lắc liên tục như máy dầm đường, máy khoan cắt,...

Ngoài ra còn có yếu tố chấn thương đụng dập trực tiếp vào mặt trước cổ tay gây dày dính mạc giữ gân gấp, những va chạm trực tiếp vào thần kinh giữa hay gãy xương vùng cổ tay.

Các bướu mỡ, bướu hoạt dịch trong ống gân gấp, cục tophi gân gấp trong ống cổ tay,... cũng gây nên bệnh lý này.

Ở Mỹ tỷ lệ hiện mắc hàng năm của bệnh này vào khoảng 5.000/100.000 người, có tới 16.440 người lao động phải nghỉ việc do mắc hội chứng ống cổ tay. Chỉ tính riêng chi phí điều trị và thiệt hại do bệnh lý này gây nên cho một người bệnh đã lên tới 30.000 đô la Mỹ. Ở Italia, tỷ lệ mắc hàng năm là 329/100.000 người. Ở Việt Nam, tuy chưa có con số thống kê cụ thể nhưng số người mắc bệnh này rất nhiều.



    Triệu chứng và chẩn đoán

Tê là triệu chứng bạn gặp đầu tiên, ban đầu tê các ngón tay khi cằm nắm các đồ vật, làm việc, sau đó tê tăng lên ngay cả khi không làm việc gì. Để lâu sẽ xuất hiện teo cơ mô cái. Lúc này lực nắm của tay yếu rõ rệt làm ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống.


Để chẩn đoán xác định, bác sĩ sẽ thăm khám, làm một số nghiệm pháp và chỉ định cho bạn đo điện cơ (EMG) để chẩn đoán mức độ bệnh và để lọai trừ một số bệnh lý cột sống cổ gây chèn ép thần kinh làm tê tay tương tự. Ngoài ra, có thể chụp Xquang cổ tay để phát hiện chèn ép do nguyên nhân chấn thương gãy xương nếu có.

Điều trị

Giai đoạn sớm: điều trị nội khoa đạt hiệu quả cao bằng cách thay đổi công việc nếu có thể, đặt nẹp vải cổ tay để hạn chế vận động, dùng thuốc.

Giai đoạn nặng: thần kinh bị chèn ép nhiều cần thiết phải phẫu thuật để giải phóng thần kinh giữa. Đây là phẫu thuật nhỏ, bạn có thể về trong ngày sau đó làm việc nhẹ nhàng được.

Dự phòng

Tập vận động cổ tay và bàn tay, tránh duy trì một tư thế thường xuyên như cầm nắm, sử dụng chuột máy vi tính. Sử dụng miếng đệm để lót cổ tay khi đánh máy vi tính. Tập các động tác thả lỏng và thư giãn cổ tay như xoay cổ tay, chống tay lên mặt phẳng, tập căng cơ cổ tay. Điều trị triệt để các bệnh gây hẹp ống cổ tay như viêm gân, viêm khớp, gãy xương vùng cổ tay,...

Khi có các dấu hiệu trên, bạn nên đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế có bác sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình. Tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, chúng tôi có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa có nhiều kinh nghiệm và có đầy đủ máy móc trang thiết bị để chẩn đoán và điều trị.

Bạn sẽ được tư vấn điều trị theo từng giai đoạn bệnh. Trong trường hợp có chỉ định phẫu thuật, bạn sẽ được mổ và xuất viện trong trong ngày với đường mổ nhỏ, thẩm mỹ.


KHOA CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH

 




Tin tức liên quan:
THÔNG BÁO - TIN TỨC CHUNG
Danh sách người thực hành khám bệnh, chữa bệnh, cập nhật đến ngày 01/11/2024
Quyết định số 761/QĐ-BVTĐHYDCT về việc thành lập Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
Ngày “Thế giới rửa tay” (Global Handwashing Day)
Thông báo: về việc kết quả tuyển dụng hợp đồng
Hội thảo “Quản lý dinh dưỡng trên người bệnh thận mạn: Cập nhật hướng dẫn thực hành 2024"
Viêm da tiết bã: triệu chứng và chẩn đoán
Kế hoạch số 849 Chiêu sinh đào tạo thực hành để cấp giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2024
Thông báo số 146 Chiêu sinh đào tạo thực hành để cấp giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2024
Thông báo số 142/TB-BVTĐHYDCT về việc tuyển dụng nhân viên hợp đồng
Thông báo số 140/TB-BVTĐHYDCT về việc tuyển dụng nhân viên hợp đồng
BẢN CÔNG BỐ Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu là cơ sở thực hành trong đào tạo khối ngành sức khoẻ (đợt 2).
BẢN CÔNG BỐ Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu là cơ sở thực hành
Thông báo số 126 tuyển dụng nhân viên hợp đồng
Thông báo số 104 Về việc tổ chức hội thảo “Chế độ dinh dưỡng trước, trong và sau phẫu thuật”
Thông báo số 102 Hướng dẫn quy trình xét tuyển vòng 2 kỳ tuyển viên chức đợt 1 năm 2024 của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
Thông báo số 100 về thời gian và địa điểm ứng viên tham dự kiểm tra, sát hạch kỳ xét tuyển viên chức đợt 1 năm 2024 của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Thông báo số 99 Triệu tập ứng viên đủ điều kiện dự tuyển vòng 2 kỳ xét tuyển viên chức đợt 1 năm 2024 của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Thông báo số 95 Danh sách ứng viên đủ điều kiện dự tuyển vòng 2 kỳ xét tuyển viên chức đợt 1 năm 2024 của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Thông báo số 64 Nghỉ Lễ Giỗ tổ Hùng Vương năm 2024
Thông báo số 42 Về việc tuyển chọn bệnh nhi Chương trình phẫu thuật miễn phí “Thắp sáng nụ cười trẻ thơ” năm 2024
ASPxHyperLink
LIÊN KẾT
BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
Địa chỉ: Số 179, Đường Nguyễn Văn Cừ, Phường An Khánh, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
Liên hệ: 02923 899 444
Fax: 02923 740 221
Cấp cứu: 02923 894 123
Email: bvdhydcantho@ctump.edu.vn
Facebook: https://www.facebook.com/bvdhydct
Website: http://bvdhydcantho.com
Tổng lượt truy cập: 7,280,911
THỜI GIAN KHÁM BỆNH NHƯ SAU:
- Thời gian lấy số thứ tự: 6h sáng các ngày làm việc trong tuần.
- Cấp cứu: 24/24 (kể cả ngày Lễ, Tết và Chủ nhật)
- Các ngày làm việc trong tuần: Từ Thứ Hai đến Thứ Sáu (hoặc theo thông báo)
- Tiếp nhận bệnh nhân:
Buổi sáng từ 6h45 - 10h45 | Buổi chiều từ 13h - 16h45
- Thời gian khám bệnh:
Buổi sáng từ 7h - 11h | Chiều từ 13h - 17h
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI