x...ĐĂNG KÝ KHÁM TRƯỚC QUA HOTLINETƯ VẤN/CSKH
SearchArticle
Hội chứng do truyền Vancomycin: xử trí và dự phòng
CHUYÊN MỤC: Dược lý - Dược lâm sàng
Đăng vào lúc [2023-06-09 08:17:44] Lượt xem: 2125 648
Tác giả: Chưa xác định
  Ngứa, đỏ da vùng đầu mặt, cổ (có thể cả nửa người trên) trong vòng 20 phút hoặc chậm hơn sau khi tiêm truyền vancomycin là một phản ứng thường gặp (tỷ lệ 5-50%) bệnh nhân nội trú tiêm/truyền vancomycin. Phản ứng này được gọi là hội chứng do tiêm truyền vancomycin (vancomycin flushing syndrome, VFS), tên trước gọi là hội chứng Người đỏ (Red man syndrome, RMS). Đây là một phản ứng “giả dị ứng” hay “phản ứng dạng phản vệ” do sự mất hạt của tế bào mast và bạch cầu ưa kiềm dẫn đến sự giải phóng histamin độc lập với kháng thể IgE và/hoặc theo con đường bổ thể. Ngoài ngứa và đỏ da, trong một số trường hợp nặng bệnh nhân có thể có hạ huyết áp, phù mạch và/hoặc co thắt cơ trơn. Phản ứng hiếm gây nguy hiểm đến tính mạng, mặc dù có thể xảy ra độc tính trên hệ tim mạch và thậm chí là ngưng tim.

1. Đặc điểm và xử trí phản ứng

  Ngứa, đỏ da vùng đầu mặt, cổ (có thể cả nửa người trên) trong vòng 20 phút hoặc chậm hơn sau khi tiêm truyền vancomycin là một phản ứng thường gặp (tỷ lệ 5-50%) bệnh nhân nội trú tiêm/truyền vancomycin.

  Phản ứng này được gọi là hội chứng do tiêm truyền vancomycin (vancomycin flushing syndrome, VFS), tên trước gọi là hội chứng Người đỏ (Red man syndrome, RMS). Đây là một phản ứng “giả dị ứng” hay “phản ứng dạng phản vệ” do sự mất hạt của tế bào mast và bạch cầu ưa kiềm dẫn đến sự giải phóng histamin độc lập với kháng thể IgE và/hoặc theo con đường bổ thể. Ngoài ngứa và đỏ da, trong một số trường hợp nặng bệnh nhân có thể có hạ huyết áp, phù mạch và/hoặc co thắt cơ trơn. Phản ứng hiếm gây nguy hiểm đến tính mạng, mặc dù có thể xảy ra độc tính trên hệ tim mạch và thậm chí là ngưng tim.


Hình 1. Một số biểu hiện của hội chứng do truyền vancomycin
(nguồn: The New England Journal of Medicine. 2021 Apr;384(14):1283-1286)

   Khi phản ứng VFS đã xảy ra, cần ngừng truyền ngay vancomycin. Kháng histamin H1, ví dụ như diphenhydramin (đường uống hoặc đường tĩnh mạch) có thể làm giảm các triệu chứng. Nếu xảy ra hạ huyết áp, cần xử trí theo quy trình phản vệ theo thông tư 51/2017/TT-BYT của Bộ Y tế. Sau khi hết mẫn ngứa, có thể thử truyền lại vancomycin với tốc độ chậm hơn nếu không có kháng sinh khác thay thế trong trị liệu (có thể thay thế bằng teicoplanin trong điều trị nhiễm khuẩn do tụ cầu kháng methicillin, MRSA nếu bệnh nhân không có chống chỉ định).

2. Yếu tố nguy cơ và dự phòng

 Yếu tố nguy cơ thường gặp trên bệnh nhân mắc hội chứng VFS gồm:

- Liều cao, nồng độ sau khi pha ≥ 5mg/ml

- Tiêm tĩnh mạch chậm hoặc tiêm bắp (do tính kích ứng mô của vancomycin)

- Tốc độ truyền tĩnh mạch nhanh hơn so với khuyến cáo

- Tiền sử bệnh nhân đã mắc VFS

- Chủng tộc người da trắng

Để làm giảm nguy cơ VFS khi sử dụng vancomycin cho bệnh nhân:

- Kiểm tra tiền sử sử dụng vancomycin của bệnh nhân và ADR (nếu có)

- Nên truyền tĩnh mạch (không nên tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch chậm)

- Tuân thủ hướng dẫn về pha dung dịch truyền và thời gian truyền (bảng 1)

- Thận trọng nếu phải sử dụng vancomycin trên bệnh nhân có yếu tố nguy với mục đích dự phòng phẫu thuật vì hậu quả có thể khó kiểm soát trong khi gây mê.

Bảng 1. Hướng dẫn pha dung dịch truyền và tốc độ truyền vancomycin


ĐƠN VỊ DƯỢC LÂM SÀNG

KHOA DƯỢC

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2022), Dược thư Quốc gia Việt Nam III

2. Bộ Y tế (2015), Hướng dẫn sử dụng kháng sinh

3. Tờ Hướng dẫn sử dụng thuốc của Vancomycin 1g (CTCP.Vinphaco)


5. Alvarez-Arango S, Ogunwole SM, Sequist TD, Burk CM, Blumenthal KG. Vancomycin Infusion Reaction - Moving beyond "Red Man Syndrome". The New England Journal of Medicine. 2021 Apr;384(14):1283-1286.

6. Martel TJ, Jamil RT, King KC. Red Man Syndrome. [Updated 2020 Nov 30]. In: StatPearls [Internet]. Treasure Island (FL): StatPearls Publishing; 2020 Jan-.

7. Peter F Weller (2020), Vancomycin hypersensitivity, viewed Jan 2021.



Tin tức liên quan:
THÔNG BÁO - TIN TỨC CHUNG
Danh sách người thực hành khám bệnh, chữa bệnh, cập nhật đến ngày 08/04/2025
Thông báo số 31 tuyển dụng nhân viên hợp đồng
Hội thi thiết kế, trình diễn thời trang “Xuân Ất Tỵ từ vật liệu tái chế” chào mừng Xuân Ất tỵ 2025
Danh sách người thực hành khám bệnh, chữa bệnh, cập nhật đến ngày 07/01/2025
Thông báo số 197 công nhận kết quả trúng tuyển kỳ xét tuyển viên chức đợt 2 năm 2024 của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Thông báo số 193 Kết quả tuyển dụng viên chức đợt 2 năm 2024 của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Hội thảo “Cập nhật mới trong Hồi sức sơ sinh 2024”
Hội thảo khoa học Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý Tai kỷ niệm 45 năm Xây dựng và Phát triển Trường Đại học Y Dược Cần Thơ 25/12/1979-25/12/2024
Tổ chức thành công Đại hội các Chi bộ thuộc Đảng Bộ Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Thông báo số 189 về thời gian và địa điểm ứng viên tham dự kiểm tra, sát hạch kỳ xét tuyển viên chức đợt 2 năm 2024
Cập nhật GOLD 2025 và những tiến bộ mới trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
HỘI THẢO KHOA HỌC - CẬP NHẬT MỚI TRONG HỒI SỨC SƠ SINH 2024
Thông báo số 182 Triệu tập ứng viên đủ điều kiện dự tuyển vòng 2 kỳ xét tuyển viên chức đợt 2 năm 2024 của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Thông báo số 181 Danh sách ứng viên đủ điều kiện và không đủ điều kiện dự tuyển vòng 2 kỳ xét tuyển viên chức đợt 2 năm 2024 của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Chương trình đo thành phần cơ thể và tư vấn dinh dưỡng miễn phí tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Ngày Thế giới Phòng chống Đái tháo đường
Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ phối hợp tổ chức khám sàng lọc và phẫu thuật dị tật bàn tay cho trẻ em
Hưởng ứng tuần lễ nhận thức Kháng sinh 2024
Danh sách người thực hành khám bệnh, chữa bệnh, cập nhật đến ngày 01/11/2024
Tuần lễ dinh dưỡng và phát triển năm 2024: “Tăng cường tiếp cận đa dạng thực phẩm, giàu dinh dưỡng để đảm bảo an ninh lương thực, an ninh dinh dưỡng cho tất cả mọi người”
ASPxHyperLink
LIÊN KẾT
BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
Địa chỉ: Số 179, Đường Nguyễn Văn Cừ, Phường An Khánh, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
Liên hệ: 02923 899 444
Fax: 02923 740 221
Cấp cứu: 02923 894 123
Email: bvdhydcantho@ctump.edu.vn
Facebook: https://www.facebook.com/bvdhydct
Website: http://bvdhydcantho.com
Tổng lượt truy cập: 7,861,570
THỜI GIAN KHÁM BỆNH NHƯ SAU:
- Thời gian lấy số thứ tự: 6h sáng các ngày làm việc trong tuần.
- Cấp cứu: 24/24 (kể cả ngày Lễ, Tết và Chủ nhật)
- Các ngày làm việc trong tuần: Từ Thứ Hai đến Thứ Sáu (hoặc theo thông báo)
- Lấy số thứ tự đăng ký:
Buổi sáng từ 5h30 - 10h45 | Buổi chiều từ 12h30 - 16h45
- Tiếp nhận bệnh nhân:
Buổi sáng từ 6h30 - 10h45 | Buổi chiều từ 13h - 16h45
- Thời gian khám bệnh:
Buổi sáng từ 7h - 11h | Chiều từ 13h - 17h
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI