x...ĐĂNG KÝ KHÁM TRƯỚC QUA HOTLINETƯ VẤN/CSKH
SearchArticle
Domperidon và tương tác chống chỉ định
CHUYÊN MỤC: Dược lý - Dược lâm sàng
Đăng vào lúc [2022-06-10 16:17:55] Lượt xem: 11371 470
Tác giả: Chưa xác định
  Domperidon là một hoạt chất có tác dụng đối kháng thụ thể dopamin với đặc tính chống nôn, tương tự như metoclorpamid. Do thuốc tác động đặc hiệu với thụ thể dopamin ở ngoại biên nên hầu như tác dụng phụ trên thần kinh như ngoại tháp rất hiếm gặp. Nhờ thúc đẩy nhu động của dạ dày (prokinetic agent), tăng trương lực cơ tâm vị và làm tăng biên độ mở rộng của cơ thắt môn vi sau ăn, domperidon được sử dụng khá phổ biến trong những bệnh lý khó tiêu chức năng ở những bệnh nhân dạ dày-ruột. Ngoài ra, domperidon cũng được chỉ định trong các bệnh lý trào ngược dạ dày-thực quản. 

Domperidon là một hoạt chất có tác dụng đối kháng thụ thể dopamin với đặc tính chống nôn, tương tự như metoclorpamid. Do thuốc tác động đặc hiệu với thụ thể dopamin ở ngoại biên nên hầu như tác dụng phụ trên thần kinh như ngoại tháp rất hiếm gặp. Nhờ thúc đẩy nhu động của dạ dày (prokinetic agent), tăng trương lực cơ tâm vị và làm tăng biên độ mở rộng của cơ thắt môn vi sau ăn, domperidon được sử dụng khá phổ biến trong những bệnh lý khó tiêu chức năng ở những bệnh nhân dạ dày-ruột. Ngoài ra, cũng nhờ điều hòa nhu động ống tiêu hóa, domperidon cũng được chỉ định trong các bệnh lý trào ngược dạ dày-thực quản.

Tuy nhiên, domperidon về mặt dược động học và độc tính là một tác nhân dễ gây tương tác nguy hiểm ở góc độ tim mạch với một số thuốc khác khi dùng đồng thời. Thuốc tiềm ẩn nguy cơ gây các biến cố tim mạch liên quan đến kéo dài khoảng QT trên điện tâm đồ, bao gồm loại xoắn đỉnh, nhồi máu cơ tim, ngừng tim và có thể tử vong. Về cơ chế phân tử giả định, một số nghiên cứu cho thấy hiện tượng thúc đẩy kéo dài QT do domperidon và một số thuốc khác (như amiodaron, terfenadin, macrolid, fluoroquinolon, ondansetron…) là do hiện tượng khử cực sớm (early afterdepolarizations) và hoạt động khởi kích (triggered activity) trong tái cực bị kéo dài. Hầu như các thuốc, bao gồm domperidon, kéo dài thời gian QT bằng cách ngăn chặn dòng kali ra ngoài, qua trung gian bằng kênh kali được mã hóa bằng gen HERG. Tần số tim giảm dẫn đến vận chuyển kali ra ngoài tế bào ít hơn trong quá trình tái cực. Sự giảm xuống này kết hợp trong nồng độ cao kali trong ngoại bào làm gia tăng mức độ ức chế IKr được thúc đẩy do thuốc, làm tăng khoảng thời gian QT.

Hình 1. Cơ chế ức chế dòng kali thúc đẩy gây tăng QT do thuốc


Nguy cơ gây biến cố tim mạch trên những bệnh nhân sử dụng domperidon tăng lên nếu bệnh nhân có tiền sử bệnh tim mạch (suy tim sung huyết, chậm nhịp xoang), hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu hoặc sử dụng liều cao hơn 30mg/ngày; sử dụng đồng thời với những thuốc cùng có nguy cơ gây tăng QT và các thuốc ức chế chế CYP3A4, bệnh nhân suy gan. Hiện nay, thông tin kê toa các biệt dược chứa domperidon luôn cảnh báo chống chỉ định sử dụng đồng thời với các thuốc khác có nguy cơ gây kéo dài quãng QT bao gồm:

-          Thuốc chống loạn nhịp tim (quinidin, disopyramid, amiodaron, sotalol…)

-          Thuốc chống loạn thần (như haloperidol, pimozid, sertindol);

-          Thuốc chống trầm cảm (như citalopram, escitalopram);

-          Kháng sinh (như erythromycin, levofloxacin, moxifloxacin, spiramycin, …);

-          Kháng nấm (như pentamidin);

-          Thuốc điều trị sốt rét (đặc biệt là halofantrin, lumefantrin);

-          Thuốc dạ dày – ruột (như cisaprid, dolasetron, prucaloprid);

-          Kháng histamin (như mequitazin, mizolastin);

-          Thuốc điều trị ung thư (như toremifen, vandetanib, vincamin);

-          Một số thuốc khác (như bepridil, diphemanil, methadon, ondansetron)…

Cuối năm 2021, Bộ Y tế ban hành quyết định 5948/QĐ-BYT về Ban hành danh mục tương tác thuốc chống chỉ định và chống chỉ định có điều kiện. Trong đó, tương tác giữa domperidon và một số thuốc gây kéo dài QT (clarithromycin, azithromycin, ciprofloxacin, levofloxacin, itraconazol, ondansetron…) là những cặp tương tác chống chỉ định bắt buộc. Việc quản lý những tương tác thuốc chống chỉ định là một phần quan trọng trong đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hợp lý tại Bệnh viện, tránh làm tăng các biến cố bất lợi cho người bệnh cũng như giảm thiểu chi phí liên quan đến sử dụng thuốc không hợp lý. Do đó, việc cập nhật kịp thời bằng nhiều hình thức khác nhau các tương tác thuốc nghiêm trọng và chống chỉ định cho bác sĩ kê đơn là rất cần thiết. 




Hình 2. Danh mục tóm tắt Tương tác thuốc Chống chỉ định tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ do Tổ Thông tin thuốc – Dược lâm sàng thực hiện (2/2022)



Đơn vị Dược lâm sàng – Thông tin thuốc – Khoa Dược

Tài liệu tham khảo:

1. Bộ Y tế (2022), quyết định 5948/QĐ-BYT về việc danh mục Tương tác thuốc chống chỉ định trong thực hành lâm sàng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh 

2. Bộ Y tế (2018), Dược thư Quốc gia Việt Nam

3. Cục Quản lý Dược Việt Nam (2015), Công văn số 9234/QLD-ĐK ngày 25/5/2015 về việc cập nhật thông tin dược lý đối với thuốc chứa domperidon

4. Phạm Hữu Văn (2013), Hội chứng QT dài mắc phải – Sinh lý bệnh, nguyên nhân, yếu tố thúc đẩy và điều trị. 

5. EMA (2014), Restrictions on the use of domperidone-containing medicines, dated 01 September 2014.

6. Ehrenpreis ED, Roginsky G, Alexoff A, Smith DG. Domperidone is Commonly Prescribed With QT-Interacting Drugs: Review of a Community-based Practice and a Postmarketing Adverse Drug Event Reporting Database. J Clin Gastroenterol. 2017 Jan;51(1):56-62.

7. Youssef AS, Parkman HP, Nagar S. Drug-drug interactions in pharmacologic management of gastroparesis. Neurogastroenterol Motil. 2015 Nov;27(11):1528-41

8. Templeton I, Ravenstijn P, Sensenhauser C, Snoeys J. A physiologically based pharmacokinetic modeling approach to predict drug-drug interactions between domperidone and inhibitors of CYP3A4. Biopharm Drug Dispos. 2016 Jan;37(1):15

9. Yap YG, Camm AJ. Drug induced QT prolongation and torsades de pointes. Heart 2003; 89:1363.




Tin tức liên quan:
THÔNG BÁO - TIN TỨC CHUNG
Danh sách người thực hành khám bệnh, chữa bệnh, cập nhật đến ngày 08/04/2025
Thông báo số 31 tuyển dụng nhân viên hợp đồng
Hội thi thiết kế, trình diễn thời trang “Xuân Ất Tỵ từ vật liệu tái chế” chào mừng Xuân Ất tỵ 2025
Danh sách người thực hành khám bệnh, chữa bệnh, cập nhật đến ngày 07/01/2025
Thông báo số 197 công nhận kết quả trúng tuyển kỳ xét tuyển viên chức đợt 2 năm 2024 của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Thông báo số 193 Kết quả tuyển dụng viên chức đợt 2 năm 2024 của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Hội thảo “Cập nhật mới trong Hồi sức sơ sinh 2024”
Hội thảo khoa học Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý Tai kỷ niệm 45 năm Xây dựng và Phát triển Trường Đại học Y Dược Cần Thơ 25/12/1979-25/12/2024
Tổ chức thành công Đại hội các Chi bộ thuộc Đảng Bộ Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Thông báo số 189 về thời gian và địa điểm ứng viên tham dự kiểm tra, sát hạch kỳ xét tuyển viên chức đợt 2 năm 2024
Cập nhật GOLD 2025 và những tiến bộ mới trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
HỘI THẢO KHOA HỌC - CẬP NHẬT MỚI TRONG HỒI SỨC SƠ SINH 2024
Thông báo số 182 Triệu tập ứng viên đủ điều kiện dự tuyển vòng 2 kỳ xét tuyển viên chức đợt 2 năm 2024 của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Thông báo số 181 Danh sách ứng viên đủ điều kiện và không đủ điều kiện dự tuyển vòng 2 kỳ xét tuyển viên chức đợt 2 năm 2024 của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Chương trình đo thành phần cơ thể và tư vấn dinh dưỡng miễn phí tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Ngày Thế giới Phòng chống Đái tháo đường
Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ phối hợp tổ chức khám sàng lọc và phẫu thuật dị tật bàn tay cho trẻ em
Hưởng ứng tuần lễ nhận thức Kháng sinh 2024
Danh sách người thực hành khám bệnh, chữa bệnh, cập nhật đến ngày 01/11/2024
Tuần lễ dinh dưỡng và phát triển năm 2024: “Tăng cường tiếp cận đa dạng thực phẩm, giàu dinh dưỡng để đảm bảo an ninh lương thực, an ninh dinh dưỡng cho tất cả mọi người”
ASPxHyperLink
LIÊN KẾT
BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
Địa chỉ: Số 179, Đường Nguyễn Văn Cừ, Phường An Khánh, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
Liên hệ: 02923 899 444
Fax: 02923 740 221
Cấp cứu: 02923 894 123
Email: bvdhydcantho@ctump.edu.vn
Facebook: https://www.facebook.com/bvdhydct
Website: http://bvdhydcantho.com
Tổng lượt truy cập: 7,874,243
THỜI GIAN KHÁM BỆNH NHƯ SAU:
- Thời gian lấy số thứ tự: 6h sáng các ngày làm việc trong tuần.
- Cấp cứu: 24/24 (kể cả ngày Lễ, Tết và Chủ nhật)
- Các ngày làm việc trong tuần: Từ Thứ Hai đến Thứ Sáu (hoặc theo thông báo)
- Lấy số thứ tự đăng ký:
Buổi sáng từ 5h30 - 10h45 | Buổi chiều từ 12h30 - 16h45
- Tiếp nhận bệnh nhân:
Buổi sáng từ 6h30 - 10h45 | Buổi chiều từ 13h - 16h45
- Thời gian khám bệnh:
Buổi sáng từ 7h - 11h | Chiều từ 13h - 17h
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI