x...ĐĂNG KÝ KHÁM TRƯỚC QUA HOTLINETƯ VẤN/CSKH
SearchArticle
Điều trị xẹp đốt sống loãng xương bằng bơm Cement sinh học
CHUYÊN MỤC: Hệ Ngoại Chấn thương chỉnh hình
Đăng vào lúc [2020-09-28 14:34:38] Lượt xem: 3807 224
Tác giả: Chưa xác định
  Xẹp thân đốt sống thường dẫn đến đau lưng nghiêm trọng và tàn phế. Nhiều bệnh nhân có thể mắc bệnh đáng kể và giảm chất lượng cuộc sống sau cơn đau dữ dội, bất động kéo dài, chứng gù lưng, giảm chức năng phổi, trầm cảm và mất khả năng sinh hoạt độc lập. Bệnh nhân xẹp đốt sống cũng có nguy cơ cao bị đau lưng mãn tính, tăng tỷ lệ tử vong nếu không được điều trị.

Xẹp thân đốt sống thường dẫn đến đau lưng nghiêm trọng và tàn phế. Nhiều bệnh nhân có thể mắc bệnh đáng kể và giảm chất lượng cuộc sống sau cơn đau dữ dội, bất động kéo dài, chứng gù lưng, giảm chức năng phổi, trầm cảm và mất khả năng sinh hoạt độc lập. Bệnh nhân xẹp đốt sống cũng có nguy cơ cao bị đau lưng mãn tính, tăng tỷ lệ tử vong nếu không được điều trị.


Căn nguyên phổ biến nhất của xẹp đốt sống là loãng xương. Các nguyên nhân khác bao gồm khối u ác tính nguyên phát và di căn, chấn thương, u máu, và chứng hoại tử xương. Hơn 700.000 bệnh nhân xẹp đốt sống liên quan đến loãng xương được chẩn đoán mỗi năm ở Hoa Kỳ, dẫn đến khoảng 115.000 người nhập viện. Trên toàn thế giới, 1,4 triệu người bị ảnh hưởng bởi xẹp đốt sống hàng năm; nguy cơ suốt đời đối với xẹp đốt sống là 16% ở phụ nữ và 5% ở nam giới.


Phương pháp điều trị chuẩn cho xẹp đốt sống gây đau là điều trị bảo tồn, bao gồm sử dụng thuốc giảm đau, nghỉ ngơi tại giường và mang nẹp bên ngoài. Các triệu chứng thường cải thiện sau 4 đến 6 tuần; khoảng 2/3 bệnh nhân sẽ đáp ứng với các biện pháp bảo tồn. Tuy nhiên, có đến một phần ba số bệnh nhân không cải thiện và sẽ cần dùng phương pháp điều trị khác.


Tạo hình đốt sống (Veterbroplasty), được mô tả lần đầu tiên vào năm 1987 đã trở thành một phương pháp điều trị thay thế được sử dụng rộng rãi cho bệnh xẹp đốt sống có triệu chứng kháng trị với điều trị bảo tồn. Tạo hình đốt sống là một thủ thuật có hướng dẫn bằng hình ảnh xâm lấn tối thiểu bao gồm tiêm cement sinh học vào phần thân đốt sống bị gãy giúp giảm đau và ổn định vết gãy. Loại Cement sinh học được sử dụng rộng rãi nhất vẫn là polymethyl methacrylate (PMMA). Kyphoplasty cũng là một quy trình tương tự sử dụng một miếng đệm bóng bơm hơi, giúp phục hồi chiều cao thân sống và tạo ra một khoảng trống cho phép bơm cement an toàn hơn vào thân đốt sống bị gãy. Cả hai quy trình này đều đã được chứng minh hiệu quả và an toàn.

1. Triệu chứng lâm sàng:

- Đau lưng tăng dần có thể sau 1 chấn thương nhẹ hoặc sau khiêng vật nặng.

- Cơn đau liên quan đến vận động: Đau khi thay đổi tư thế, khi đi lại

- Có thể dẫn đến biến dạng cột sống như gù cột sống

- Ấn cột sống có điểm đau chói

-  Ít khi chèn ép thần kinh gây tê và yếu chi.


2. Cận lâm sàng:

     Đo mật độ xương (DEXA): được coi là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh loãng xương. Loãng xương được chẩn đoán khi mật độ khoáng xương  (T-Score) ≤ -2,5 độ lệch chuẩn.

     Chụp X quang cột sống: giảm chiều cao thân sống, cột sống gập góc, ....

     Chụp cắt lớp vi tính cột sống: thấy hình ảnh đốt sống xẹp có chèn ép ống sống, vỡ xương phức tạp hay không

     Hình ảnh cộng hưởng từ (MRI) cột sống: để phân biệt xẹp đốt sống do loãng xương, hay nguyên nhân khác.

Hình 1: Hình ảnh xẹp đốt sống trên phim cột sống thắt lưng


3. Chỉ định BƠM CEMENT SINH HỌC TRONG XẸP ĐỐT SỐNG LOÃNG XƯƠNG:

     Xẹp đốt sống gây đau cấp tính và bán cấp ở những bệnh nhân không đáp ứng với điều trị bảo tồn kéo dài từ 4 đến 6 tuần.

     Xẹp đốt sống sau chấn thương gây đau giai đoạn mạn tính và có phù tủy xương trên phim MRI.


4Chống chỉ định tuyệt đối:

     Xẹp đốt sống không triệu chứng và bệnh nhân cải thiện bằng điều trị bảo tồn bảo tồn.

     Điều trị dự phòng ở bệnh nhân loãng xương không có xẹp đốt sống.

     Rối loạn đông máu

     Nhiễm trùng tại chỗ hoặc toàn thân đang hoạt động.

     Dị ứng với PMMA hoặc các sản phẩm xi măng.

     Xẹp đốt sống do chấn thương cấp: bơm cement sinh học sẽ cản trở quá trình liền xương.


Hình 2: Hình ảnh thực hiện bơm cement sinh học vào thân đốt sống


Do xẹp đốt sống thường đi kèm với bệnh lý loãng xương ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh nên việc điều trị phối hợp với điều trị loãng xương là bắt buộc để đem lại hiệu quả điều trị cao. Đối với người cao tuổi, nhất là phụ nữ mãn kinh cần phải có chế độ sinh hoạt điều độ về dinh dưỡng và tập luyện. Nên bổ sung các khoáng chất chứa giàu vitamin D, canxi và vitamin khác cùng với ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng. Nếu đã loãng xương nặng cần phải điều trị thuốc loãng xương kéo dài ít nhất 3 năm để hạn chế biến chứng gãy xương tiếp theo. 


Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ đã thực hiện điều trị xẹp đốt sống loãng xương bằng bơm cement sinh học nhiều năm nay, với kết quả khả quan, đem lại niềm vui cho bệnh nhân cột sống. Đây là một kỹ thuật đòi hỏi kỹ thuật và phương tiện hỗ trợ cao cấp. Các chuyên gia phẫu thuật cột sống ở Bệnh viện Trường có kinh nghiệm và lòng tận tâm đã giúp nhiều bệnh nhân bỏ đi nỗi sợ về đau cột sống, tránh biến chứng tàn phế, trở về với cuộc sống hàng ngày.


5. Các dấu hiệu cần đi khám và để phát hiện sớm xẹp đốt sống loãng xương:

- Người lớn tuổi > 60 tuổi, phụ nữ mãn kinh, người dùng thuốc giảm đau kéo dài thường xuyên bị đau lưng tại chỗ

- Đau lưng kéo dài sau té ngã nhẹ

- Đau lưng trên bệnh nhân có loãng xương

Đơn vị tư vấn điều trị:

1.   Ths.BS. Nguyễn Lê Hoan, Phó trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. (Phòng khám số 20)

2.    Ths.BS.CK1. Nguyễn Duy Linh, chuyên khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. (Phòng khám số 04)

 

Ths.BS.CK1 Nguyễn Duy Linh

Trung tâm xạ phẫu bằng dao Gamma - Ngoại thần kinh

 



Tin tức liên quan:
THÔNG BÁO - TIN TỨC CHUNG
HỘI THẢO KHOA HỌC - CẬP NHẬT MỚI TRONG HỒI SỨC SƠ SINH 2024
Danh sách người thực hành khám bệnh, chữa bệnh, cập nhật đến ngày 01/11/2024
Quyết định số 761/QĐ-BVTĐHYDCT về việc thành lập Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
Ngày “Thế giới rửa tay” (Global Handwashing Day)
Thông báo: về việc kết quả tuyển dụng hợp đồng
Hội thảo “Quản lý dinh dưỡng trên người bệnh thận mạn: Cập nhật hướng dẫn thực hành 2024"
Viêm da tiết bã: triệu chứng và chẩn đoán
Kế hoạch số 849 Chiêu sinh đào tạo thực hành để cấp giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2024
Thông báo số 146 Chiêu sinh đào tạo thực hành để cấp giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2024
Thông báo số 142/TB-BVTĐHYDCT về việc tuyển dụng nhân viên hợp đồng
Thông báo số 140/TB-BVTĐHYDCT về việc tuyển dụng nhân viên hợp đồng
BẢN CÔNG BỐ Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu là cơ sở thực hành trong đào tạo khối ngành sức khoẻ (đợt 2).
BẢN CÔNG BỐ Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu là cơ sở thực hành
Thông báo số 126 tuyển dụng nhân viên hợp đồng
Thông báo số 104 Về việc tổ chức hội thảo “Chế độ dinh dưỡng trước, trong và sau phẫu thuật”
Thông báo số 102 Hướng dẫn quy trình xét tuyển vòng 2 kỳ tuyển viên chức đợt 1 năm 2024 của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
Thông báo số 100 về thời gian và địa điểm ứng viên tham dự kiểm tra, sát hạch kỳ xét tuyển viên chức đợt 1 năm 2024 của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Thông báo số 99 Triệu tập ứng viên đủ điều kiện dự tuyển vòng 2 kỳ xét tuyển viên chức đợt 1 năm 2024 của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Thông báo số 95 Danh sách ứng viên đủ điều kiện dự tuyển vòng 2 kỳ xét tuyển viên chức đợt 1 năm 2024 của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Thông báo số 64 Nghỉ Lễ Giỗ tổ Hùng Vương năm 2024
ASPxHyperLink
LIÊN KẾT
BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
Địa chỉ: Số 179, Đường Nguyễn Văn Cừ, Phường An Khánh, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
Liên hệ: 02923 899 444
Fax: 02923 740 221
Cấp cứu: 02923 894 123
Email: bvdhydcantho@ctump.edu.vn
Facebook: https://www.facebook.com/bvdhydct
Website: http://bvdhydcantho.com
Tổng lượt truy cập: 7,331,561
THỜI GIAN KHÁM BỆNH NHƯ SAU:
- Thời gian lấy số thứ tự: 6h sáng các ngày làm việc trong tuần.
- Cấp cứu: 24/24 (kể cả ngày Lễ, Tết và Chủ nhật)
- Các ngày làm việc trong tuần: Từ Thứ Hai đến Thứ Sáu (hoặc theo thông báo)
- Tiếp nhận bệnh nhân:
Buổi sáng từ 6h45 - 10h45 | Buổi chiều từ 13h - 16h45
- Thời gian khám bệnh:
Buổi sáng từ 7h - 11h | Chiều từ 13h - 17h
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI