Trình độ khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ, kinh tế, xã hội ngày càng phát triển làm nâng cao chất lượng cuộc sống,
tuổi thọ con người vì thế cũng tăng lên. Bên cạnh
đó chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý, tình trạng hút
thuốc lá, béo phì, lười vận động làm tăng tỉ lệ các bệnh mạn tính như: đái tháo
đường, viêm tắc mạch máu, loét tì đè,… Cùng với đó, tình trạng giao thông phức tạp dẫn đến nhiều tai nạn nghiêm trọng.
Các vấn đề sức khoẻ trên có thể gây ra một số bệnh lý như nhiễm trùng - loét
bàn chân do đái tháo đường, loét cùng cùng cụt do nằm lâu tì đè, vết thương phần
mềm phức tạp,… các vết thương này có đặc điểm chung là chậm lành, cần nhiều thời
gian chăm sóc và tốn kém nhiều chi phí.
Việc điều trị liền vết thương khó lành hiện nay có nhiều phương
pháp như: yếu tố tăng trưởng biểu bì, oxy áp suất cao, các vật liệu thay thế da, đặc biệt là phương pháp hút áp lực âm. Trong đó liệu pháp hút áp
lực âm liên tục có nhiều ưu điểm vượt trội và có hiệu
quả tốt.
Tại Khoa Ngoại Chấn thương Chỉnh hình – Thần
kinh, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ trong
nhiều năm qua, đã điều trị rất thành công bằng
phương pháp này cho nhiều người bệnh.
Đặc điểm của liệu pháp hút áp lực âm
liên tục:
Sử dụng dẫn lưu áp lực thấp (áp lực âm) so với áp lực không khí để hút
dịch từ bề mặt vết thương nhờ một tấm bọt xốp, có tác dụng phân bố đều áp lực trên toàn bộ vết thương.
Cơ
chế tác dụng của hút áp lực âm:
· Áp lực âm làm giảm dịch phù nề từ khoảng kẽ.
Dịch này chứa các mảnh tế bào vỡ, các chất trung gian gây viêm và các thành
phần tăng tính thẩm thấu thành mạch, làm kéo dài thời gian lành vết thương.
· Làm tăng cung cấp lượng máu đến vết thương,
cải thiện cung cấp oxy và chất dinh dưỡng tại vết thương.
· Làm giảm số lượng vi khuẩn.
· Sức căng trên bề mặt vết thương do áp lực âm
gây ra làm tăng tổng hợp protein và chất nền; tăng tân sinh mạch và kích thích
hình thành mô hạt.
· Tác dụng hút cơ học trực tiếp làm co vết
thương tương tự như tác động của căng tổ chức.
Một số chỉ định sử dụng liệu pháp hút áp
lực âm liên tục:
· Vết thương
cấp tính bao gồm vết thương bỏng, chấn thương và phẫu thuật.
· Vết thương mạn
tính bao gồm loét tì đè, loét do viêm tĩnh mạch, loét do tiểu
đường
· Ghép da.
Theo dõi trong quá trình điều trị
· Thời gian
hút từ 48-72 giờ hoặc tùy theo tình trạng vết thương, có thể hút 2 đến 3 lần.
· Sau khi vết
thương sạch, mô hạt mọc tốt bác sĩ chuyên khoa sẽ chọn phương pháp che phủ vết
thương hợp lý.
Tóm lại
- Đây là một phương pháp dễ thực hiện và
làm vết thương mau lành
- Hạ thấp chi phí và rút ngắn thời gian điều trị
cho bệnh nhân.
Nguồn: Khoa
Ngoại CTCH – TK