x...ĐĂNG KÝ KHÁM TRƯỚC QUA HOTLINETƯ VẤN/CSKH
SearchArticle
Những vấn đề cần lưu ý sau phẫu thuật thay khớp háng
CHUYÊN MỤC: Hệ Ngoại Chấn thương chỉnh hình
Đăng vào lúc [2022-11-02 13:20:27] Lượt xem: 5259 527
Tác giả: Chưa xác định       Phẫu thuật thay khớp háng là một phương pháp điều trị hiệu quả nhằm thay thế khớp háng bị tổn thương bằng khớp háng nhân tạo, phương pháp điều trị này được thực hiện khá phổ biến, sau điều trị bệnh nhân có thể vận động được sớm hơn. Bên những lợi ích mà phương pháp điều trị này mang lại thì một tỷ lệ thấp biến chứng cũng có thể xảy ra. Vì vậy, hướng dẫn chăm sóc sau phẫu thuật rất quan trọng để giảm thiểu tối đa các biến chứng, kéo dài tuổi thọ của khớp nhân tạo và phục hồi lại chức năng cho bệnh nhân tốt hơn.
Phẫu thuật thay khớp háng là gì?
     Phẫu thuật thay khớp háng được chỉ định điều trị cho những bệnh nhân có tổn thương tại khớp háng như gãy cổ xương đùi, hoại tử chỏm xương đùi, thoái hóa khớp háng, viêm khớp dạng thấp gây mất chức năng khớp háng và một số trường hợp đặc biệt khác. Phẫu thuật thay khớp háng có 2 loại là phẫu thuật thay khớp háng toàn phần (thay cả ổ cối và chỏm xương đùi) và phẫu thuật thay khớp háng bán phần (chỉ thay chỏm xương đùi).

Những biến chứng có thể xảy ra sau phẫu thuật thay khớp háng
     Phẫu thuật thay khớp háng đã được thực hiện rộng rãi ở nhiều nơi, thời gian phẫu thuật không quá kéo dài. Do đó, các biến chứng thường không phổ biến và chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp. Một số biến chứng sớm có thể gặp như nhiễm trùng sau phẫu thuật, trật khớp háng nhân tạo, huyết khối tĩnh mạch sâu. Muộn hơn có thể gặp các biến chứng như gãy xương quanh dụng cụ, mòn ổ cối (khi thay khớp háng bán phần).

Một số vấn đề cần lưu ý sau phẫu thuật thay khớp háng
     Nhiễm trùng sau phẫu phẫu thuật
          Nhiễm trùng sau phẫu thuật là một vấn đề đáng quan tâm vì ảnh hưởng rất nhiều đến sự phục hồi của người bệnh. Một số yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến nhiễm trùng vết mổ như đái tháo đường, hội chứng Cushing, thể trạng suy kiệt, bệnh nhân có sử dụng thuốc ức chế miễn dịch,… Để giảm thiểu biến chứng này, bên cạnh việc sử dụng kháng sinh thì kiểm soát các yếu tố nguy cơ trên là rất quan trọng, đặc biệt ở bệnh nhân có đái tháo đường cần được theo dõi mức đường huyết và kiểm soát trong giới hạn cho phép. Bên cạnh đó việc đảm bảo dinh dưỡng cho người bệnh cũng rất cần thiết để phục hồi sức khỏe sau phẫu thuật.
          Ngoài ra, nhiễm trùng đường hô hấp và nhiễm trùng đường tiết niệu cũng thường xảy ra sau phẫu thuật. Do đó, người bệnh được kiểm soát đau tốt và khuyên khích tập vật lý trị liệu sớm để giải phóng khỏi giường bệnh, đồng thời đó hướng dẫn các bài tập về hô hấp và vỗ lưng. Ngoài ra, cũng cần theo dõi lượng nước nhập xuất để bù nước phù hợp với tình trạng của người bệnh, nếu nước tiểu đục thì cần phải chú ý đến vấn đề nhiễm trùng đường tiết niệu.

     Huyết khối tĩnh mạch sâu
          Huyết khối tĩnh mạch sâu có thể xảy ra sau các phẫu thuật như thay khớp háng, thay khớp gối hoặc một số bệnh nhân phẫu thuật lớn vùng bụng chậu. Một số giả thuyết được cho là dẫn đến huyết khối tĩnh mạch sâu như tình trạng tăng đông máu, tổn thương nội mạch và ứ trệ tuần hoàn. Bệnh nhân thường có biểu hiện phù nề căng tức chi phẫu thuật. Nếu huyết khối tĩnh mạch sâu di chuyển gây thuyên tắc có thể dẫn đến tình trạng nặng nề hơn với biểu hiện suy hô hấp cấp và có nguy cơ tử vong cao. Khi điều trị bệnh nhân phải được sử dụng thuốc kháng đông để dự phòng huyết khối tĩnh mạch sâu từ 4-5 tuần sau phẫu thuật. Băng ép chi phẫu thuật và tập vận động co cơ bằng cách gấp duỗi cổ chân và ngồi gấp duỗi gối thường xuyên tại giường có thể cải thiện tình trạng lưu thông mạch máu cũng giúp hạn chế biến chứng này.

Hình ảnh một số bài tập đơn giản giúp cải thiện sự lưu thông mạch máu

     Trật khớp háng sau phẫu thuật
          Hầu hết các trường hợp thay khớp háng được thực hiện với đường mổ ở phía sau nên bao khớp và dây chằng phía sau sẽ yếu hơn nên khớp háng nhân tạo thường có xu hướng trật ra phía sau. Tư thế thuận lợi có thể dẫn đến trật khớp háng là gấp, khép và xoay trong khớp háng. Do đó, bệnh nhân được hướng dẫn một số tư thế cần tránh để hạn chế vấn đề này như ngồi xổm, ngồi võng, cúi người để nhặt đồ vật; ngoài ra phải sử dụng bồn cầu cao khi đi vệ sinh, khi ngủ phải để gối ôm giữa 2 chân, hạn chế nằm nghiêng khi ngủ.

Hình ảnh một số tư thế cần tránh sau phẫu thuật thay khớp háng

     Mòn ổ cối và gãy xương quanh dụng cụ
          Để hạn chế vấn đề này bệnh nhân phải tránh không để té ngã hoặc chấn thương. Đặc biệt ở người lớn tuổi thường đi kèm với tình trạng loãng xương, do đó cần chú ý bổ sung canxi D3 và sử dụng thuốc chống loãng xương sau phẫu thuật thay khớp háng. Khung tập đi là phương tiện hỗ trợ đi lại vững chắc được khuyến khích sử dụng sau phẫu thuật. Cần chú ý mang các loại dép có độ ma sát cao, những nơi trơn trượt trong nhà nên lắp đặt các thanh vịn hỗ trợ để tránh té ngã.

Hình ảnh các thanh vịn hỗ trợ trong nhà vệ sinh

Khoa Ngoại Chấn thương chỉnh hình – Thần kinh




Tin tức liên quan:
THÔNG BÁO - TIN TỨC CHUNG
Danh sách người thực hành khám bệnh, chữa bệnh, cập nhật đến ngày 01/11/2024
Quyết định số 761/QĐ-BVTĐHYDCT về việc thành lập Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
Ngày “Thế giới rửa tay” (Global Handwashing Day)
Thông báo: về việc kết quả tuyển dụng hợp đồng
Hội thảo “Quản lý dinh dưỡng trên người bệnh thận mạn: Cập nhật hướng dẫn thực hành 2024"
Viêm da tiết bã: triệu chứng và chẩn đoán
Kế hoạch số 849 Chiêu sinh đào tạo thực hành để cấp giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2024
Thông báo số 146 Chiêu sinh đào tạo thực hành để cấp giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2024
Thông báo số 142/TB-BVTĐHYDCT về việc tuyển dụng nhân viên hợp đồng
Thông báo số 140/TB-BVTĐHYDCT về việc tuyển dụng nhân viên hợp đồng
BẢN CÔNG BỐ Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu là cơ sở thực hành trong đào tạo khối ngành sức khoẻ (đợt 2).
BẢN CÔNG BỐ Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu là cơ sở thực hành
Thông báo số 126 tuyển dụng nhân viên hợp đồng
Thông báo số 104 Về việc tổ chức hội thảo “Chế độ dinh dưỡng trước, trong và sau phẫu thuật”
Thông báo số 102 Hướng dẫn quy trình xét tuyển vòng 2 kỳ tuyển viên chức đợt 1 năm 2024 của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
Thông báo số 100 về thời gian và địa điểm ứng viên tham dự kiểm tra, sát hạch kỳ xét tuyển viên chức đợt 1 năm 2024 của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Thông báo số 99 Triệu tập ứng viên đủ điều kiện dự tuyển vòng 2 kỳ xét tuyển viên chức đợt 1 năm 2024 của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Thông báo số 95 Danh sách ứng viên đủ điều kiện dự tuyển vòng 2 kỳ xét tuyển viên chức đợt 1 năm 2024 của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Thông báo số 64 Nghỉ Lễ Giỗ tổ Hùng Vương năm 2024
Thông báo số 42 Về việc tuyển chọn bệnh nhi Chương trình phẫu thuật miễn phí “Thắp sáng nụ cười trẻ thơ” năm 2024
ASPxHyperLink
LIÊN KẾT
BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
Địa chỉ: Số 179, Đường Nguyễn Văn Cừ, Phường An Khánh, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
Liên hệ: 02923 899 444
Fax: 02923 740 221
Cấp cứu: 02923 894 123
Email: bvdhydcantho@ctump.edu.vn
Facebook: https://www.facebook.com/bvdhydct
Website: http://bvdhydcantho.com
Tổng lượt truy cập: 7,276,414
THỜI GIAN KHÁM BỆNH NHƯ SAU:
- Thời gian lấy số thứ tự: 6h sáng các ngày làm việc trong tuần.
- Cấp cứu: 24/24 (kể cả ngày Lễ, Tết và Chủ nhật)
- Các ngày làm việc trong tuần: Từ Thứ Hai đến Thứ Sáu (hoặc theo thông báo)
- Tiếp nhận bệnh nhân:
Buổi sáng từ 6h45 - 10h45 | Buổi chiều từ 13h - 16h45
- Thời gian khám bệnh:
Buổi sáng từ 7h - 11h | Chiều từ 13h - 17h
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI