Đau khớp vai là một triệu chứng khá phổ biến khiến bệnh nhân phải đến khám bệnh. Có rất nhiều nguyên nhân gây đau khớp như hội chứng chóp xoay, căng cơ, thoái hóa khớp vai, thoái hóa khớp cùng đòn, bệnh lý rễ thần kinh vùng cột sống cổ, bệnh lý tim mạch,… Trong số các bệnh lý nêu trên thì bệnh lý ở gân chóp xoay là nguyên nhân phổ biến nhất. Nếu bệnh nhân được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời thì có thể điều trị dứt điểm, tuy nhiên trường hợp đến muộn có thể ảnh hưởng đến chức năng khớp vai.
Gân chóp xoay là gì?
Gân chóp xoay là một
hệ thống cấu trúc có 4 gân gồm gân cơ trên gai, gân dưới vai, gân dưới gai và
gân cơ tròn bé. Gân chóp xoay có chức năng thực hiện các động tác ở vùng vai
như gấp duỗi, dạng khép, xoay trong và xoay ngoài. Với vai trò chuyên biệt như
trên, khi gân chóp xoay bị tổn thương thì chức năng khớp vai sẽ bị giới hạn.
Hình cấu trúc giải phẫu gân chóp xoay
Nguyên nhân rách gân
chóp xoay là gì ?
Gân chóp xoay có thể rách do chấn thương vùng
vai, viêm hoặc thoái hóa gân. Các chấn thương trực tiếp vào vùng vai có thể gây
rách gân, nguyên nhân này thường gặp ở người trẻ sau tai nạn giao thông hoặc
tai nạn lao động. Ngoài ra, người lao động nặng khuân vác hoặc yếu tố nghề nghiệp
có những sang chấn lập đi lập lại ở vùng vai, vận động viên chơi các môn thể
thao như tennis, cầu lông, bơi lội cũng được xem là có yếu tố nguy cơ của bệnh
lý này. Rách gân chóp xoay do viêm hoặc thoái hóa gân thường gặp ở người bệnh ở
độ tuổi trung niên và lớn tuổi, bệnh nhân có tiền sử đau dai dẳng vùng vai trước
đó, một số trường hợp đến khám vì bị đau nhiều kèm giới hạn vận động sau khiêng
vật nặng.
Làm sao để
chẩn đoán rách gân chóp xoay ?
Bệnh nhân thường đến khám với tình trạng đau
dai dẳng vùng vai, thường đau nhiều về đêm khiến bệnh nhân khó ngủ hoặc mất ngủ
không thể nằm nghiêng về bên đau, đôi khi đau khu trú tại khớp vai hoặc lan xuống
cánh tay. Một số trường hợp khác có dấu hiệu giới hạn tầm vận động của khớp
vai, không thể đưa tay quá đầu, đưa ra sau lưng, đôi khi giả liệt, chính vì điều
này làm ảnh hưởng đến các sinh hoạt hằng ngày như mặt áo, vệ sinh thân thể. Để
chẩn đoán rách gân chóp xoay, bệnh nhân được thực hiện các nghiệm pháp thăm
khám các gân chóp xoay, bên cạnh đó đánh giá tầm vận động của khớp vai cũng rất
quan trọng. Dựa trên các dấu hiệu lâm sàng, bệnh nhân được siêu âm, chụp Xquang
và MRI để chẩn đoán xác định kích thước, vị trí lổ rách gân và các nguyên
nhân gây hẹp khoang dưới mỏm cùng vai.
Bệnh nhân N.T.U 59 tuổi đến Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ điều
trị với tình trạng giới hạn tầm vận động chủ động, chẩn đoán rách hoàn toàn gân
chóp xoay và được chỉ định phẫu thuật khâu gân chóp xoay qua nội soi khớp vai
Rách gân chóp xoay phải
điều trị như thế nào ?
Hội chứng chóp xoay có thể điều trị bằng tập vật
lý trị liệu, thuốc kháng viêm giảm đau, tiêm corticoid vào khoang dưới mỏm cùng
vai và phẫu thuật nội soi khớp vai. Bệnh nhân cần được đánh giá tình trạng bệnh
lý qua thăm khám, siêu âm, chụp Xquang và MRI, từ đó sẽ được tư vấn áp dụng các
phương pháp điều trị cụ thể. Những trường hợp rách hoàn toàn gân cơ chóp xoay
hoặc rách bán phần gân chóp xoay kèm với hẹp khoang dưới mỏm cùng vai có chỉ định
phẫu thuật nội soi khớp vai khâu lại gân và làm rộng khoang dưới mỏm cùng vai.
Tập vật lý trị liệu là một liệu pháp quan trọng sau phẫu thuật giúp bệnh nhân
phục hồi chức năng như ban đầu.
Hình ảnh minh họa phẫu
thuật nội soi khâu phục hồi gân chóp xoay Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ đã tiến
hành phẫu thuật nội soi khớp vai cho nhiều bệnh nhân có tình trạng rách gân cơ
chóp xoay, phẫu thuật này được thanh toán Bảo hiểm y tế. Bệnh nhân có các dấu
hiệu nêu trên có thể liên hệ để khám và được tư vấn điều trị cụ thể.
Khoa-Bộ môn Chấn thương
Chỉnh hình
Ths.Bs. Trần Quang Sơn
(:
0389.995.591