x...ĐĂNG KÝ KHÁM TRƯỚC QUA HOTLINETƯ VẤN/CSKH
SearchArticle
Điều trị thoái hóa khớp gối bằng liệu pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP)
CHUYÊN MỤC: Hệ Ngoại Chấn thương chỉnh hình
Đăng vào lúc [2021-05-19 15:32:50] Lượt xem: 3553 317
Tác giả: Chưa xác định
     Thoái hóa khớp là bệnh khớp mạn tính rất thường gặp và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đau, giảm hoặc mất khả năng vận động ở người cao tuổi. Liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu tự thân (PRP -Platelet Rich Plasma) đã mở ra một hướng mới điều trị bảo tồn thoái hóa khớp với đích tác động tới căn nguyên của bệnh là sụn khớp.

Quy trình chiết tác huyết tương giàu tiểu cầu như thế nào?
     Huyết tương giàu tiểu cầu được chiết tách từ chính máu của người bệnh, được thực hiện bằng cách lấy khoảng 20-50ml máu. Sau đó tiến hành ly tâm để loại bỏ hồng cầu, bạch cầu, thu về lượng huyết tương có nồng độ tiểu cầu gấp 4-8 lần so với huyết tương bình thường.

     Tiểu cầu sau khi đã được hoạt hóa được sử dụng để tiêm trực tiếp vào vùng cần điều trị của bệnh nhân. Máu giàu tiểu cầu đa phần được lấy được lấy từ tĩnh mạch cánh tay của bệnh nhân.

     Cơ chế hoạt động của PRP là sau khi được tiêm vào vị trí tổn thương, sẽ phóng thích các yếu tố tăng trưởng, kích thích quá trình làm lành vết thương, tăng trưởng mô, sợi.
Đối tượng nào nên và không nên lựa chọn liệu pháp PRP cho các bệnh xương khớp nào?
     Nhóm bệnh thường có chỉ định điều trị bằng tiêm PRP:
           Bệnh lý chóp xoay (viêm, rách chóp xoay).
           Viêm điểm bám gân tại vùng khuỷu, vùng cổ tay, gối.
           Viêm gân hoặc các bệnh lý về gân khác.
           Chấn thương sụn chêm và dây chằng.
           Thoái hóa khớp.

     Những những trường hợp sau đây không nên tiêm PRP trong điều trị bệnh xương khớp.
           Người có nồng độ Hemoglobin máu dưới 110g/l.
           Người có tiểu cầu máu dưới 150.000 /mm3.
           Thai nghén.
        Bệnh nhân thoái hóa khớp gối chưa loại trừ được các bệnh kèm theo như viêm khớp gối nhiễm khuẩn (viêm khớp mủ, lao khớp).
           Bệnh nhân tiêm corticoid/ acid hyaluronic tại khớp gối tổn thương với mũi tiêm gần nhất trong vòng 6 tuần trước.

     Đặc biệt thận trọng với bệnh nhân đái tháo đường, tăng huyết áp, viêm khớp dạng thấp, bệnh máu trong đó có các bệnh lý rối loạn chức năng tiểu cầu, bệnh lý tim mạch nặng, suy giảm miễn dịch, đang dùng liệu pháp chống đông… Chỉ thực hiện thủ thuật tiêm PRP khi các bệnh lý trên đã được kiểm soát tốt.


Ưu điểm của điều trị PRP trong bệnh xương khớp
     • Các yếu tố tăng trưởng trong các tiểu cầu thúc đẩy tăng trưởng của tế bào da mới liên tục.
     • Hiệu quả sinh học của huyết tương giàu tiểu cầu trên quá trình tái tạo mô rất đáng kể. Các tài liệu đã công bố cho thấy rằng lợi ích thực sự của huyết tương giàu tiểu cầu là giảm đau tuyệt vời ở vùng điều trị.

     So với các phương pháp điều trị truyền thống là sử dụng thuốc, trường hợp nặng có chỉ định phẫu thuật, PRP được đánh giá cao về sự an toàn và giúp chấm dứt cơn đau nhanh chóng tới 80-90%. 

     Với tác động vào cơ chế bệnh sinh của bệnh thoái hóa khớp, kỹ thuật tách chiết PRP đơn giản, an toàn, liệu pháp điều trị PRP đang hứa hẹn là một trong những lựa chọn điều trị tốt cho bệnh nhân mắc các bệnh lý cơ xương khớp, đặc biệt là thoái hóa khớp.

Chi tiết xin liên hệ bác sĩ tư vấn: 
     - Trưởng Khoa: ThS. BS. Phạm Việt Triều - SĐT: 0913.817.315
     - Phó Trưởng Khoa: BS. CKII. Nguyễn Lê Hoan - SĐT: 0909.36.38.32




Tin tức liên quan:
THÔNG BÁO - TIN TỨC CHUNG
Cập nhật GOLD 2025 và những tiến bộ mới trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
HỘI THẢO KHOA HỌC - CẬP NHẬT MỚI TRONG HỒI SỨC SƠ SINH 2024
Danh sách người thực hành khám bệnh, chữa bệnh, cập nhật đến ngày 01/11/2024
Quyết định số 761/QĐ-BVTĐHYDCT về việc thành lập Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
Ngày “Thế giới rửa tay” (Global Handwashing Day)
Thông báo: về việc kết quả tuyển dụng hợp đồng
Hội thảo “Quản lý dinh dưỡng trên người bệnh thận mạn: Cập nhật hướng dẫn thực hành 2024"
Viêm da tiết bã: triệu chứng và chẩn đoán
Kế hoạch số 849 Chiêu sinh đào tạo thực hành để cấp giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2024
Thông báo số 146 Chiêu sinh đào tạo thực hành để cấp giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2024
Thông báo số 142/TB-BVTĐHYDCT về việc tuyển dụng nhân viên hợp đồng
Thông báo số 140/TB-BVTĐHYDCT về việc tuyển dụng nhân viên hợp đồng
BẢN CÔNG BỐ Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu là cơ sở thực hành trong đào tạo khối ngành sức khoẻ (đợt 2).
BẢN CÔNG BỐ Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu là cơ sở thực hành
Thông báo số 126 tuyển dụng nhân viên hợp đồng
Thông báo số 104 Về việc tổ chức hội thảo “Chế độ dinh dưỡng trước, trong và sau phẫu thuật”
Thông báo số 102 Hướng dẫn quy trình xét tuyển vòng 2 kỳ tuyển viên chức đợt 1 năm 2024 của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
Thông báo số 100 về thời gian và địa điểm ứng viên tham dự kiểm tra, sát hạch kỳ xét tuyển viên chức đợt 1 năm 2024 của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Thông báo số 99 Triệu tập ứng viên đủ điều kiện dự tuyển vòng 2 kỳ xét tuyển viên chức đợt 1 năm 2024 của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Thông báo số 95 Danh sách ứng viên đủ điều kiện dự tuyển vòng 2 kỳ xét tuyển viên chức đợt 1 năm 2024 của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
ASPxHyperLink
LIÊN KẾT
BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
Địa chỉ: Số 179, Đường Nguyễn Văn Cừ, Phường An Khánh, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
Liên hệ: 02923 899 444
Fax: 02923 740 221
Cấp cứu: 02923 894 123
Email: bvdhydcantho@ctump.edu.vn
Facebook: https://www.facebook.com/bvdhydct
Website: http://bvdhydcantho.com
Tổng lượt truy cập: 7,383,733
THỜI GIAN KHÁM BỆNH NHƯ SAU:
- Thời gian lấy số thứ tự: 6h sáng các ngày làm việc trong tuần.
- Cấp cứu: 24/24 (kể cả ngày Lễ, Tết và Chủ nhật)
- Các ngày làm việc trong tuần: Từ Thứ Hai đến Thứ Sáu (hoặc theo thông báo)
- Tiếp nhận bệnh nhân:
Buổi sáng từ 6h45 - 10h45 | Buổi chiều từ 13h - 16h45
- Thời gian khám bệnh:
Buổi sáng từ 7h - 11h | Chiều từ 13h - 17h
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI