x...ĐĂNG KÝ KHÁM TRƯỚC QUA HOTLINETƯ VẤN/CSKH
SearchArticle
Nguy cơ đề kháng thuốc từ một báo cáo ca đến dữ liệu nghiên cứu đa trung tâm
CHUYÊN MỤC: Dược lý - Dược lâm sàng
Đăng vào lúc [2021-03-16 10:30:18] Lượt xem: 2990 292
Tác giả: Chưa xác định
     Thông qua một báo cáo ca về trường hợp đa kháng thuốc trên bệnh nhân viêm phổi và một số dữ liệu đề kháng tại Việt Nam từ nghiên cứu Survey of Antibiotic Resistance (SOAR) 2016 – 2018, chuyên đề này muốn gửi đến thông điệp về tầm quan trọng của việc ý thức cao về việc sử dụng kháng sinh, đặc biệt là các kháng sinh trong danh mục “để dành” để bảo vệ sức khỏe bệnh nhân trong tương lai. 

1. Một ca lâm sàng về đề kháng thuốc trong viêm phổi
     Một bệnh nhân nữ (N.T.S), 63 tuổi, nhập viện vào Khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ  ngày 02 tháng 11 vì ho khạc đờm xanh, được chẩn đoán viêm phổi do vi khuẩn, bệnh kèm gồm tăng huyết áp, đái tháo đường type 2 và di chứng nhồi máu não. Sau khi xét nghiệm đàm để định danh vi khuẩn gây bệnh là Pseudomonas aeruginosa và Acinetobacter baumanni và làm kháng sinh đồ cho kết quả (như bảng 1). 
     Các kết quả cận lâm sàng khác bao gồm: tăng bạch cầu, hình ảnh tràn dịch màng phổi, giảm albumin máu (24g/L) và rối loạn chức năng đông máu. 

     Điều trị kháng sinh theo kinh nghiệm (trước khi có kết quả kháng sinh đồ) được chỉ định gồm: ciprofloxacin 400mg/200ml và cefoperazol 2g; oxy, kiểm soát đường huyết, huyết áp; tuy nhiên, tình trạng không thuyên giảm sau 3 ngày điều trị, bệnh nhân xuất viện theo sự đề nghị của gia đình. 


2. Đề kháng kháng sinh trong viêm phổi cộng đồng tại Việt Nam hiện nay
     Không chỉ viêm phổi bệnh viện, các nhiễm trùng hô hấp trong cộng đồng cũng đang ngày càng tiến triển xấu về tỉ lệ vi khuẩn đề kháng thuốc, đặc biệt ở những nước có tỉ lệ lưu hành cao của bệnh như các quốc gia Châu Á-Thái Bình Dương (Việt Nam, Campuchia, Singapo và Philippin). Điều này đặt gánh nặng về điều trị cũng như chi phí y tế cho các quốc gia này, nơi mà sự tiếp cận chăm sóc y tế tối ưu còn nhiều hạn chế. 

     Khi nói về bệnh sinh nhiễm trùng hô hấp trên, đặc biệt là viêm phổi cộng đồng (community-acquired pneumoniae, CAP), Streptococcus pneumoniae và Haemo-philus influenzae là những tác nhân gây bệnh phổ biến nhất ở các quốc gia Châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có những dòng thuộc hai chủng vi khuẩn trên có tỉ lệ đề kháng cao hơn đáng kể ở khu vực này so với những khu vực khác trên thế giới. 

     Theo số liệu được báo cáo tại Việt Nam 2016 – 2018 (SOAR) gồm S.pneumoniae và H.influenza, chủ yếu từ bệnh viện ở miền Nam Việt Nam (bao gồm bệnh viện Nhi Đồng 1 và bệnh viện Nguyễn Tri Phương, theo khảo sát) cho thấy:

      Tại Việt Nam, từ 161 chủng phế cầu thu được từ mẫu bệnh phẩm chủ yếu từ đối tượng trẻ em (≤ 12 tuổi): độ nhạy cảm chỉ đạt được mức độ cao trên 90% (từ 90,1 đến 93,2%) nhạy cảm với levofloxacin và moxifloxacin ở mọi điểm gãy. 72,1% các chủng S.penumiae nhạy cảm đối với amoxicillin và clavulanic acid. 

       Bên cạnh đó, giữa 89 chủng H.influenza, độ nhạy cảm với các kháng sinh dao động khá đáng kể. Đáng chú ý là độ nhạy cảm đối với các kháng sinh nhóm fluoroquinolon chỉ từ 37,1 – 38,2%. Độ nhạy cảm thấp nhất có thể thấy đối với ampicillin và trimethoprim/ sulfamethoxazol (dưới 11,2% theo mọi điểm gãy).

          Tỉ lệ nhạy cảm và đề kháng của S.pneumoniae và H.influenza đối với các loại kháng sinh theo tiêu chuẩn EUCAST được trình bày theo bảng 2 bên dưới.  



     Tình hình đề kháng cùng với việc đặt ra nhiều điểm gãy khác nhau theo các nghiên cứu đặt ra thách thức rất lớn trong việc điều trị nhiễm khuẩn trên thực hành lâm sàng. Từ kết quả trên, có thể thấy tại Việt Nam giữa các nhóm kháng sinh, S.penumoniae có độ nhạy cao nhất đối với nhóm fluoroquinolon, nhưng độ nhạy này thấp hơn đáng kể ở H.influenza và báo động tình trạng đề kháng đang tăng lên trong tương lai. 

     Ngược lại, đối với penicillin, amoxicllin và amoxicllin/clavulanic của S.penumanie cho thấy sự đề kháng cao, trong khi nhạy cảm (thứ 2) ở H.influenza. Đối với các cephalosporin đường uống, tỉ lệ đề kháng của hai loại vi khuẩn ở mức độ trung bình, có sự khác biệt giữa các thuốc trong nhóm. Trong khi độ nhạy cảm của ceftriaxon dạng tiêm tĩnh mạch, đặc biệt ở liều cao đạt tỉ lệ 89,4% (S.pneumoniae) và 100% (H.influenza); tỉ lệ nhạy cảm ở cefaclor đường uống thấp nhất (0,0%). 

     Trước tình hình đề kháng thuốc diễn ra ngày càng phức tạp trên cả các chủng vi khuẩn gây bệnh ở cộng đồng và bệnh viện; các bác sĩ điều trị lâm sàng cần thận trọng khi sử dụng kháng sinh trong điều trị, theo dõi tình hình đề kháng thuốc tại đơn vị cũng như tuân thủ chặt chẽ việc lựa chọn kháng sinh theo kinh nghiệm đúng nguyên tắc, ưu tiên định danh vi khuẩn và làm kháng sinh đồ trong các nhiễm trùng nặng để xuống thang kháng sinh hợp lý; ứng dụng các chiến lược sử dụng kháng sinh theo dược động học và dược lực học, sử dụng kháng sinh đủ thời gian gian, tránh kéo dài thời gian treo cũng như rất thận trọng khi sử dụng kháng sinh trong danh mục thuốc cần ưu tiên quản lý theo quyết định số 5631/QĐ-BYT ban hành ngày 31/12/2020, tóm tắt tại Hướng dẫn quản lý sử dụng kháng sinh theo Quyết định số 5631/QĐ-BYT (http://www.bvdhydcantho.com/detail_article.aspx?id=282)

TÀI LIỆU THAM KHẢO
     1. Bộ Y tế (2012), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh hô hấp
     2. Torumkuney D, Van PH, Thinh LQ et al. Results from the Survey of Antibiotic Resistance (SOAR) 2016-18 in Vietnam, Cambodia, Singapore and the Philippines: data based on CLSI, EUCAST (dose-specific) and pharmacokinetic/pharmacodynamic (PK/PD) breakpoints. Antimicrob Chemother. 2020 Apr 1;75
     3. https://academic.oup.com/jac/article/75/Supplement_1/i19/5824466 


Tin tức liên quan:
THÔNG BÁO - TIN TỨC CHUNG
Cập nhật GOLD 2025 và những tiến bộ mới trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
HỘI THẢO KHOA HỌC - CẬP NHẬT MỚI TRONG HỒI SỨC SƠ SINH 2024
Danh sách người thực hành khám bệnh, chữa bệnh, cập nhật đến ngày 01/11/2024
Quyết định số 761/QĐ-BVTĐHYDCT về việc thành lập Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
Ngày “Thế giới rửa tay” (Global Handwashing Day)
Thông báo: về việc kết quả tuyển dụng hợp đồng
Hội thảo “Quản lý dinh dưỡng trên người bệnh thận mạn: Cập nhật hướng dẫn thực hành 2024"
Viêm da tiết bã: triệu chứng và chẩn đoán
Kế hoạch số 849 Chiêu sinh đào tạo thực hành để cấp giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2024
Thông báo số 146 Chiêu sinh đào tạo thực hành để cấp giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2024
Thông báo số 142/TB-BVTĐHYDCT về việc tuyển dụng nhân viên hợp đồng
Thông báo số 140/TB-BVTĐHYDCT về việc tuyển dụng nhân viên hợp đồng
BẢN CÔNG BỐ Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu là cơ sở thực hành trong đào tạo khối ngành sức khoẻ (đợt 2).
BẢN CÔNG BỐ Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu là cơ sở thực hành
Thông báo số 126 tuyển dụng nhân viên hợp đồng
Thông báo số 104 Về việc tổ chức hội thảo “Chế độ dinh dưỡng trước, trong và sau phẫu thuật”
Thông báo số 102 Hướng dẫn quy trình xét tuyển vòng 2 kỳ tuyển viên chức đợt 1 năm 2024 của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
Thông báo số 100 về thời gian và địa điểm ứng viên tham dự kiểm tra, sát hạch kỳ xét tuyển viên chức đợt 1 năm 2024 của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Thông báo số 99 Triệu tập ứng viên đủ điều kiện dự tuyển vòng 2 kỳ xét tuyển viên chức đợt 1 năm 2024 của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Thông báo số 95 Danh sách ứng viên đủ điều kiện dự tuyển vòng 2 kỳ xét tuyển viên chức đợt 1 năm 2024 của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
ASPxHyperLink
LIÊN KẾT
BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
Địa chỉ: Số 179, Đường Nguyễn Văn Cừ, Phường An Khánh, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
Liên hệ: 02923 899 444
Fax: 02923 740 221
Cấp cứu: 02923 894 123
Email: bvdhydcantho@ctump.edu.vn
Facebook: https://www.facebook.com/bvdhydct
Website: http://bvdhydcantho.com
Tổng lượt truy cập: 7,438,656
THỜI GIAN KHÁM BỆNH NHƯ SAU:
- Thời gian lấy số thứ tự: 6h sáng các ngày làm việc trong tuần.
- Cấp cứu: 24/24 (kể cả ngày Lễ, Tết và Chủ nhật)
- Các ngày làm việc trong tuần: Từ Thứ Hai đến Thứ Sáu (hoặc theo thông báo)
- Tiếp nhận bệnh nhân:
Buổi sáng từ 6h45 - 10h45 | Buổi chiều từ 13h - 16h45
- Thời gian khám bệnh:
Buổi sáng từ 7h - 11h | Chiều từ 13h - 17h
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI