Aminoglycosid
thường ít gây ra dị ứng, ngoại trừ trường hợp viêm da do tiếp xúc (phản ứng miễn
dịch loại IV) khi dùng aminoglycosid tại chỗ. Viêm da tiếp xúc do neomycin dạng
bôi khá phổ biến. Gentamicin dạng thuốc nhỏ mắt và tai thường ít gây viêm da
tiếp xúc.
Phản
ứng dị ứng thông qua kháng thể IgE của các aminoglycosid hiếm gặp, chỉ một vài
trường hợp sốc phản vệ được báo cáo.
Phản ứng dị ứng chéo giữa các
aminoglycosid (theo tất cả các cơ chế dị ứng) khá phổ biến. Do đó, bệnh nhân dị
ứng với một thuốc trong nhóm aminoglycosid cần tránh dùng các thuốc còn lại
trong nhóm này.
Test
da cho phản ứng dị ứng tức thì: Nồng độ các aminoglycosid được khuyến cáo cho
test lẩy da và test trong da:
- Gentamicin: 0,4 mg/mL;
- Tobramycin: 4 mg/mL;
- Streptomycin: 0,1-1 mg/mL lúc đầu,
nếu âm tính có thể tăng lên đến nồng độ 20 mg/mL. Lưu ý, một trường hợp sốc phản
vệ với test lẩy da ở nồng độ 1 mg/mL được báo cáo.
Trong
trường hợp bệnh nhân bị nhiễm khuẩn nặng và dị ứng với aminoglycosid (thông qua
IgE) nhưng không có thuốc thay thế thích hợp thì có thể giải mẫn cảm nhanh. Giải
mẫn cảm đã áp dụng thành công với tobramycin dạng tiêm tiêm tĩnh mạch và dạng
hít.
Test
áp bì cho viêm da tiếp xúc – Test áp bì được áp dụng hiệu quả với bệnh
nhân có phản ứng dị ứng kiểu viêm da tiếp xúc.
Neomycin được sử dụng như dị nguyên gây viêm da tiếp xúc phổ biến nhất
(T.R.U.E. TEST). Test áp bì nên được thực hiện bởi các chuyên gia về dị ứng học
hoặc bác sĩ da liễu.