Định nghĩa: Polyp đường bài xuất là tổ chức lành tính hình thành từ sự quá phát ở tổ chức niêm mạc đường bài xuất nước tiểu tính từ bể thận tới miệng sáo niệu đạo.
Hình 1. Polyp niệu quản được chẩn đoán và điều trị.
Bảng 1. Đặc điểm Polyp đường bài xuất
Hình 2. Chụp niệu quản ngược dòng cho thấy polyp fibroepithelial - khiếm khuyết lấp đầy niệu quản.
BÁO CÁO CASE LÂM SÀNG
Bệnh nhân được cho kháng sinh, giảm đau, làm các xét nghiệm tiền phẫu cần thiết. Kết quả cận lâm sàng như sau:
- Công thức máu với Hb 11,5g/dl, các giá trị khác trong giới hạn bình thường.
- Sinh hóa máu, đông cầm máu trong giới hạn bình thường.
- Tổng phân tích nước tiểu với BC niệu 25/uL
- Nội soi bàng quang: polyp niệu đạo.
Hình 3. Hình ảnh polyp qua nội soi niệu đạo – bàng quang
Bệnh nhân được phẫu thuật với ekip phẫu thuật gồm ThS. BSCKII Nguyễn Trung Hiếu, ThS.BSCKI Lê Thanh Bình, BS. Nguyễn Nhật Huy. Hình ảnh được chúng tôi ghi lại trong quá trình phẫu thuật. Bệnh nhân được tê tuỷ sống, nằm tư thế sản khoa và được đặt foley. Bộc lộ vùng niệu đạo thấy polyp niệu đạo màu hồng sẫm, kích thước 1x2cm. Chúng tôi tiến hành cắt polyp, gửi giải phẫu bệnh. Khâu cầm máu bằng chỉ chromic 3.0, cầm máu kỹ, băng vết khâu.
Hình 4. Hình ảnh chúng tôi ghi lại trong quá trình làm phẫu thuật cho bệnh nhân.
Sau mổ bệnh nhân tiếp tục được cho kháng sinh, giảm đau. Sau 4 ngày vết mổ khô lành tốt, không rỉ dịch, da quanh vết mổ không sưng, không nóng đỏ, bệnh nhân không sốt, ăn uống được nên đã được cho xuất viện.
Hình 5. Kết quả giải phẫu bệnh cho thấy hình ảnh polyp niệu đạo kèm viêm cấp tính.
POLYP NIỆU ĐẠO: Trong khuôn khổ bài báo cáo về case lâm sàng này này chúng tôi xin bàn luận thêm về polyp niệu đạo
Polyp niệu đạo lành tính thường được thấy với các triệu chứng tắc nghẽn không liên tục, không hoàn toàn như tiểu ngắt quãng, tiểu liên tục, cảm giác tiểu không hết, mót rặn, tiểu khó. Đôi khi chúng biểu hiện dưới dạng nhiễm trùng đường tiết niệu âm thầm hoặc có triệu chứng. Đôi khi, tiểu máu có thể là triệu chứng biểu hiện duy nhất. Trong một số tài liệu, tiết dịch niệu đạo, tiền sử nhiễm lậu cầu và các rối loạn chức năng tình dục như giảm khoái cảm tình dục, cương cứng không hoàn toàn, bất lực, hoặc xuất tinh sớm hoặc chậm phát triển có thể có liên quan.
Trong các trường hợp được mô tả trong y văn, các nghiên cứu chẩn đoán cho thấy sự giãn của các đường tiết niệu trên ở 14 trong số 29 trường hợp. Túi thừa bàng quang được ghi nhận trong 4 trường hợp. Chụp cắt lớp vi tính thường được cho là cách hiệu quả nhất để chứng minh polyp niệu đạo lành tính, và hiện nay việc sử dụng chụp cắt lớp vi tinh là một yếu tố quan trọng trong phát hiện tần suất ngày càng tăng của loại tổn thương này, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Hình 6. Polyp niệu đạo ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Hình 7. Polyp niệu đạo sau khi đặt Foley.
Hầu hết các polyp biểu mô sợi được phát hiện có nguồn gốc tại hoặc rất gần ụ núi. Downs gợi ý rằng chúng đại diện cho một phần nhô ra khiếm khuyết của thành niệu đạo và do đó, là một tổn thương bẩm sinh chứ không phải là một tổn thương ung thư. Như đã đề cập trước đó liên quan đến bệnh da liễu và các dạng viêm mãn tính khác về căn nguyên của tổn thương này. Thông thường, mô bệnh học bao gồm một lõi của mô sợi với một biểu mô chuyển tiếp bao phủ. Trong một số trường hợp, có chuyển sản vảy và các tổ liên kết của tế bào niêm mạc.
Hình 8. Hình ảnh giải phẫu bệnh của polyp niệu đạo
ThS.BS.CKII. Nguyễn Trung Hiếu - Trung tâm tiết niệu
Tài liệu tham khảo:
1. Aballa N, Saiad MO. Posterior urethral polyp in children. Afr J Paediatr Surg. 2021 Jul-Sep;18(3):148-149.
2. Abdessater M, Kanbar A, Khoury JE, Hachem CE, Halabi R, Boustany J, et al. Endourologic treatment for a fibroepithelial ureteral polyp protruding from the urethra. J Surg Case Rep. 2019;2019:rjz320.
3. Akbarzadeh A, Khorramirouz R, Kajbafzadeh AM. Congenital urethral polyps in children: report of 18 patients and review of literature. J Pediatr Surg. 2014;49:835–9.
4. De Castro R, Campobasso P, Belloli G, Pavanello P. Solitary polyp of posterior urethra in children: report on seventeen cases. Eur J Pediatr Surg. 1993;3:92–6.
5. Downs, R. A.: Congenital polyps of the prostatic urethra. A review of the literature and report of two cases, Br . J. Urol. 42: 76 (1970).
6. Hubosky SG, Bagley DH. Laser Resection of Fibroepithelial Polyps with Digital Ureteroscopy. J Endourol Case Rep. 2015;1:36–8.
7. Jain P, Shah H, Parelkar SV, Borwankar SS. Posterior urethral polyps and review of literature. Indian J Urol. 2007;23:206–7.
8. Klézl P, Stanc O, Richterová R, Gilbert Z, Záťura F. Benign fibroepithelial polyp of the ureter. Cent European J Urol. 2013;66(2):168-71.
9. Liu XS, Kreiger PA, Gould SW, Hagerty JA. Congenital urethral polyps in the pediatric population. Can J Urol. 2013;20:6974–7.
10. Ludwig DJ, Buddingh KT, Kums JJ, Kropman RF, Roshani H, Hirdes WH. Treatment and outcome of fibroepithelial ureteral polyps: A systematic literature review. Can Urol Assoc J. 2015;9:E631–7.
11. Momenzadeh A, Sarrafzadeh F, Nourbala MH, Saburi A, Telkabadi Z. Giant ureteral fibroepithelial polyp presenting as a bladder mass resected ureteroscopically: a case report. Nephrourol Mon. 2013;5:706–8.
12. Noviello C, Cobellis G, Romano M, Amici G, Martino A. Posterior urethral polyp causing haematuria in children. Pediatr Med Chir. 2011;33:134–6.
13. Patheyar V, Venkatesh SK, Siew EP, Consiglieri DT, Putti T. MR imaging features of fibroepithelial ureteral polyp in a patient with duplicated upper urinary tract. Singapore Med J. 2011;52:e45–7.
14. Piovesan AC, Torricelli FC, Borges LL, Chambo JL, Mesquita JL, Srougi M. Ureteral fibroepithelial polyps in a pregnant woman: case report. Sao Paulo Med J. 2009;127:238–40.
15. Tsuzuki T, Epstein JI. Fibroepithelial polyp of the lower urinary tract in adults. Am J Surg Pathol. 2005;29:460–6.
16. Ye L, Zhao LJ, Yue F, Song XS, Wei W, Jiang XJ, et al. Large ureteral fibroepithelial polyp lacking epithelium due to ischemic infarction. Kaohsiung J Med Sci. 2012;28:457–61.