x...ĐĂNG KÝ KHÁM TRƯỚC QUA HOTLINETƯ VẤN/CSKH
SearchArticle
Nám da
CHUYÊN MỤC: Kiến thức chung
Đăng vào lúc [2022-09-29 14:15:09] Lượt xem: 1767 513
Tác giả: Chưa xác định    Nám da là hiện tượng tăng sắc tố da phổ biến biểu hiện bởi các mảng, đốm thường có màu nâu đến xanh đen. Nám chủ yếu tập trung ở phần mặt, hai bên gò má, trán, mũi và quanh miệng. Nám da phổ biến ở nữ giới hơn nam giới, liên quan tới rối loạn nội tiết,hay gặp trong thời kì mang thai hay khi sử dụng thuốc tránh thai.
   Nám da là hiện tượng tăng sắc tố da phổ biến biểu hiện bởi các mảng, đốm thường có màu nâu đến xanh đen. Nám chủ yếu tập trung ở phần mặt, hai bên gò má, trán, mũi và quanh miệng. Nám da phổ biến ở nữ giới hơn nam giới, liên quan tới rối loạn nội tiết,hay gặp trong thời kì mang thai hay khi sử dụng thuốc tránh thai.


Hình ảnh Nám da tập trung chủ yếu ở vùng má

Căn nguyên và yếu tố liên quan
   
   Nám da được sinh ra khi các tế bào tạo hắc tố bị kích thích bởi hormone sinh dục nữ estrogen và progesterone, sản sinh ra nhiều sắc tố melanin hơn khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình này bao gồm:

Di truyền

   - Nám da thường gặp ở nữ hơn nam.

   - Những người có type da vàng, nâu, tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời dễ bị nám hơn.

  - Khoảng 50% số case nám da có tiền sử gia đình. Các cặp sinh đôi cùng trứng cũng có xu hướng cùng xuất hiện nám da khi đến tuổi trưởng thành.

Ánh nắng mặt trời

   - Bức xạ tia cực tím có thể gây ra quá trình peroxy hóa lipid trong màng tế bào, tạo ra các gốc tự do có thể kích thích tế bào hắc tố sản xuất dư thừa melanin.

   - Kem chống nắng ngăn chặn bức xạ UVB (290-320 nm) mà không chặn được UVA và bức xạ nhìn thấy (320-700 nm) cũng kích thích tế bào hắc tố sản xuất melanin.

• Hormone

   - “Mặt nạ thai nghén” (nám ở phụ nữ mang thai): Cơ chế bệnh sinh chính xác vẫn chưa được biết. Nồng độ estrogen, progesterone và hormone kích thích melanocyte thường tăng lên trong ba tháng cuối của thai kỳ và có thể là một yếu tố.

  - Bệnh nhân bị nám da không liên quan thai nghén không tăng nồng độ estrogen hoặc MSH nhưng lại tăng số lượng các thụ thể estrogen trong các tổn thương. Ngoài ra, người ta đã quan sát thấy tình trạng nám da khi sử dụng thuốc uống tránh thai chứa estrogen và progesterone.



Các yếu tố liên quan đến sự phát sinh nám

Dịch tễ học

   - Người thuộc bất kỳ chủng tộc nào đều có thể bị ảnh hưởng. Nám da phổ biến ở các loại da nâu sáng hơn các màu da khác

   - Phụ nữ bị ảnh hưởng nhiều hơn 9 lần so với nam giới. Nám da hiếm gặp trước tuổi dậy thì và tăng cao khi đến tuổi sinh sản. Nám da xuất hiện ở 15% đến 50% bệnh nhân mang thai.

   - Tỷ lệ hiện mắc thay đổi từ 1,5% đến 33% tùy thuộc vào dân số.

Đặc điểm thương tổn và phân loại

    - Vị trí thương tổn: chủ yếu ở vùng mặt (má, cằm, trán) và vùng tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời (tay, chân, thân mình). Thương tổn có tính chất đối xứng.

    - Đặc điểm thương tổn:
 
   + Nám thượng bì (nám nông): các đốm, mảng màu nâu
 
   + Nám trung bì: các dải, vệt màu nâu đen hoặc xanh đen

   + Nám hỗn hợp: kết hợp giữa nám thượng bì và nám trung bì.


Lase là phương pháp điều trị nám hiệu quả

Điều trị nám da

1. Nguyên tắc và biện pháp điều trị
 
  - Mục tiêu:

  + Tránh yếu tố làm nặng bệnh

  + Ngăn chặn và loại bỏ melanin bằng thuốc bôi và thuốc uống

  - Chống nắng thật tốt:

  + Tránh nắng

  + Chống nắng cơ học

  + Kem chống nắng, viên uống chống nắng

   - Các biện pháp điều trị:

   + Điều trị kết hợp thuốc bôi và thuốc uống

  + Điều trị nội khoa kết hợp với laser, peel, mesotherapy, công nghệ tế bào gốc

2. Các sản phẩm dùng đường bôi
 
   Bôi đơn thuần các thuốc giảm sắc tố da hoặc kết hợp với vitamin A acid, kem chống nắng hoặc mỡ corticoid

   - Thuốc làm giảm sắc tố da:

  + Kem bôi chứa Hydroquinone, acid azelaic

  + Kem bôi chứa vitamin A acid (tretinoin)

  + Kem chống nắng có hệ số SPF cao, chuẩn

  + Kết hợp với corticoid nhẹ (hydrocortison)

   - Không dùng thuốc bôi cho các trường hợp nám trung bì

   - Nám da thể rất nặng: có thể kết hợp bôi thuốc với các liệu pháp thẩm mỹ

3. Các liệu pháp thẩm mỹ

  - Chemical peel: Thường sử dụng các sản phẩm chứa AHA chiết xuất từ tự nhiên như: chanh, táo, sữa,… có khả năng tan trong nước và hoạt động trên bề mặt da. Peel làm mờ nám, tàn nhang; tùy mức độ tình trạng sẽ sử dụng AHA có nồng độ khác nhau để phù hợp điều trị.

  - Điều trị bằng laser: Phương pháp này sử dụng tia laser với bước sóng phù hợp tác động vào lớp thượng bì/ trung bì nhằm phân hủy sắc tố melanin. Sau đó, tế bào sắc tố sẽ được đào thải ra ngoài. Tuy nhiên, cần phải chăm sóc da thật kỹ sau quá trình laser.

  - Mesotherapy: Đây là phương pháp sử dụng hoạt chất dẫn truyền trực tiếp bằng cách sử dụng kim nhỏ đưa vào da. Các hoạt chất được sử dụng nhiều trong điều trị nám bao gồm: tranexamic acid, glutathione, vitamin C…

  - PRP: Công nghệ ứng dụng tế bào gốc trong điều trị nám, có thể dùng như một biện pháp duy trì kết hợp trẻ hóa da sau khi điều trị bằng laser.

  - Nhược điểm của các phương pháp thẩm mỹ/ thuốc bôi trị nám: Dễ gây kích ứng da (đỏ, ngứa rát, đau nhẹ trong quá trình điều trị), do đó cần cân nhắc và theo dõi kỹ.

4. Các sản phẩm dùng đường uống

    Thường sử dụng các sản phẩm có chứa các chất chống oxy hóa tốt cho da, làm sáng da, ức chế tổng hợp melanin:

  - Glutathione

  - Tranexamic acid

  - Pygnogenol

  - Lycopene

  - Vitamin C

  - Vitamin E

   Đặc điểm: có khả năng làm trắng da toàn thân, tốt cho cơ thể khi dùng với liều lượng thích hợp, tuy nhiên tác dụng tương đối chậm, nên kết hợp đa trị liệu cùng các biện pháp khác.

Ths. Bs.Trịnh Tiến Thành

KHOA KHÁM BỆNH


Tài liệu tham khảo:

1. Basit H, Godse KV, Al Aboud AM. Melasma. [Updated 2022 Jun 7]. In: StatPearls [Internet]. Treasure Island (FL): StatPearls Publishing; 2022 Jan-. Available from: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK459271/

2. Sarkar R, Ghunawat S, Narang I, Verma S, Garg VK, Dua R. Role of broad-spectrum sunscreen alone in the improvement of melasma area severity index (MASI) and Melasma Quality of Life Index in melasma. J Cosmet Dermatol. 2019 Aug;18(4):1066-1073.



Tin tức liên quan:
THÔNG BÁO - TIN TỨC CHUNG
HỘI THẢO KHOA HỌC - CẬP NHẬT MỚI TRONG HỒI SỨC SƠ SINH 2024
Danh sách người thực hành khám bệnh, chữa bệnh, cập nhật đến ngày 01/11/2024
Quyết định số 761/QĐ-BVTĐHYDCT về việc thành lập Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
Ngày “Thế giới rửa tay” (Global Handwashing Day)
Thông báo: về việc kết quả tuyển dụng hợp đồng
Hội thảo “Quản lý dinh dưỡng trên người bệnh thận mạn: Cập nhật hướng dẫn thực hành 2024"
Viêm da tiết bã: triệu chứng và chẩn đoán
Kế hoạch số 849 Chiêu sinh đào tạo thực hành để cấp giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2024
Thông báo số 146 Chiêu sinh đào tạo thực hành để cấp giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2024
Thông báo số 142/TB-BVTĐHYDCT về việc tuyển dụng nhân viên hợp đồng
Thông báo số 140/TB-BVTĐHYDCT về việc tuyển dụng nhân viên hợp đồng
BẢN CÔNG BỐ Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu là cơ sở thực hành trong đào tạo khối ngành sức khoẻ (đợt 2).
BẢN CÔNG BỐ Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu là cơ sở thực hành
Thông báo số 126 tuyển dụng nhân viên hợp đồng
Thông báo số 104 Về việc tổ chức hội thảo “Chế độ dinh dưỡng trước, trong và sau phẫu thuật”
Thông báo số 102 Hướng dẫn quy trình xét tuyển vòng 2 kỳ tuyển viên chức đợt 1 năm 2024 của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
Thông báo số 100 về thời gian và địa điểm ứng viên tham dự kiểm tra, sát hạch kỳ xét tuyển viên chức đợt 1 năm 2024 của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Thông báo số 99 Triệu tập ứng viên đủ điều kiện dự tuyển vòng 2 kỳ xét tuyển viên chức đợt 1 năm 2024 của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Thông báo số 95 Danh sách ứng viên đủ điều kiện dự tuyển vòng 2 kỳ xét tuyển viên chức đợt 1 năm 2024 của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Thông báo số 64 Nghỉ Lễ Giỗ tổ Hùng Vương năm 2024
ASPxHyperLink
LIÊN KẾT
BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
Địa chỉ: Số 179, Đường Nguyễn Văn Cừ, Phường An Khánh, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
Liên hệ: 02923 899 444
Fax: 02923 740 221
Cấp cứu: 02923 894 123
Email: bvdhydcantho@ctump.edu.vn
Facebook: https://www.facebook.com/bvdhydct
Website: http://bvdhydcantho.com
Tổng lượt truy cập: 7,331,661
THỜI GIAN KHÁM BỆNH NHƯ SAU:
- Thời gian lấy số thứ tự: 6h sáng các ngày làm việc trong tuần.
- Cấp cứu: 24/24 (kể cả ngày Lễ, Tết và Chủ nhật)
- Các ngày làm việc trong tuần: Từ Thứ Hai đến Thứ Sáu (hoặc theo thông báo)
- Tiếp nhận bệnh nhân:
Buổi sáng từ 6h45 - 10h45 | Buổi chiều từ 13h - 16h45
- Thời gian khám bệnh:
Buổi sáng từ 7h - 11h | Chiều từ 13h - 17h
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI