x...ĐĂNG KÝ KHÁM TRƯỚC QUA HOTLINETƯ VẤN/CSKH
SearchArticle
Quản lý sử dụng kháng sinh trong nhiễm khuẩn liên quan đến vi khuẩn kỵ khí
CHUYÊN MỤC: Dược lý - Dược lâm sàng
Đăng vào lúc [2022-07-06 10:38:54] Lượt xem: 6976 477
Tác giả: Chưa xác định
 Việc phối hợp metronidazol với các kháng sinh phổ rộng có hoạt tính kỵ khí (như carbapenem, moxifloxacin, tigecyclin và betalactam/ức chế betalactamase) là không cần thiết, không mang lại lợi ích nhưng có thể gây tổn hại phụ cận dẫn đến đề kháng, biến cố bất lợi do thuốc và tăng chi phí điều trị không cần thiết.

1. Nhiễm khuẩn do vi khuẩn kỵ khí
   Dựa theo đặc điểm dinh dưỡng và sự dung nạp oxy, các chủng vi khuẩn được chia thành các nhóm gồm: hiếu khí, kỵ khí, hiếu khí tùy nghi. Một số chủng vi khuẩn kỵ khí bắt buộc sẽ nhân lên ở nơi có nồng độ oxy thấp (ví dụ, mô hoại tử, mô không có mạch máu). Với những loại vi khuẩn này, oxy là chất độc đối với chúng. Vi khuẩn kỵ khí bắt buộc là thành phần chính của hệ vi sinh vật bình thường trên các màng nhày niêm mạc, đặc biệt là miệng, đường tiêu hoá dưới và âm đạo; các vi khuẩn kỵ khí này gây bệnh khi hàng rào niêm mạc bình thường bị phá vỡ.

   Vi khuẩn kỵ khí gram âm và một số nhiễm trùng do chúng gây ra bao gồm:
    - Các chủng thuộc chi Bacteroides (B.fragilis, B.ovatus…): thường gặp nhất trong nhiễm trùng trong ổ bụng.
 
     - Fusobacterium sp: thường gặp trong các ổ abcess, nhiễm trùng vết thương, nhiễm trùng phổi và nhiễm trùng nội sọ.
   
    - Porphyromonas: thường gặp trong viêm phổi hít và viêm quanh răng.
   
    - Prevotella sp: nhiễm trùng trong ổ bụng và viêm mô mềm.

Hình 1. Một số nhiễm trùng liên quan đến vi khuẩn kỵ khí
(Tally, Francis P. (1981). Hospital Practice, 16(12), 117–132.)
Kỵ khí Gram dương và một số nhiễm trùng do chúng gây ra bao gồm
   - Actinomyces: Nhiễm trùng ở đầu, cổ, bụng, vùng chậu và viêm phổi do hít
   - Clostridia: Nhiễm khuẩn ổ bụng (viêm ruột hoại tử do clostridium), nhiễm khuẩn phần mềm, và hoại thư sinh hơi gây ra
   - Clostridioides difficile gây tiêu chảy (viêm đại tràng giả mạc)
   - Peptostreptococcus: Nhiễm trùng trong miệng, đường hô hấp, và nhiễm trùng trong ổ bụng
   - Propionibacterium: Nhiễm trùng vật liệu nhân tạo từ bên ngoài đưa vào cơ thể (ví dụ dẫn lưu não thất ổ bụng, khớp giả, hoặc thiết bị tim)
   
   Nhiễm trùng kị khí điển hình là thường có các biểu hiện tạo mủ, hình thành áp xe và hoại tử mô; đôi khi có huyết khối tĩnh mạch nơi nhiễm khuẩn, sinh hơi hoặc cả hai. Nhiều vi khuẩn kị khí có thể sản xuất enzym gây phá hủy mô. Thông thường, vi khuẩn kỵ khí có mặt đồng thời với vi khuẩn hiếu khí (nhiễm trùng kị khí hỗn hợp).
Các dấu hiệu gợi ý nhiễm trùng kị khí bao gồm:
   - Khí trong mủ hoặc trong mô tổn thương
   - Mủ hoặc mô tổn thương có mùi thối
   - Hoại tử mô tổn thương
   - Khu vực nhiễm trùng gần niêm mạc, nơi có vi khuẩn kỵ khí trong hệ vi sinh vật bình thường.

2. Vai trò của metronidazol trong nhiễm khuẩn kỵ khí
     
    Metronidazol là một dẫn chất 5-nitro-imidazol chỉ Bacteroides, Fusobacterium và các vi khuẩn kỵ khí bắt buộc khác, nhưng không có tác dụng trên vi khuẩn hiếu khí.


Hình 2. Cơ chế tác dụng của metronidazol trên các chủng kỵ khí
   
    Cơ chế của metronidazol có thể liên quan đến hiện tượng khử hóa nhóm nitro thành các chất trung gian độc với tế bào. Các chất này liên kết với cấu trúc xoắn của phân tử DNA làm vỡ các sợi này và cuối cùng làm tế bào chết. Nồng độ trung bình có hiệu quả của metronidazol là 8 microgam/ml hoặc thấp hơn đối với hầu hết các vi khuẩn nhạy cảm. Một chủng vi khuẩn khi phân lập được coi là nhạy cảm với thuốc khi MIC không quá 16 microgam/ml.
   
    Khi bị nhiễm cả vi khuẩn ái khí và kỵ khí, phối hợp metronidazol với các thuốc kháng khuẩn khác có thể cần thiết, tuy nhiên cần lưu ý về hiện tượng chồng phổ khi phối hợp thuốc. Bacteroides fragilis hoặc Melaninogenicus thường gây nhiễm khuẩn phổi dẫn đến áp xe sau thủ thuật hút đờm dãi, viêm phổi hoại tử kèm áp xe phổi và viêm màng phổi mủ. Khi đó cần phối hợp metronidazol hoặc clindamycin với một kháng sinh loại beta lactam. Áp xe não hoặc nhiễm khuẩn răng do cả vi khuẩn ái khí và kỵ khí cũng điều trị theo cùng nguyên tắc trên. Trong nhiễm khuẩn ổ bụng kèm abcess như abcess ruột thừa, nhiễm khuẩn sau phẫu thuật ruột và áp xe gan, và khi nhiễm khuẩn phụ khoa như viêm nội mạc tử cung nhiễm khuẩn và abcess cần kết hợp metronidazol với một kháng sinh loại beta lactam, chẳng hạn như cefoperazon hoặc ceftazidim. Metronidazol tác dụng tốt chống Bacteroides nên thường dùng trong dự phòng trước phẫu thuật dạ dày - ruột, ví dụ như cắt ruột thừa.

3. Quản lý sử dụng kháng sinh trong nhiễm khuẩn kỵ khí: cần tránh trùng lặp phổ tác dụng
   
   Trong trường hợp nghi ngờ liên quan đến vi khuẩn kỵ khí (như nhiễm khuẩn ổ bụng, viêm phổi hít, hay nhiễm khuẩn hậu phẫu), việc kê đơn cần hạn chế phối hợp chồng lấp phổ kỵ khí. Đây là một nội dung tiếp cận trong quản lý sử dụng kháng sinh hợp lý tại bệnh viện theo quyết định 5631/QĐ-BYT của Bộ Y tế. Theo một nghiên cứu trên 163 bệnh nhân phẫu thuật liên quan đến nhiễm khuẩn ổ bụng, phối hợp piperacillin/tazobactam với metronidazol không mang lại lợi ích so với nhóm sử dụng piperacillin đơn trị và trong một số trường hợp có thể mang lại kết cục lâm sàng xấu. Những phối hợp như thế này được gọi là chồng lấp phổ kỵ khí (double coverage anaerobics). Theo nghiên cứu của Shang và cộng sự, không có lợi ích khi phối hợp giữa meronidazol với các betalactam/ức chế betalactamase hoặc carbapenem trên những bệnh nhân phẫu thuật viêm ruột thừa cấp. Kết quả nghiên cứu khuyến cáo các phối hợp này.
   Với góc độ dược lý học lâm sàng, một số kháng sinh có phổ tác dụng đã bao phủ tác nhân kỵ khí, không cần phải phối hợp thêm metronidazol khi điều trị nhiễm khuẩn nghi có vai trò của vi khuẩn kỵ khí.
Bảng 1. Một số kháng sinh có phổ trên vi khuẩn kỵ khí

Cephalosporins

Cefoxitin, Cefotaxim

Ức chế beta-lactamase

Amoxicillin/clavuclanate, Ampicillin/sulbactam, Piperacillin/tazobactam, Ticarcillin/clavuclante

Carbapenem

Ertapenem, Meropenem, Imipenem, Doripenem

Các kháng sinh khác

Clindamycin, Metronidazol, Moxifloxacin, Vancomycin, Tigecyclin

 

  Theo các khuyến cáo điều trị và tiếp cận quản lý sử dụng kháng sinh tại bệnh viện, không khuyến cáo sử dụng đồng thời hai hoặc nhiều thuốc kháng sinh có hoạt tính chống kỵ khí (ví dụ như carbapenem và metronidazol, hay amoxicillin/clavulanat và metronidazol) ngoại trừ một số trường hợp nhất định. Chống lấp phổ kỵ khí không cần thiết có liên quan đến tăng chi phí bệnh viện, nguy cơ nhiễm mầm bệnh kháng thuốc do tổn hại phụ cận, tăng nguy cơ gặp các phản ứng có hại và tương tác thuốc.
Mặt khác, không khuyến cáo sử dụng metronidazol đơn trị, đặc biệt trong các trường hợp nhiễm khuẩn bệnh viện do vi khuẩn kỵ khí chỉ là một tác nhân gây bệnh phối hợp với các chủng khác (gram dương hoặc gram âm). Trong trường hợp phối hợp, nếu kháng sinh điều trị gram dương hoặc gram âm có hoạt lực bao phủ được vi khuẩn kỵ khí thì không cần chỉ định metronidazol để tránh trùng lấp phổ không cần thiết.

4. Kết luận

   Việc phối hợp metronidazol với các kháng sinh phổ rộng có hoạt tính kỵ khí (như carbapenem, moxifloxacin, tigecyclin và betalactam/ức chế betalactamase) là không cần thiết, không mang lại lợi ích nhưng có thể gây tổn hại phụ cận dẫn đến đề kháng, biến cố bất lợi do thuốc và tăng chi phí điều trị không cần thiết.

Đơn vị Dược lâm sàng – Thông tin thuốc – Khoa Dược

Tài liệu tham khảo:
1. Bộ Y tế (2020), Quyết định 5631/QĐ-BYT về hướng dẫn Quản lý sử dụng kháng sinh tại bệnh viện;
2. Bộ Y tế (2015), Hướng dẫn sử dụng kháng sinh
3. Bộ Y tế (2018), Dược thư Quốc gia Việt Nam
4. Lendelle Raymond, PharmD, Eris Cani, BS, PharmD, BCPS, Cosmina Zeana, MD, William Lois, MD, Tae Park, PharmD, BCPS, BCIDP, 719. Clinical Outcomes of Single versus Double Anaerobic Coverage for Intra-abdominal Infections, Open Forum Infectious Diseases, Volume 7, Issue Supplement_1, October 2020, Page S410
5. Song YJ, Kim M, Huh S, et al. Impact of an Antimicrobial Stewardship Program on Unnecessary Double Anaerobic Coverage Prescription. Infect Chemother. 2015;47(2):111-116. doi:10.3947/ic.2015.47.2.111
6. Perrone G, Sartelli M, Mario G, et al. Management of intra-abdominal-infections: 2017 World Society of Emergency Surgery guidelines summary focused on remote areas and low-income nations. Int J Infect Dis. 2020 Oct;99:140-148.
7. Shang Q, Geng Q, Zhang X, Guo C. The efficacy of combined therapy with metronidazole and broad-spectrum antibiotics on postoperative outcomes for pediatric patients with perforated appendicitis. Medicine (Baltimore). 2017;96(47):e8849.



Tin tức liên quan:
THÔNG BÁO - TIN TỨC CHUNG
Cập nhật GOLD 2025 và những tiến bộ mới trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
HỘI THẢO KHOA HỌC - CẬP NHẬT MỚI TRONG HỒI SỨC SƠ SINH 2024
Danh sách người thực hành khám bệnh, chữa bệnh, cập nhật đến ngày 01/11/2024
Quyết định số 761/QĐ-BVTĐHYDCT về việc thành lập Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
Ngày “Thế giới rửa tay” (Global Handwashing Day)
Thông báo: về việc kết quả tuyển dụng hợp đồng
Hội thảo “Quản lý dinh dưỡng trên người bệnh thận mạn: Cập nhật hướng dẫn thực hành 2024"
Viêm da tiết bã: triệu chứng và chẩn đoán
Kế hoạch số 849 Chiêu sinh đào tạo thực hành để cấp giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2024
Thông báo số 146 Chiêu sinh đào tạo thực hành để cấp giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2024
Thông báo số 142/TB-BVTĐHYDCT về việc tuyển dụng nhân viên hợp đồng
Thông báo số 140/TB-BVTĐHYDCT về việc tuyển dụng nhân viên hợp đồng
BẢN CÔNG BỐ Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu là cơ sở thực hành trong đào tạo khối ngành sức khoẻ (đợt 2).
BẢN CÔNG BỐ Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu là cơ sở thực hành
Thông báo số 126 tuyển dụng nhân viên hợp đồng
Thông báo số 104 Về việc tổ chức hội thảo “Chế độ dinh dưỡng trước, trong và sau phẫu thuật”
Thông báo số 102 Hướng dẫn quy trình xét tuyển vòng 2 kỳ tuyển viên chức đợt 1 năm 2024 của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
Thông báo số 100 về thời gian và địa điểm ứng viên tham dự kiểm tra, sát hạch kỳ xét tuyển viên chức đợt 1 năm 2024 của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Thông báo số 99 Triệu tập ứng viên đủ điều kiện dự tuyển vòng 2 kỳ xét tuyển viên chức đợt 1 năm 2024 của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Thông báo số 95 Danh sách ứng viên đủ điều kiện dự tuyển vòng 2 kỳ xét tuyển viên chức đợt 1 năm 2024 của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
ASPxHyperLink
LIÊN KẾT
BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
Địa chỉ: Số 179, Đường Nguyễn Văn Cừ, Phường An Khánh, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
Liên hệ: 02923 899 444
Fax: 02923 740 221
Cấp cứu: 02923 894 123
Email: bvdhydcantho@ctump.edu.vn
Facebook: https://www.facebook.com/bvdhydct
Website: http://bvdhydcantho.com
Tổng lượt truy cập: 7,397,705
THỜI GIAN KHÁM BỆNH NHƯ SAU:
- Thời gian lấy số thứ tự: 6h sáng các ngày làm việc trong tuần.
- Cấp cứu: 24/24 (kể cả ngày Lễ, Tết và Chủ nhật)
- Các ngày làm việc trong tuần: Từ Thứ Hai đến Thứ Sáu (hoặc theo thông báo)
- Tiếp nhận bệnh nhân:
Buổi sáng từ 6h45 - 10h45 | Buổi chiều từ 13h - 16h45
- Thời gian khám bệnh:
Buổi sáng từ 7h - 11h | Chiều từ 13h - 17h
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI