Trong ba tháng đầu của thai kỳ, ống niệu rốn là
một kênh giữa bàng quang và dây rốn của thai nhi cho phép nước tiểu thoát ra khỏi
bào thai. Đến tam cá nguyệt thứ ba, ống niệu rốn đóng lại và trở thành dây chằng
rốn giữa. Nếu cấu trúc này vẫn mở, có thể tạo ra tồn tại ống niệu rốn.
Các bất thường về ống niệu rốn là không phổ biến và thường được phát hiện
tình cờ trong quá trình chẩn đoán hình ảnh và khám nghiệm tử thi. Chúng có khả
năng được tìm thấy ở nam giới cao gấp đôi so với phụ nữ. Nguyên nhân chính xác
của những bất thường về ống niệu rốn hiện nay vẫn chưa được biết.
4. Triệu chứng
Có nang
niệu rốn không có nghĩa là bệnh nhân sẽ
có các triệu chứng. Nang có thể không có bất kỳ một biểu hiện cơ năng nào rõ
ràng.
Khám bằng
cách sờ nắn bụng thường có thể sờ được một u dạng nang, thể chất mềm, căng, nằm
ở ngay bên dưới rốn, nang hoặc áp xe nang niệu
rốn thường chỉ gây ra các triệu chứng nếu chúng bị nhiễm trùng. Các triệu
chứng của nang niệu – rốn bị nhiễm trùng bao gồm:
- Đau bụng
- Sốt
- Các khối ở bụng
- Đau hoặc rát khi đi tiểu
- Nhiễm trùng đường tiết niệu thường xuyên
- Có máu trong nước tiểu
5. Chẩn đoán
Sự hiện diện của nang niệu rốn được xác nhận
thông qua các kỹ thuật hình ảnh như siêu âm, chụp cộng hưởng từ (MRI) và chụp cắt
lớp vi tính (CTscan). Phương tiện này cho phép các bác sĩ xác định xem có nang
hay không và có vấn đề với nang đó hay không.
Siêu âm bụng: có thể thấy cấu trúc ống vùng hạ
vị, thông thương rốn với bàng quang; nang giữa rốn và bàng
quang; túi thừa ở mặt đáy bàng quang.
Chụp cắt lớp vi tính thấy hình ảnh nang niệu rốn.
6. Điều trị
Nếu nang niệu rốn không gây ra các triệu chứng,
thì không phải thực hiện bất kỳ hành động cụ thể nào. Việc điều trị sẽ chỉ khẩn
cấp nếu nang bị nhiễm trùng. Trong trường hợp này, thuốc kháng sinh là bắt buộc.
Staphylococcus aureus được xác định là vi sinh vật phổ biến nhất. Nang niệu rốn
bị nhiễm trùng cần phải được phẫu thuật loại bỏ. Cắt bỏ nang ngăn ngừa nhiễm trùng trong tương
lai và giảm nguy cơ ung thư ống niệu rốn. Nếu không được phát hiện, nang bị nhiễm
trùng có thể thủng vào bàng quang hoặc khoang phúc mạc. Điều này có thể gây ra
viêm phúc mạc và hình thành một lỗ rò ruột. Điều trị bao gồm dẫn lưu nang bị
nhiễm trùng, tiếp theo là cắt bỏ hoàn toàn các cấu trúc còn sót lại của nang niệu
rốn.
Báo cáo một trường hợp lâm sàng
Vừa qua Trung tâm Tiết niệu và HIFU Bệnh viện
Trường Đại học Y Dược Cần Thơ vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam L.H.K, 30 tuổi, ngụ tại Hậu Giang vào viện vì một khối sưng đau
quanh rốn, mật độ chắc, khối phồng ngày càng tăng, gây khó chịu nhiều nên bệnh
nhân nhập viện, sau khi nhâp viện bệnh nhân được chẩn đoán Dị tật ống niệu rốn
– Nang niệu rốn nhiễm trùng. Bệnh nhân được phẫu thuật với ekip phẫu thuật gồm BS. CKII
Nguyễn Trung Hiếu, BS NT Phạm Hữu Tân. Sau phẫu thuật bệnh
nhân tiếp tục được cho kháng sinh, giảm đau. Sau 3 ngày vết mổ khô lành tốt,
không còn rỉ dịch, da quanh vết mổ không sưng, không nóng đỏ, bệnh nhân không sốt,
ăn uống được nên đã được cho xuất viện.
Hình
1. Chụp cắt lớp vi tính với hình ảnh có bóng khí và phù nề mô mềm quanh rốn theo
dõi nang niệu rốn.
Hình 2. Chúng tôi bóc tách
tìm ống niệu rốn thấy một xoang mủ thông với ống niệu rốn. Chúng tôi tiến hành
lấy mô mủ làm xét nghiệm nuôi cáy vi khuẩn. Dẫn lưu nang bị nhiễm trùng, tiếp
theo là cắt bỏ hoàn toàn các cấu trúc còn sót lại của nang niệu rốn.
Hình 3. Hậu phẩu ngày 2 với vết mổ khô lành tốt, không còn rỉ dịch, da
quanh vết mổ không sưng, không nóng đỏ.
7. Kết luận
Để
phát hiện sớm bệnh nang niệu rốn nhằm hạn chế các nguy cơ viêm nhiễm và ung thư
hóa, bệnh nhân có các dấu hiệu bất thường ở vùng rốn và dưới rốn, đặc biệt là
trẻ em, cần được phát hiện, thăm khám và thực hiện các cận lâm sàng như siêu
âm, chụp cắt lớp vi tính thích hợp để chẩn đoán chính xác mới điều trị có kết
quả tốt, không để lại di chứng và nguy cơ ung thư hóa.
BS CKII. NGUYỄN TRUNG HIẾU