TIỂU KHÔNG KIỂM SOÁT
CHUYÊN MỤC: Hệ Ngoại Tiết niệu
Đăng vào lúc [2023-04-05 15:11:15] Lượt xem: 1647 592
Tác giả: Chưa xác định   Vừa qua Trung tâm Tiết niệu, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ vừa tiếp nhận một bệnh nhân nữ H.T.H, 50 tuổi, cư ngụ tại huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang vào viện tiểu không kiểm soát, nước tiểu tự ra khi đi lại hoặc khi ho. Sau khi nhập viện bệnh nhân được chẩn đoán Tiểu không kiểm soát.
ĐỊNH NGHĨA

 Tiểu không tự chủ là tình trạng không thể kiểm soát được quá trình đi tiểu. Người bệnh sẽ bị mất khả năng kiểm soát bàng quang và kết quả là sẽ tiểu són ra ngoài, thậm chí nhiều trường hợp cần phải mang tã. Tuy việc đi tiểu không kiểm soát làm cho người bệnh xấu hổ nhưng đây là chứng bệnh thường gặp ở nhiều người.


(Ảnh Internet)

 CÁC LOẠI
 
  Tiểu gấp không tự chủ là sự rò rỉ nước tiểu không kiểm soát được (thể tích nước tiểu từ trung bình đến nhiều) xảy ra ngay khi có nhu cầu đi tiểu khẩn cấp, không thể nhịn được.

  Tiểu không tự chủ dưới áp lực là sự rò rỉ nước tiểu do áp lực trong ổ bụng tăng đột ngột (ví dụ, ho, hắt hơi, cười, uốn hoặc nâng). Thể tích rò rỉ thường từ thấp đến trung bình.

  Tiểu không tự chủ do bàng quang đầy là tình trạng nước tiểu bị rỉ ra từ một bàng quang đầy quá mức.

 Tiểu không tự chủ chức năng là sự thoát nước tiểu ra ngoài do suy giảm nhận thức hoặc thể chất (ví dụ do chứng sa sút trí tuệ hay đột quỵ)

 Tiểu không tự chủ thể phối hợp là bất kỳ sự kết hợp của các loại trên.

YẾU TỐ NGUY CƠ

Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ tiểu không kiểm soát, bao gồm:

  Giới tính: nữ dễ bị tiểu không kiểm soát do chịu đựng việc tăng áp lực ổ bụng. Sự khác biệt này là do các tình trạng mang thai, sinh đẻ, mãn kinh và giải phẫu ở nữ. Tuy nhiên, nam giới có vấn đề về tuyến tiền liệt có nguy cơ tiểu không kiểm soát khi đi vệ sinh gấp hoặc do bàng quang quá đầy.

 Tuổi tác: khi bạn lớn tuổi, cơ bàng quang và niệu đạo yếu đi. Những thay đổi này làm giảm lượng nước tiểu mà bàng quang có thể chứa được và tăng nguy cơ mắc bệnh.

 Thừa cân: tình trạng này làm tăng áp lực lên cơ bàng quang và các cơ lân cận, làm chúng yếu đi và gây nước tiểu rỉ ra khi ho hoặc hắt hơi.

 Các bệnh lý khác: bệnh lý thần kinh hoặc tiểu đường cũng làm tăng nguy cơ tiểu không kiểm soát

LÂM SÀNG

  Đối với trường hợp bệnh rất nhẹ, một lượng nhỏ nước tiểu đôi khi rỉ ra (chảy nhỏ giọt) khi ho hoặc hắt hơi hoặc trên đường đi vào nhà vệ sinh.

  Đối với bệnh nhẹ đến vừa, nước tiểu rỉ ra hằng ngày và cần phải dùng tã.

  Đối với bệnh nặng, lượng nước tiểu chảy ra ngoài có thể thấm ướt hết vài miếng tã mỗi ngày. Tiểu mất kiểm soát có thể làm hạn chế các hoạt động hàng ngày.

Khám thực thể

  Trọng tâm là thăm khám thần kinh, vùng chậu, và thăm trực tràng.

  Nghiệm pháp đi tiểu khi gắng sức có thể được thực hiện trên bàn kiểm tra nếu nghi ngờ tiểu không tự chủ khi gắng sức; phương pháp này có độ nhạy và độ đặc hiệu > 90%. Bàng quang phải đầy; bệnh nhân ngồi thẳng lưng hoặc ngồi gần thẳng với chân dạng ra, thả lỏng vùng đáy chậu và ho mạnh một lần:

• Sự rò rỉ nước tiểu xảy ra ngay lập tức và kết thúc đồng thời với ho khẳng định tiểu không tự chủ dưới áp lực.

• Sự rò rỉ nước tiểu chậm chút hoặc rò rỉ liên tục gợi ý cơ bàng quang tăng hoạt được kích hoạt bởi ho.

 Nếu ho kích hoạt tiểu không tự chủ, hoạt động ho có thể được lặp lại trong khi người khám đặt 1 hoặc 2 ngón tay vào trong âm đạo để nâng niệu đạo (Marshall-Bonney test); sự tiểu không tự chủ cải thiện bởi hành động này có thể đáp ứng với phẫu thuật.

XÉT NGHIỆM

  Thể tích nước tiểu tồn dư sau khi đi tiểu cần được xác định bằng cách đặt ống thông tiểu hoặc siêu âm (ưu tiên). Thể tích nước tiểu tồn dư sau khi đi tiểu cộng thể tích nước tiểu đã đi ra ngoài ước lượng dung tích bàng quang và giúp đánh giá sự nhận cảm của bàng quang.

• Thể tích < 50 mL là bình thường

• Thể tích< 100 mL thường được chấp nhận ở bệnh nhân > 65 tuổi nhưng không bình thường ở bệnh nhân trẻ tuổi hơn

• Thể tích> 100 mL có thể gợi ý bàng quang giảm hoạt hoặc tắc nghẽn đường ra.

 Đo áp lực bàng quang có thể giúp chẩn đoán tiểu gấp không tự chủ

 Điện cơ cơ đáy chậu được sử dụng để đánh giá sự kích thích và chức năng cơ vòng. Áp lực niệu đạo, ổ bụng, và trực tràng có thể được đo.

 Xét nghiệm đo lưu lượng đỉnh dòng nước tiểu với một đồng hồ đo lưu lượng dòng chảy được sử dụng để khẳng định hoặc loại trừ sự tắc nghẽn đường ra ở nam giới.

 Tổng phân tích nước tiểu: kiểm tra mẫu nước tiểu tìm dấu hiệu của nhiễm trùng, vết máu hoặc các bất thường khác.

ĐIỀU TRỊ

Các biện pháp chung

   Bệnh nhân được hướng dẫn để hạn chế tiêu thụ chất lỏng vào những thời điểm nhất định (ví dụ, trước khi đi ra ngoài, 3 đến 4 giờ trước khi đi ngủ), để tránh nước tiểu kích thích bàng quang (ví dụ như đồ uống chứa caffeine), và uống từ 48 đến 64 ounce (1500 đến 2000 mL) chất lỏng mỗi ngày (vì nước tiểu đậm đặc làm kích thích bàng quang).

Tập luyện bàng quang

  Bệnh nhân có thể cải thiện từ việc tập luyện bàng quang (thay đổi thói quen đi tiểu) và thay đổi lượng chất lỏng tiêu thụ. Tập luyện bàng quang thường là tập khoảng cách giữa các lần đi tiểu (mỗi 2 đến 3 giờ) trong khi thức. Theo thời gian, khoảng cách thời gian này có thể tăng lên 3-4 giờ khi thức. Nhắc đi tiểu cho bệnh nhân suy giảm nhận thức; họ sẽ được nhắc mỗi 2 h đi tiểu một lần mặc dù họ cần phải đi tiểu hoặc kể cả họ đang tiểu ra quần hoặc không. Một cuốn nhật ký đi tiểu sẽ giúp xác định mức độ thường xuyên và khi nào cần đi tiểu và liệu bệnh nhân có thể cảm nhận được bàng quang đầy.

Bài tập Kegel

  Các bài tập cơ vùng chậu (ví dụ, bài tập Kegel) thường có hiệu quả, đặc biệt dành cho tiểu không tự chủ dưới áp lực. Bệnh nhân phải co cơ chậu (cơ mu cụt và cơ cạnh âm đạo) thay vì cơ đùi, bụng, hoặc cơ mông. Các cơ được co trong 10 giây, sau đó thư giãn cho 10 giây, tập 10 đến 15 lần mỗi lần và ngày 3 lần. Cần phải có hướng dẫn lại, và phản hồi thường rất hữu ích.

  Ở phụ nữ < 75 tuổi, tỷ lệ chữa khỏi là 10 đến 25%, và cải thiện triệu chứng ở 40 đến 50%, đặc biệt nếu bệnh nhân có động lực và quyết tâm; tập bài tập theo hướng dẫn; và nhận được các hướng dẫn bằng văn bản, theo dõi và khuyến khích bệnh nhân hoặc cả hai.



(Ảnh Internet)

Thuốc

Thuốc được sử dụng để điều trị sự tiểu không tự chủ Các loại thuốc này bao gồm thuốc kháng cholinergic kháng muscarinic, giúp giãn cơ trơn bàng quang, và các chất chủ vận alpha, làm tăng trương lực cơ thắt. Thuốc có tác dụng kháng cholinergic mạnh nên được sử dụng một cách thận trọng ở người cao tuổi. Các chất đối kháng alpha và các chất ức chế 5-alpha-reductase có thể được sử dụng để điều trị tắc nghẽn đường ra ở nam giới với tiểu gấp hay tiểu không tự chủ.

Tiêm chất làm đầy thành niệu đạo

  Các chất được tiêm để làm tăng thành niệu đạo và tăng kháng lực niệu đạo gồm Teflon, collagen, các hạt macropic và silicon.

Cơ thắt nhân tạo

  Cơ thắt nhân tạo (AUS) được coi là phương pháp điều trị tiêu chuẩn vàng cho chứng tiểu không tự chủ sau phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt, mang đến cho bệnh nhân cơ hội chữa trị lớn nhất.

Đặt dải treo niệu đạo

  Ưu điểm của dải treo niệu đạo so với cơ thắt nhân tạo là về lý thuyết, nó cho phép vô hiệu hóa tự nhiên mà không cần thao tác và cho kết quả tức thời

Phẫu thuật

  Phẫu thuật là phương thức cuối cùng, thường chỉ được sử dụng cho những bệnh nhân trẻ tuổi bị tiểu gấp không tự chủ rất nặng mà không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác. Phẫu thuật tạo hình bàng quang, trong đó một phần của ruột được khâu vào bàng quang để tăng dung tích bàng quang, là phổ biến nhất.

PHÒNG NGỪA

  Chứng tiểu không tự chủ hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống và tập luyện tích cực. Một số giải pháp hữu ích có thể tham khảo như:

• Duy trì mức cân nặng hợp lý.

• Thực hành một số bài tập sàn chậu có lợi.

• Tránh sử dụng các chất kích thích bàng quang, chẳng hạn như: caffeine, rượu bia, thực phẩm có tính axit…

• Xây dựng thực đơn giàu thành phần chất xơ để ngăn ngừa táo bón.

• Không hút thuốc.

• Điều trị dứt điểm các bệnh lý liên quan đến bàng quang, nhiễm trùng đường tiết niệu…

BÁO CÁO CA LÂM SÀNG

  Vừa qua Trung tâm Tiết niệu, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ vừa tiếp nhận một bệnh nhân nữ H.T.H, 50 tuổi, cư ngụ tại huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang vào viện tiểu không kiểm soát, nước tiểu tự ra khi đi lại hoặc khi ho. Sau khi nhập viện bệnh nhân được chẩn đoán Tiểu không kiểm soát.

 Bệnh nhân được cho kháng sinh, giảm đau, làm các xét nghiệm tiền phẫu cần thiết. Kết quả cận lâm sàng như sau:

• Công thức máu với Hb 14,5g/dl, các giá trị khác trong giới hạn bình thường.

• Sinh hóa máu, đông cầm máu trong giới hạn bình thường.

• Tổng phân tích nước tiểu bình thường

• Nội soi bàng quang: bình thường

• Bonney test (+)

 Bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật phẫu thuật với ekip phẫu thuật gồm ThS. BSCKII Nguyễn Trung Hiếu, BSNT Nguyễn Văn Nghĩa, BSNT Dương Văn Huynh, BSNT Nguyễn Đại Nghĩa.



Phẫu thuật điều trị Tiểu không kiểm soát tại BV Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

  Bệnh nhân được mê nội khí quản, tiến hành bóc tách thành trước âm đạo và thành sau bàng quang đến khi sờ thấy lỗ bịt,tiến hành móc mảnh ghép vào vùng phẫu thuật, điều chỉnh mảnh ghép vào đúng vị trí, khâu thành trước âm đạo bằng chỉ vicryl 1/0. Thời gian phẫu thuật 1 giờ, diễn tiến hậu phẫu thuận lợi, sau 4 ngày bệnh nhân được xuất viện.

  Theo Ths BS CKII. Nguyễn Trung Hiếu cho biết, tiểu không kiểm soát là triệu chứng hay gặp ở bệnh nhân lớn tuổi, bệnh nhân sau sanh thường hoặc sa tạng chậu. Bệnh làm giảm chất lượng cuộc sống vì gây xấu hổ, kỳ thị, trầm cảm nên cần đến khám và điều trị sớm ở cơ sở y tế uy tín.

Ths BS CKII. Nguyễn Trung Hiếu

TRUNG TÂM TIẾT NIỆU

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lightner DJ,Gomelsky A, Souter L, et al: Diagnosis and treatment of overactive bladder (non-neurogenic) in adults: AUA/SUFU Guideline Amendment 2019. J Urol 202(3):558-563, 2019. doi: 10.1097/JU.0000000000000309

2. Staskin D, Frankel J, Varano S, et al: International phase III, randomized, double-blind, placebo and active controlled study to evaluate the safety and efficacy of vibegron in patients with symptoms of overactive bladder: EMPOWUR. J Urol 204(2):316-324, 2020. doi: 10.1097/JU.0000000000000807

3. Kobashi KC, Albo ME, Dmochowski RR, et al: Surgical treatment of female stress urinary incontinence: AUA/SUFU guideline. J Urol 198(4):875-883, 2017. doi: 10.1016/j.juro.2017.06.061




Tin tức liên quan:
THÔNG BÁO - TIN TỨC CHUNG
Thông báo số 64 Nghỉ Lễ Giỗ tổ Hùng Vương năm 2024
Thông báo số 42 Về việc tuyển chọn bệnh nhi Chương trình phẫu thuật miễn phí “Thắp sáng nụ cười trẻ thơ” năm 2024
Quyết định số 139/QĐ-BVTĐHYDCT về việc Cập nhật Quy trình xử lý văn bản hành chính tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
BẢN CÔNG BỐ Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu là cơ sở thực hành trong đào tạo khối ngành sức khoẻ.
Lựa chọn thực phẩm an toàn trong dịp Tết
Giấy giới thiệu về việc giới thiệu học viên Sau đại học thực hành tại Bệnh viện (BSNT Phụ sản)
Giấy giới thiệu về việc giới thiệu học viên Sau đại học thực hành tại Bệnh viện (Gây mê hồi sức)
Kế hoạch thực hành lâm sàng thực hành Y học đại cương - Học kỳ I năm học 2023-2024
ĐĂNG KÝ GIẢNG DẠY HỘI TRƯỜNG
HỘI THẢO KHOA HỌC “CẬP NHẬT NHỮNG ĐIỀU TRỊ MỚI TRONG THỰC HÀNH LÂM SÀNG CỦA CÁC BỆNH LÝ: TIM MẠCH - ĐÁI THÁO ĐƯỜNG”
Hội thảo “Điều trị các bệnh hô hấp giai đoạn giao mùa”
SỬ DỤNG KHÁNG SINH ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI BỆNH VIỆN VÀ VIÊM PHỔI THỞ MÁY: CẬP NHẬT MỚI TỪ KHUYẾN CÁO HỘI HÔ HẤP & HỘI HỒI SỨC CHỐNG ĐỘC 2023
THUỐC ỨC CHẾ MIỄN DỊCH TRONG BỆNH PHỔI KẼ: MỘT SỐ LƯU Ý VỀ AN TOÀN THUỐC
Dinh dưỡng phẫu thuật cắt dạ dày
Xuống thang kháng sinh
FLUOROQUINOLON – CẢNH GIÁC VIỆC XUẤT HIỆN Ý ĐỊNH VÀ HÀNH VI TỰ SÁT TRÊN ĐỐI TƯỢNG NGUY CƠ
Về việc mời chào giá Mua vật tư y tế cho Khoa Răng Hàm Mặt
Thông báo số 364 Về việc thay đổi giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
HỘI THẢO KHOA HỌC “CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG SỐNG VÀ TIÊN LƯỢNG SỐNG CHO BỆNH NHÂN TIM MẠCH VÀ BỆNH THẬN MẠN”
Hội thảo “Cập nhật các tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý tai giữa”
ASPxHyperLink
LIÊN KẾT
BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
Địa chỉ: Số 179, Đường Nguyễn Văn Cừ, Phường An Khánh, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
Liên hệ: 02923 899 444
Fax: 02923 740 221
Cấp cứu: 02923 894 123
Email: bvdhydcantho@ctump.edu.vn
Facebook: https://www.facebook.com/bvdhydct
Website: http://bvdhydcantho.com
Tổng lượt truy cập: 2,085,483
THỜI GIAN KHÁM BỆNH NHƯ SAU:
- Thời gian lấy số thứ tự: 6h sáng các ngày làm việc trong tuần.
- Cấp cứu: 24/24 (kể cả ngày Lễ, Tết và Chủ nhật)
- Các ngày làm việc trong tuần: Từ Thứ Hai đến Thứ Sáu (hoặc theo thông báo)
- Tiếp nhận bệnh nhân:
Buổi sáng từ 6h45 - 10h45 | Buổi chiều từ 13h - 16h45
- Thời gian khám bệnh:
Buổi sáng từ 7h - 11h | Chiều từ 13h - 17h
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI