1. Sử dụng thuốc ở bệnh nhân tăng huyết áp kèm đái tháo đường týp 2
Đái tháo đường týp 2 có liên quan đến tăng nguy cơ THA, bệnh tim mạch và bệnh thận. Một nghiên cứu ở 12.725 bệnh nhân ở độ tuổi 45- 69 tuổi ở miền trung Việt Nam theo dõi từ 2011 đến năm 2017 cho thấy tỷ lệ THA ở bệnh nhân ĐTĐ và tiền ĐTĐ là 30,6%. Ngoài ra, trong những bệnh nhân THA ở độ tuổi 40 - 69, tỷ lệ đồng mắc ĐTĐ và tiền ĐTĐ là 13,5%. THA nên được điều trị sớm ở bệnh nhân đái tháo đường để ngăn ngừa các biến chứng mạch máu nhỏ, biến chứng mạch máu lớn và tử vong do tim mạch. Dựa trên bằng chứng mới, chúng tôi khuyến cáo các chiến lược điều trị ở bệnh nhân THA với ĐTĐ.
Bảng 1. Khuyến cáo điều trị tăng huyết áp kèm đái tháo đường

Lưu ý: việc sử dụng chẹn beta (như bisoprolol) trên bệnh nhân đái tháo đường có chống chỉ định tương đối. Trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng, cần thận trọng vì nguy cơ che lấp triệu chứng hạ đường huyết của nhóm thuốc chẹn beta
2. Sử dụng thuốc trên bệnh nhân tăng huyết áp có bệnh lý mạch vành
Tần suất THA có bệnh mạch vành là từ 30-70%; 60% bệnh mạch vành có THA điều trị không đạt mục tiêu.
Bảng 2. Khuyến cáo điều trị tăng huyết áp kèm bệnh lý mạch vành

3. Sử dụng thuốc điều trị bệnh nhân tăng huyết áp có kèm suy tim hay phì đại cơ tim
THA là một yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến suy tim (HF) chiếm tỷ lệ từ 75 - 90% với phân suất tống máu giảm (HFrEF) và phân suất tống máu bảo tồn (HFpEF). Kết cục lâm sàng xấu hơn và tỷ lệ tử vong tăng ở bệnh nhân THA có suy tim. THA cũng gây ra phì đại thất trái (LVH), làm suy giảm chức năng thất trái, dẫn đến HFpEF, sau đó, HFrEF. Điều trị THA có tác động chính trong việc giảm nguy cơ biến cố suy tim và nhập viện do suy tim, đặc biệt ở những bệnh nhân già và rất già. Trong những năm gần đây, có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị suy tim, và thay đổi lối sống được khuyến cáo (chế độ tiết thực và hoạt động thể lực) cùng với các chiến lược điều trị mới ở bệnh nhân tăng huyết áp có suy tim hoặc phì đại thất trái.
Bảng 3. Khuyến cáo điều trị tăng huyết áp kèm suy tim/phì đại cơ tim

4. Sử dụng thuốc điều trị bệnh nhân tăng huyết áp kèm bệnh thận mạn
Bệnh nhân bệnh thận mạn nên được tư vấn về thay đổi lối sống, hạn chế muối có thể đặc biệt hiệu quả trong hỗ trợ hạ HA ở bệnh nhân bệnh thận mạn và cũng điều trị bằng thuốc. Bằng chứng gần đây qua nghiên cứu SPRINT cho thấy ở bệnh nhân bệnh thận mạn, HA cần được hạ xuống < 130/80 mmHg và có thể thấp hơn nếu dung nạp được.
Bảng 4. Khuyến cáo dùng thuốc ở bệnh nhân tăng huyết áp kèm bệnh thận mạn
5. Sử dụng thuốc điều trị bệnh nhân tăng huyết áp kèm đột quỵ
THA là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất có thể thay đổi được đối với đột quỵ do thiếu máu não cục bộ, xuất huyết não và đột quỵ tái phát. Mặc dù cả HATT và HATTr đều liên quan đến đột quỵ, nhưng HATT có tính chất dự báo hơn. Điều trị HA trong pha cấp của đột quỵ thiếu máu não cục bộ và xuất huyết não vẫn còn chưa rõ ràng. Trên thế giới, hàng năm có 15 triệu người khởi phát đột quỵ. Trong số này, có 5 triệu người tử vong và 5 triệu người khác mắc thương tật vĩnh viễn.
THA kèm xuất huyết não cấp: Trong xuất huyết não (XHN) cấp, THA thường gặp và có liên quan đến nguy cơ lan rộng khối máu tụ, tăng nguy cơ tử vong và tiên lượng xấu hơn cho phục hồi thần kinh. Đối với các thuốc hạ HA, trong giai đoạn XHN tối cấp, hiện tại vẫn không có đủ bằng chứng, nhưng gần đây, bất kỳ thuốc hạ HA nào có thời gian khởi phát nhanh và thời gian tác dụng ngắn giúp dễ dàng chỉnh liều và duy trì việc kiểm soát HA, giảm tình trạng dao động HATT, đều có thể sử dụng, như Nicardipine, Labetalol
Tăng huyết áp với đột quỵ thiếu máu cục bộ cấp (AIS): Tác dụng có lợi của việc giảm HA thậm chí còn ít rõ ràng hơn trong đột quỵ thiếu máu cục bộ (TMCB) cấp. Một phân tích tổng hợp cho thấy rằng hạ HA sớm sau đột quỵ TMCB cấp có hiệu qủa trung tính, độc lập trong việc ngăn ngừa tử vong.
6. Vấn đề tuân thủ điều trị dùng thuốc ở bệnh nhân tăng huyết áp
Tuân thủ được định nghĩa là mức độ mà các hành vi của một người như dùng thuốc, chế độ tiết thực hoặc thay đổi lối sống tương ứng với các khuyến cáo từ các chuyên gia sức khỏe. Không tuân thủ điều trị hạ áp là rào cản chính đối với việc kiểm soát HA bao gồm các yếu tố: 1. Đào tạo bác sĩ. 2. Giáo dục bệnh nhân. 3. Điều trị thuốc. 4. Hệ thống chăm sóc sức khỏe. 5. Gia đình và xã hội.
Tài liệu tham khảo
VNHA 2022. Khuyến cáo của phân hội Tăng Huyết Áp - Hội Tim Mạch Học Việt Nam (VSH/VNHA) về chẩn đoán & điều trị tăng huyết áp.
ĐƠN VỊ DƯỢC LÂM SÀNG – THÔNG TIN THUỐC