Niệu quản sau tĩnh mạch chủ - Bệnh lý hiếm gặp
CHUYÊN MỤC: Hệ Ngoại Tiết niệu
Đăng vào lúc [2022-12-07 13:58:20] Lượt xem: 894 542
Tác giả: Chưa xác định
   Vừa qua Trung tâm Tiết niệu Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ đã tiếp nhận một bệnh nhân nam N.Q.Đ trẻ tuổi (SN 1996), quê quán Phụng Hiệp – Hậu Giang, thường xuyên đau âm ỉ vùng hông lưng (P) nhưng đi khám không tìm ra nguyên nhân. Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau quặn nhiều vùng hông lưng (P) không kèm sốt, không tiểu máu hay rối loạn tiểu tiện, đau ngày càng tăng. Khám lâm sàng không ghi nhận bất thường hệ tiết niệu, thận 2 bên không to, ấn đau nhẹ vùng hông lưng (P). Người bệnh được chỉ định siêu âm ổ bụng ghi nhận thận (P) ứ nước độ I, niệu quản (P) dãn, không phát hiện sỏi. Người bệnh được tư vấn và chỉ định chụp CT-scan hệ tiết niệu có tiêm thuốc cản quang cho kết quả: Thận trái đôi – Thận phải và niệu quản ứ nước độ 2, niệu quản phải dãn do niệu quản phải vòng sau tĩnh mạch chủ dưới (Retro cava ureter).

  I. ĐẶT VẤN ĐỀ

   Định nghĩa: Niệu quản vòng sau tĩnh mạch chủ vào trong rồi ra trước tĩnh mạch trở lại đường đi bình thường xuống hố chậu tiểu khung. Là hậu quả của tình trạng phát triển bất thường của tĩnh mạch chủ dưới: sự tồn tại tĩnh mạch tim phải sau ở phần thắt lưng trong thời kỳ bào thai, nằm phía trước niệu quản, do đó niệu quản mặc dù phát triển ở vị trí bình thường nhưng sẽ nằm sau và quanh tĩnh mạch chủ dưới. Như vậy, sự bất thường này do cấu tạo hình thành tĩnh mạch chủ không phải do niệu quản.

   Triệu chứng: phát hiện tình cờ hay do các bệnh khác (bẩm sinh - mắc phải) bệnh mạch máu, thận móng ngựa, thận lạc chỗ, sỏi thận, thận to, ...
Chụp UIV niệu quản nằm ngang chéo vào giữa rồi tắc hẹp hình lưỡi câu, hình chữ J ngược hay hình kèn sacxophone, có thể có sỏi to tròn nhẵn ngay trên chỗ bắt chéo niệu quản. Kết hợp chụp niệu quản bể thận ngược dòng phát hiện đường đi niệu quản quanh tĩnh mạch chủ. Đặt biệt có thể niệu quản sau tĩnh mạch chậu, cả 2 bên sau tĩnh mạch chậu.

   Điều trị chuyển vị niệu quản, đưa niệu quản ra trước về vị trí bình thường và tái lập lưu thông niệu quản. Có thể mổ mở hoặc phẫu thuật nội soi.



Nguồn: Campbell – Walsh Urology (2012)

  II. BÁO CÁO TRƯỜNG HỢP LÂM SÀNG

   Vừa qua Trung tâm Tiết niệu Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ đã tiếp nhận một bệnh nhân nam N.Q.Đ trẻ tuổi (SN 1996), quê quán Phụng Hiệp – Hậu Giang, thường xuyên đau âm ỉ vùng hông lưng (P) nhưng đi khám không tìm ra nguyên nhân. Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau quặn nhiều vùng hông lưng (P) không kèm sốt, không tiểu máu hay rối loạn tiểu tiện, đau ngày càng tăng.

   Khám lâm sàng không ghi nhận bất thường hệ tiết niệu, thận 2 bên không to, ấn đau nhẹ vùng hông lưng (P). Người bệnh được chỉ định siêu âm ổ bụng ghi nhận thận (P) ứ nước độ I, niệu quản (P) dãn, không phát hiện sỏi. Người bệnh được tư vấn và chỉ định chụp CT-scan hệ tiết niệu có tiêm thuốc cản quang cho kết quả: Thận trái đôi – Thận phải và niệu quản ứ nước độ 2, niệu quản phải dãn do niệu quản phải vòng sau tĩnh mạch chủ dưới (Retro cava ureter).


   Người bệnh được chỉ định điều trị bằng phẫu thuật nội soi sau phúc mạc với 3 trocar: cắt rời niệu quản tại vị trí bên phải IVC, đưa niệu quản phải ra trước IVC, tái tạo sự lưu thông bằng nối niệu quản tận - tận có đặt ống thông JJ bên trong lòng niệu quản.



Thực hiện bởi Ekip Bác sĩ của Trung tâm Tiết niệu: ThS. BSCKII. Nguyễn Trung Hiếu, ThS. BSCKI. Quách Võ Tấn Phát, ThS. BSCKI. Lê Thanh Bình và BSNT. Dương Văn Huynh. Thời gian phẫu thuật là 120 phút. Diễn biến hậu phẫu thuận lợi, người bệnh được rút dẫn lưu cạnh thận vào ngày thứ 4 và được xuất viện vào ngày thứ 5.



   Theo BS.CKII Nguyễn Trung Hiếu cho biết thêm, đây là một trường hợp hiếm gặp, khó chẩn đoán trên lâm sàng. Nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng. Vì thế nên kiểm tra sức khỏe định kì mỗi 6 tháng đến 1 năm để tầm soát sức khỏe và nếu phát hiện bất thường thì có thể can thiệp sớm tại những cơ sở y tế uy tín trong cả nước.

BS.CKII Nguyễn Trung Hiếu 
Trung tâm Tiết Niệu Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ

TÀI LIỆU THAM KHẢO
 
  Ahmed M., Alhassan A., Sadiq M.A et al (2017), ”Variable Presentation of Retrocaval Ureter: Report of Four Cases and Review of Literature”, Nigierian Postgraduate Medical Journal, 24(2), pp: 126-29.

  Ricciardulli S., Ding Q., Zhang X., Li H., Spagni M., et al. (2015) “Retroperitoneal laparoscopic approach for retrocaval ureter: our experience on 27 cases”, J Urol Res 2(4):1033.

   Singh.I, Strandhoy.J.W (2012), "Circumcaval ureter", Pathophysiology of Urinary Tract Obstruction, Campbell-Walsh Urology, pp: 1118-20.



Tin tức liên quan:
THÔNG BÁO - TIN TỨC CHUNG
Thông báo số 64 Nghỉ Lễ Giỗ tổ Hùng Vương năm 2024
Thông báo số 42 Về việc tuyển chọn bệnh nhi Chương trình phẫu thuật miễn phí “Thắp sáng nụ cười trẻ thơ” năm 2024
Quyết định số 139/QĐ-BVTĐHYDCT về việc Cập nhật Quy trình xử lý văn bản hành chính tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
BẢN CÔNG BỐ Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu là cơ sở thực hành trong đào tạo khối ngành sức khoẻ.
Lựa chọn thực phẩm an toàn trong dịp Tết
Giấy giới thiệu về việc giới thiệu học viên Sau đại học thực hành tại Bệnh viện (BSNT Phụ sản)
Giấy giới thiệu về việc giới thiệu học viên Sau đại học thực hành tại Bệnh viện (Gây mê hồi sức)
Kế hoạch thực hành lâm sàng thực hành Y học đại cương - Học kỳ I năm học 2023-2024
ĐĂNG KÝ GIẢNG DẠY HỘI TRƯỜNG
HỘI THẢO KHOA HỌC “CẬP NHẬT NHỮNG ĐIỀU TRỊ MỚI TRONG THỰC HÀNH LÂM SÀNG CỦA CÁC BỆNH LÝ: TIM MẠCH - ĐÁI THÁO ĐƯỜNG”
Hội thảo “Điều trị các bệnh hô hấp giai đoạn giao mùa”
SỬ DỤNG KHÁNG SINH ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI BỆNH VIỆN VÀ VIÊM PHỔI THỞ MÁY: CẬP NHẬT MỚI TỪ KHUYẾN CÁO HỘI HÔ HẤP & HỘI HỒI SỨC CHỐNG ĐỘC 2023
THUỐC ỨC CHẾ MIỄN DỊCH TRONG BỆNH PHỔI KẼ: MỘT SỐ LƯU Ý VỀ AN TOÀN THUỐC
Dinh dưỡng phẫu thuật cắt dạ dày
Xuống thang kháng sinh
FLUOROQUINOLON – CẢNH GIÁC VIỆC XUẤT HIỆN Ý ĐỊNH VÀ HÀNH VI TỰ SÁT TRÊN ĐỐI TƯỢNG NGUY CƠ
Về việc mời chào giá Mua vật tư y tế cho Khoa Răng Hàm Mặt
Thông báo số 364 Về việc thay đổi giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
HỘI THẢO KHOA HỌC “CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG SỐNG VÀ TIÊN LƯỢNG SỐNG CHO BỆNH NHÂN TIM MẠCH VÀ BỆNH THẬN MẠN”
Hội thảo “Cập nhật các tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý tai giữa”
ASPxHyperLink
LIÊN KẾT
BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
Địa chỉ: Số 179, Đường Nguyễn Văn Cừ, Phường An Khánh, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
Liên hệ: 02923 899 444
Fax: 02923 740 221
Cấp cứu: 02923 894 123
Email: bvdhydcantho@ctump.edu.vn
Facebook: https://www.facebook.com/bvdhydct
Website: http://bvdhydcantho.com
Tổng lượt truy cập: 2,092,582
THỜI GIAN KHÁM BỆNH NHƯ SAU:
- Thời gian lấy số thứ tự: 6h sáng các ngày làm việc trong tuần.
- Cấp cứu: 24/24 (kể cả ngày Lễ, Tết và Chủ nhật)
- Các ngày làm việc trong tuần: Từ Thứ Hai đến Thứ Sáu (hoặc theo thông báo)
- Tiếp nhận bệnh nhân:
Buổi sáng từ 6h45 - 10h45 | Buổi chiều từ 13h - 16h45
- Thời gian khám bệnh:
Buổi sáng từ 7h - 11h | Chiều từ 13h - 17h
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI