1.
ĐỊNH NGHĨA HẬU COVID
Hậu COVID-19 là thuật ngữ để chỉ một nhóm triệu
chứng tồn tại lâu dài (mệt mỏi, rối loạn vị giác, đau đầu, ho, khó thở...) trẻ
gặp phải sau khi mắc COVID-19 trên 4 tuần và có ảnh hưởng đến hoạt động hàng
ngày của trẻ. Các triệu chứng này có thể tồn tại từ lúc trẻ mắc COVID-19 hoặc mới
xuất hiện sau khi đã khỏi bệnh và không do các căn nguyên khác gây ra.
Không phải tất cả các triệu chứng xuất hiện ở
trẻ sau mắc COVID-19 đều là hậu COVID-19. Trước khi kết luận triệu chứng đó do
hậu COVID-19, cần loại trừ các nguyên nhân khác. Chỉ làm các xét nghiệm thăm dò
cần thiết khi có biểu hiện triệu chứng.
2.
CÁC DẤU HIỆU CẦN THEO DÕI TRẺ SAU KHI TRẺ NHIỄM COVID-19
- Vấn
đề về hô hấp: Ho, đau ngực, khó thở.
- Vấn
đề về tim mạch: Đau ngực, khó thở, nhịp tim không đều và mệt mỏi.
- Các
vấn đề về thần kinh: những thay đổi nhỏ về chú ý, ngôn ngữ, vận
động và tâm trạng. Mệt mỏi về tinh thần: Đãng trí hơn, giảm khả năng chú ý.
- Mệt
mỏi về thể chất: dễ mệt mỏi và sức chịu đựng khi hoạt động kém
hơn.
- Đau
đầu: Đau đầu là một triệu chứng phổ biến sau khi mắc COVID-19.
- Thay đổi vị
giác/ khứu giác:
ảnh hưởng đến ăn uống, không nhận ra mùi.
- Sức
khỏe tâm thần và hành vi: làm nặng thêm triệu chứng trẻ đang mắc
các rối loạn, bệnh tâm thần/hành vi Đối với trẻ
em mắc bệnh tâm thần / hành vi hiện có, các vấn đề phát sinh do COVID-19 (nhập
viện, cách ly, nghỉ học) có thể làm cho các triệu chứng trầm trọng hơn.
- Hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C): Hội chứng viêm
đa hệ thống ở trẻ em (MIS-C) sau nhiễm SARS-CoV-2 hiếm gặp, nhưng là một tình
trạng nặng và có khả năng đe dọa tính mạng và nó có thể xuất hiện từ 2-6 tuần
sau khi nhiễm COVID-19, bao gồm các triệu chứng:
+ Trẻ bị sốt cao liên tục trên 24h.
+ Trẻ bị nổi ban đỏ hoặc xung huyết giác mạc.
+ Trẻ bị phù nề niêm mạc miệng, bàn tay, chân.
+ Trẻ bị rối loạn tiêu hóa: nôn, đau bụng, tiêu
chảy.
+ Trẻ có thể gặp dấu hiệu sốc, rối loạn đông
máu, tổn thương thận cấp.
3.
CHĂM SÓC TRẺ SAU KHI MẮC COVID-19 CẤP
- Dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ: giúp trẻ mau chóng
hồi phục sau bệnh, uống nước nhiều.
- Ngủ đủ giấc, không xem tivi, điện thoại quá
nhiều.
- Cho trẻ tham gia vào các hoạt động hằng ngày,
đi học lại, tiêm chủng theo lịch (cần thông báo cho bác sĩ khám tiêm chủng).
- Tạo mội trường thoải mái cho trẻ, tránh lo lắng
quá mức ảnh hưởng đến tinh thần của bé.
- Theo dõi các triệu chứng còn tồn tại hay các
triệu chứng mới xuất hiện.
- Trường hợp trẻ có các dấu hiệu nặng: li bì, sốt
cao liên tục trên 390C, thở nhanh, tím tái, nôn nhiều, không uống được,
đau ngực, khó thở, hoặc triệu chứng kéo dài nên đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế.
Phòng khám Nhi khoa – Bệnh viện Trường Đại học
Y Dược Cần Thơ sẳn sàng tư vấn cũng như
khám theo dõi các bé nghi ngờ hậu COVID-19 vào các ngày trong tuần từ thứ 2 đến
thứ 6 và sáng thứ 7.
Ts.Bs Bùi Quang Nghĩa
Phòng Khám Nhi - Khoa
Khám Bệnh