Hoại tử Fournier: Một căn bệnh đáng sợ !
CHUYÊN MỤC: Hệ Ngoại Tiết niệu
Đăng vào lúc [2021-09-29 13:53:44] Lượt xem: 4827 350
Tác giả: Chưa xác định
Vừa qua Trung tâm Tiết niệu và HIFU Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam L.H.O, 54 tuổi, ngụ tại Cần Thơ vào viện vì một khối sưng đau ở bìu kèm mệt mỏi chán ăn, khối phồng ngày càng tăng khoảng 3 ngày nên bệnh nhân nhập viện, sau khi nhâp viện 2 ngày bệnh nhân được chẩn đoán Hoại tử Fournier/ Đái tháo đường type 2, suy vỏ thượng thận, tăng huyết áp, rối loạn điện giải.

Thông thường khi nghe nói đến bệnh hoại tử chúng ta thường nghĩ đến bệnh hoại tử ở tay, chân, nhưng bên cạnh đó, còn một bệnh rất nguy hiểm mà chúng ta thường bỏ qua đó là bệnh Fournier. Bệnh được mô tả lần đầu với tên “Hoại tử sét đánh vùng dương vật” do bác sĩ Da liễu người Pháp Jean Afred Fournier phát hiện vào năm 1883. Vậy bệnh này nguy hiểm như thế nào? Dấu hiệu nhận biết nó là gì?

Định nghĩa

Hoại thư cơ quan sinh dục: Bệnh Fournier là một biểu hiện hoại tử hoại tử nhiễm trùng dưới da bắt đầu từ bìu rồi lan toả dần đến tới vùng các lớp cân. Đặc điểm của bệnh là một nhiễm trùng lan toả nhanh rộng ở tổ chức dưới da và lớp cân vùng tầng sinh môn và sinh dục

Bệnh có thể xảy ra ở hai giới nhưng chủ yếu ở nam trên 50 tuổi, tỷ lệ thường gặp từ 0,1 đến 0,4 trên 100000 dân. Tình trạng bệnh này thường gặp hơn ở nhóm bệnh nhân mắc phải một bệnh hệ thống: nghiện rượu, suy giảm miễn dịch, đái tháo đường và thường diễn tiến nặng

Nguyên nhân

Bệnh hoại thư Fournier là một quá trình viêm nhiễm do các loại vi khuẩn: Vi khuẩn yếm khí, vi khuẩn gram dương, vi khuẩn gram âm. Do sự đồng nhiễm các loại vi khuẩn nên đã gây ra tác dụng cộng hưởng lên nhiều lần. Điểm nhiễm trùng khởi phát là các viêm nhiễm của các khu vực hậu môn sinh dục hoặc hậu môn trực tràng.

Theo một số nghiên cứu cho thấy nguyên nhân thường gặp như nhiễm khuẩn đường tiết niệu, sỏi niệu đạo, sau thủ thuật sinh thiết tuyến tiền liệt, viêm, đặt dụng cụ dương vật làm tổn thương và nhiễm trùng. Một số bệnh lí về hậu môn trực tràng như áp xe và rò hậu môn. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân do nhiễm trùng từ ngoài da như nhọt loét của vùng bìu tầng sinh môn. Một số nguyên nhân hiếm gặp  hơn ở nữ như viêm nhiễm sinh dục như áp xe tuyến Bartholin, môi lớn.

Chẩn đoán

Khởi phát dữ dội: biểu hiện ban đầu thường là đau vùng bìu kèm theo hiện tượng phù nề gây căng phòng tại chỗ

Triệu  chứng toàn thân: dấu hiệu nhiễm độc toàn thân và suy kiệt, sốt cao, rét run, mạch nhanh, huyết áp hạ, nhịp thở nhanh, kèm theo dấu hiệu tiêu hoá như buồn nôn hoặc nôn.

Triệu chứng tại chỗ: Bìu trở nên rắn rất nhanh, sưng đỏ và tiết dịch. Các vết lằn màu nhạt trên da bắt đầu xuất hiện, kèm theo những mảng hoại tử thâm đen. Các biểu hiện tại chỗ rất nhanh lan xuống dưới bìu và lên cao trên bụng. Sờ sẽ thấy tiếng lạo xạo của hơi ở dưới da, có thể có những ổ mủ tiết dịch, dịch mủ màu vàng nâu và thường rất hôi.

Chẩn đoán phân biệt: một số trường hợp bệnh diễn tiến âm thầm trong giai đoạn đầu dễ nhầm với các bệnh tại vùng bìu như viêm mào tinh hoàn, viêm tinh hoàn. Tuy nhiên khi hiện tượng hoại thư hình thành, tiến triển bùng nổ bệnh rất nhanh.

Điều trị

Tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm mủ dịch cấy làm kháng sinh đồ, sau đó dùng kháng sinh mạnh với liều cao và tiến hành đồng thời cắt bỏ toàn bộ tổ chức hoại tử. Trong lúc phẫu thuật bệnh nhân cần được vô cảm tốt, mở rộng và cắt bỏ toàn  bộ tổ chức hoại tử cho tới các tổ chức lành biểu hiện là  tổ chức đó bắt đầu chảy máu. Sau đó để hở vết thương đến khi tổ chức lên mô hạt sẽ khâu thì hai.

Báo cáo một trường hợp lâm sàng

Vừa qua Trung tâm Tiết niệu và HIFU Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam L.H.O, 54 tuổi, ngụ tại Cần Thơ vào viện vì một khối sưng đau ở bìu kèm mệt mỏi chán ăn, khối phồng ngày càng tăng khoảng 3 ngày nên bệnh nhân nhập viện, sau khi nhâp viện 2 ngày bệnh nhân được chẩn đoán Hoại tử Fournier/Đái tháo đường type 2, suy vỏ thượng thận, tăng huyết áp, rối loạn điện giải. Bệnh nhân được phẫu thuật cấp cứu với ekip phẫu thuật gồm BSCKII Nguyễn Trung Hiếu, BSNT Nguyễn Văn Nghĩa, BSNT Dương Văn Huynh vào ngày thứ hai nhập viện kèm đánh kháng sinh liều cao. Sau mổ một ngày để thuận tiện cho việc chăm sóc vết mổ vùng bìu bệnh nhân được đặt máy hút áp lực âm (VAC) vùng bìu, sau 7 ngày vết mổ lên mô hạt tốt nên được tiến hành khâu thì hai. Sau đó 3 ngày bệnh nhân đã được xuất viện với vết mổ khô, ăn uống khá, vết thương được khâu thì hai lành tốt.

Hình SEQ Figure\* ARABIC 1. Hình bìu bệnh nhân trước mổ sưng to và có vết mủ ở tầng sinh môn và trong lúc phẫu thuật cắt rộng lấy sạch hết mô hoại tử

Kết luận: Bệnh nhiễm trùng hoại tử Fournier còn ít được biết đến tại Việt Nam, nguy cơ tử vong cao do nhiễm trùng nhiễm độc nặng nếu không được xử trí kịp thời, nhất là trong tình trạng dịch bệnh COVID 19 bệnh nhân e ngại đến bệnh viện khám chữa bệnh. Hãy có một lối sống lành mạnh giữ gìn vệ sinh tốt để tránh nhiễm khuẩn đường tiết niệu cũng như vùng tầng sinh môn sẽ giảm được nguy cơ của bệnh. Hãy đến bệnh viện sớm nhất có thể khi thấy các dấu hiệu bất thường tại cơ quan sinh dục hay vùng tầng sinh môn để có thể phát hiện sớm và xử lí kịp thời.

TRUNG TÂM TIẾT NIỆU VÀ HIFU 



Tin tức liên quan:
THÔNG BÁO - TIN TỨC CHUNG
Thông báo số 64 Nghỉ Lễ Giỗ tổ Hùng Vương năm 2024
Thông báo số 42 Về việc tuyển chọn bệnh nhi Chương trình phẫu thuật miễn phí “Thắp sáng nụ cười trẻ thơ” năm 2024
Quyết định số 139/QĐ-BVTĐHYDCT về việc Cập nhật Quy trình xử lý văn bản hành chính tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
BẢN CÔNG BỐ Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu là cơ sở thực hành trong đào tạo khối ngành sức khoẻ.
Lựa chọn thực phẩm an toàn trong dịp Tết
Giấy giới thiệu về việc giới thiệu học viên Sau đại học thực hành tại Bệnh viện (BSNT Phụ sản)
Giấy giới thiệu về việc giới thiệu học viên Sau đại học thực hành tại Bệnh viện (Gây mê hồi sức)
Kế hoạch thực hành lâm sàng thực hành Y học đại cương - Học kỳ I năm học 2023-2024
ĐĂNG KÝ GIẢNG DẠY HỘI TRƯỜNG
HỘI THẢO KHOA HỌC “CẬP NHẬT NHỮNG ĐIỀU TRỊ MỚI TRONG THỰC HÀNH LÂM SÀNG CỦA CÁC BỆNH LÝ: TIM MẠCH - ĐÁI THÁO ĐƯỜNG”
Hội thảo “Điều trị các bệnh hô hấp giai đoạn giao mùa”
SỬ DỤNG KHÁNG SINH ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI BỆNH VIỆN VÀ VIÊM PHỔI THỞ MÁY: CẬP NHẬT MỚI TỪ KHUYẾN CÁO HỘI HÔ HẤP & HỘI HỒI SỨC CHỐNG ĐỘC 2023
THUỐC ỨC CHẾ MIỄN DỊCH TRONG BỆNH PHỔI KẼ: MỘT SỐ LƯU Ý VỀ AN TOÀN THUỐC
Dinh dưỡng phẫu thuật cắt dạ dày
Xuống thang kháng sinh
FLUOROQUINOLON – CẢNH GIÁC VIỆC XUẤT HIỆN Ý ĐỊNH VÀ HÀNH VI TỰ SÁT TRÊN ĐỐI TƯỢNG NGUY CƠ
Về việc mời chào giá Mua vật tư y tế cho Khoa Răng Hàm Mặt
Thông báo số 364 Về việc thay đổi giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
HỘI THẢO KHOA HỌC “CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG SỐNG VÀ TIÊN LƯỢNG SỐNG CHO BỆNH NHÂN TIM MẠCH VÀ BỆNH THẬN MẠN”
Hội thảo “Cập nhật các tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý tai giữa”
ASPxHyperLink
LIÊN KẾT
BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
Địa chỉ: Số 179, Đường Nguyễn Văn Cừ, Phường An Khánh, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
Liên hệ: 02923 899 444
Fax: 02923 740 221
Cấp cứu: 02923 894 123
Email: bvdhydcantho@ctump.edu.vn
Facebook: https://www.facebook.com/bvdhydct
Website: http://bvdhydcantho.com
Tổng lượt truy cập: 2,091,469
THỜI GIAN KHÁM BỆNH NHƯ SAU:
- Thời gian lấy số thứ tự: 6h sáng các ngày làm việc trong tuần.
- Cấp cứu: 24/24 (kể cả ngày Lễ, Tết và Chủ nhật)
- Các ngày làm việc trong tuần: Từ Thứ Hai đến Thứ Sáu (hoặc theo thông báo)
- Tiếp nhận bệnh nhân:
Buổi sáng từ 6h45 - 10h45 | Buổi chiều từ 13h - 16h45
- Thời gian khám bệnh:
Buổi sáng từ 7h - 11h | Chiều từ 13h - 17h
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI