Sỏi san hô
CHUYÊN MỤC: Hệ Ngoại Tiết niệu
Đăng vào lúc [2021-05-20 14:32:25] Lượt xem: 2185 320
Tác giả: Chưa xác định
Sỏi đường tiết niệu là một bệnh phổ biến, tần suất bệnh ở nam giới cao hơn nữ giới. Việt Nam là nước nằm trong khu vực vành đai sỏi của Thế giới nên tỉ lệ mắc bệnh sỏi đường tiết niệu cao. Có nhiều yếu tố thuận lợi gây sỏi đường tiết niệu như chế độ ăn; nước uống có chứa nhiều calci, phosphats, oxalat; khí hậu nóng và yếu tố di truyền. Độ tuổi thường gặp nhất từ 40 - 70. Triệu chứng nổi bật là đau tức vùng hông lưng, tiểu máu. Trong bệnh lý sỏi tiết niệu, sỏi thận chiếm khoảng 40%. Sỏi thận được gọi là sỏi san hô khi sỏi bể thận có nhánh vào trong hơn 1 đài thận, sỏi san hô thận chiếm 5 -12% (Theo Nguyễn Kỳ 2003 là 9,3%). Điều trị sỏi thận, nhất là sỏi san hô thường khó khăn rất nhiều so với việc điều trị sỏi niệu quản, hay sỏi thận đơn thuần

Sỏi đường tiết niệu là một bệnh phổ biến, tần suất bệnh ở nam giới cao hơn nữ giới. Việt Nam là nước nằm trong khu vực vành đai sỏi của Thế giới nên tỉ lệ mắc bệnh sỏi đường tiết niệu cao. Có nhiều yếu tố thuận lợi gây sỏi đường tiết niệu như chế độ ăn; nước uống có chứa nhiều calci, phosphats, oxalat; khí hậu nóng và yếu tố di truyền. Độ tuổi thường gặp nhất từ 40 - 70. Triệu chứng nổi bật là đau tức vùng hông lưng, tiểu máu. Trong bệnh lý sỏi tiết niệu, sỏi thận chiếm khoảng 40%. Sỏi thận được gọi là sỏi san hô khi sỏi bể thận có nhánh vào trong hơn 1 đài thận, sỏi san hô thận chiếm 5 -12% (Theo Nguyễn Kỳ 2003 là 9,3%). Điều trị sỏi thận, nhất là sỏi san hô thường khó khăn rất nhiều so với việc điều trị sỏi niệu quản, hay sỏi thận đơn thuần. Hôm nay chúng ta hãy tìm hiểu về căn bệnh sỏi thận san hô.

Định nghĩa

Sỏi thận san hô là tình trạng các viên sỏi lấp đầy từ 2 nhánh đài thận trở lên, có hình trông giống san hô. Sỏi thận san hô còn được gọi là sỏi struvite hoặc sỏi nhiễm trùng. Sỏi san hô có 2 loại: Sỏi san hô toàn phần là loại sỏi đúc khuôn theo toàn bộ hệ thống đài bể thận, sỏi san hô bán phần là sỏi chỉ đúc khuôn theo một phần hệ thống đài bể thân hoặc giữa chúng có khớp. Sỏi thận san hô nếu không được điều trị có thể gây viêm đài bể thận, suy thận, nhiễm độc toàn thân, từ đó dẫn đến tử vong. 

Hình ảnh sỏi san hô

 Yếu tố nguy cơ hình thành sỏi

     -    Tuổi, giới: Tuổi thường gặp tuổi 20-40 tuổi, nam gặp nhiều hơn nữ giới

     -   Chủng tộc: Người châu Á, người da trắng có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn người da đen.

     -    Các yếu tố nội sinh: Béo phì, tăng huyết áp, cường tuyến cận giáp, các dị tật đường tiết niệu,…

     -     Yếu tố ngoại sinh:

              +   Địa dư nơi vùng núi cao, sa mạc, vùng nhiệt đới tỷ lệ mắc sỏi cao hơn những nơi khác

              +    Uống ít nước <1200ml ngày làm tăng nguy cơ hình thành sỏi

              +   Yếu tố nghề nghiệp: công việc tĩnh tại, ít vận động, làm việc môi trường nắng nóng

              +    Chế độ ăn uống nhiều đạm, ăn quá mặn, ăn ít chất calci tăng nguy cơ mắc bệnh

 Sỏi san hô có nguy hiểm không?

Sỏi san hô hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm. Sỏi san hô thường phát triển âm thầm, không gây đau tức nhiều, nên khi người bệnh phát hiện bệnh sỏi đã lớn, chiếm gần hết các đài thận. Cũng như các loại sỏi khác, người bệnh bị sỏi san hô sẽ xuất hiện các triệu chứng điển hình như: đau vùng thắt lưng, tiểu khó, đau buốt khi tiểu tiện, có thể tiểu ra máu. Các nhánh của  viên sỏi len lỏi vào từng đài thận nhỏ, nước tiểu sau khi hình thành không được đẩy hết từ đài thận vào bể thận. Nước tiểu ứ đọng lại nhiều tăng nguy cơ viêm nhiễm, tổn thương tế bào thận, giảm chức năng thận.

Mặt khác, sỏi san hô rất khó điều trị, khiến chúng càng trở nên nguy hiểm hơn. Với các trường hợp sỏi san hô việc điều trị nội khoa (dùng thuốc) chỉ có tác dụng làm sỏi không tăng kích thước. Một số trường hợp sau khi dùng thuốc thấy các triệu chứng đau tức thắt lưng giảm, tưởng sỏi đã giảm bớt, chủ quan không thăm khám thường xuyên khiến tình trạng sỏi ngày càng nặng hơn. Hầu hết các trường hợp sỏi tiến triển thành suy thận là do sỏi san hô.

Phương pháp điều trị sỏi san hô:

     -   Sỏi san hô là một loại sỏi rất khó điều trị nên bắt buộc phải phẫu thuật không thể điều trị nội khoa. Nhưng với tính chất sỏi nhiễm trùng nên cần chuẩn bị trước phẫu thuật một cách cẩn thận trước phẫu thuật

     -       Tùy vào mức độ thận bị tổn thương như thế nào, bác sĩ sẽ chọn lựa phương pháp điều trị phù hợp.  

     -    Đối với sỏi san hô phương pháp mổ mở từng được áp dụng nhiều trong quá khứ. Ngày nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực y khoa, bệnh nhân sỏi thận san hô có thể được điều trị bằng những phương pháp ít xâm lấn khác như tán sỏi qua da, phẫu thuật nội soi hông lưng ... Các phương pháp này phù hợp khi chức năng thận còn bảo tồn.

     -       Tuy nhiên, phẫu thuật mở đối với sỏi san hô vẫn có một vài ưu điểm như tỷ lệ lấy sạch sỏi cao, nguy cơ nhiễm trùng sau mổ thấp hơn và được chỉ định đối với những trường hợp sau:

              +          Sỏi thận lớn, sỏi đúc theo đài bể thận.

              +          Bệnh nhân không có khả năng điều trị bằng những phương pháp ít sang chấn khác.

              +          Bệnh nhân gặp thất bại sau khi đã điều trị bằng những phương pháp ít sang chấn khác.

              +          Giải quyết những tai biến và biến chứng gặp phải khi điều trị bằng các phương pháp ít sang chấn.

              +          Sỏi san hô đã gây suy giảm chức năng thận nghiêm trọng.

Báo cáo ca lâm sàng vừa được điều trị tại Bệnh viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Một trường hợp sỏi san hô toàn phần lấp đầy các bể thận phải vừa được điều trị thành công, bệnh nhân H.T.B. 61 tuổi nữ vào viện với chúng tôi vì đau hông lưng phải âm ỉ (đã 3-4 năm nay) đã khám và phát hiện sỏi to nhưng bệnh nhân không dám điều trị.

Tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, bệnh nhân được thăm khám và chụp CT-scan, các bác sĩ Trung tâm Tiết niệu - HIFU đã phát hiện bệnh nhân có 01 viên sỏi san hô kích thước 60 mm x40mm, chiếm hết toàn bộ thận và các đài thận. Đây là trường hợp sỏi thận phức tạp, hiếm gặp. Nếu không điều trị, sỏi sẽ tàn phá làm mất chức năng thận. Không những thế, sỏi còn có thể gây ra những đợt nhiễm trùng thận tái đi tái lại, đôi khi nhiễm trùng nặng có thể gây nguy hiểm tính mạng.


Hình ảnh chụp CT dựng hình của bệnh nhân

Sau khi tư vấn, người bệnh chấp nhận thực hiện phẫu thuật mổ mở lấy sỏi san hô. Với ekip phẫu thuật gồm BSCKII. Nguyễn Trung Hiếu, BSCKII.Trần Huỳnh Tuấn, ThS. BS. Lê Quang Trung ca mổ thành công, bệnh nhân được lấy toàn bộ sỏi và bệnh nhân được xuất viện sau 5 ngày phẫu thuật.

Viên sỏi bệnh nhân được phẫu thuật lấy ra

        Theo PGS.  Đàm Văn Cương, Trưởng Trung Tâm Tiết Niệu và HIFU cho biết,  đây là một trường hợp sỏi phức tạp, phương pháp điều trị tốt nhất trên bệnh nhân này là mổ mở vì có khả năng lấy được hết sỏi, chủ động được trong cuộc mổ, hạn chế phải phẫu thuật nhiều lần do tình trạng sót sỏi. Bác sĩ Cương còn cho biết thêm, người dân cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ 6-12 tháng 1 lần. Siêu âm bụng là phương tiện tầm soát giúp phát hiện sớm sỏi niệu tốt nhất. Để phòng ngừa, nên uống nhiều nước >2 lít mỗi ngày, uống từ từ và chia đều trong ngày. Thường xuyên tập thể dục, vận động tùy theo độ tuổi từ 30-45 phút /ngày.

TRUNG TÂM TIẾT NIỆU VÀ HIFU     






Tin tức liên quan:
THÔNG BÁO - TIN TỨC CHUNG
Thông báo số 64 Nghỉ Lễ Giỗ tổ Hùng Vương năm 2024
Thông báo số 42 Về việc tuyển chọn bệnh nhi Chương trình phẫu thuật miễn phí “Thắp sáng nụ cười trẻ thơ” năm 2024
Quyết định số 139/QĐ-BVTĐHYDCT về việc Cập nhật Quy trình xử lý văn bản hành chính tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
BẢN CÔNG BỐ Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu là cơ sở thực hành trong đào tạo khối ngành sức khoẻ.
Lựa chọn thực phẩm an toàn trong dịp Tết
Giấy giới thiệu về việc giới thiệu học viên Sau đại học thực hành tại Bệnh viện (BSNT Phụ sản)
Giấy giới thiệu về việc giới thiệu học viên Sau đại học thực hành tại Bệnh viện (Gây mê hồi sức)
Kế hoạch thực hành lâm sàng thực hành Y học đại cương - Học kỳ I năm học 2023-2024
ĐĂNG KÝ GIẢNG DẠY HỘI TRƯỜNG
HỘI THẢO KHOA HỌC “CẬP NHẬT NHỮNG ĐIỀU TRỊ MỚI TRONG THỰC HÀNH LÂM SÀNG CỦA CÁC BỆNH LÝ: TIM MẠCH - ĐÁI THÁO ĐƯỜNG”
Hội thảo “Điều trị các bệnh hô hấp giai đoạn giao mùa”
SỬ DỤNG KHÁNG SINH ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI BỆNH VIỆN VÀ VIÊM PHỔI THỞ MÁY: CẬP NHẬT MỚI TỪ KHUYẾN CÁO HỘI HÔ HẤP & HỘI HỒI SỨC CHỐNG ĐỘC 2023
THUỐC ỨC CHẾ MIỄN DỊCH TRONG BỆNH PHỔI KẼ: MỘT SỐ LƯU Ý VỀ AN TOÀN THUỐC
Dinh dưỡng phẫu thuật cắt dạ dày
Xuống thang kháng sinh
FLUOROQUINOLON – CẢNH GIÁC VIỆC XUẤT HIỆN Ý ĐỊNH VÀ HÀNH VI TỰ SÁT TRÊN ĐỐI TƯỢNG NGUY CƠ
Về việc mời chào giá Mua vật tư y tế cho Khoa Răng Hàm Mặt
Thông báo số 364 Về việc thay đổi giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
HỘI THẢO KHOA HỌC “CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG SỐNG VÀ TIÊN LƯỢNG SỐNG CHO BỆNH NHÂN TIM MẠCH VÀ BỆNH THẬN MẠN”
Hội thảo “Cập nhật các tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý tai giữa”
ASPxHyperLink
LIÊN KẾT
BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
Địa chỉ: Số 179, Đường Nguyễn Văn Cừ, Phường An Khánh, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
Liên hệ: 02923 899 444
Fax: 02923 740 221
Cấp cứu: 02923 894 123
Email: bvdhydcantho@ctump.edu.vn
Facebook: https://www.facebook.com/bvdhydct
Website: http://bvdhydcantho.com
Tổng lượt truy cập: 2,072,669
THỜI GIAN KHÁM BỆNH NHƯ SAU:
- Thời gian lấy số thứ tự: 6h sáng các ngày làm việc trong tuần.
- Cấp cứu: 24/24 (kể cả ngày Lễ, Tết và Chủ nhật)
- Các ngày làm việc trong tuần: Từ Thứ Hai đến Thứ Sáu (hoặc theo thông báo)
- Tiếp nhận bệnh nhân:
Buổi sáng từ 6h45 - 10h45 | Buổi chiều từ 13h - 16h45
- Thời gian khám bệnh:
Buổi sáng từ 7h - 11h | Chiều từ 13h - 17h
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI