Điều trị sa bàng quang bằng phương pháp đặt dải băng qua lỗ bịt
CHUYÊN MỤC: Hệ Ngoại Tiết niệu
Đăng vào lúc [2021-04-27 16:27:03] Lượt xem: 3367 304
Tác giả: Chưa xác định

Vừa qua Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ đã điều trị thành công cho người bệnh NTH, nữ, 61 tuổi, ngụ tại Cần Thơ. Bệnh nhân vào viện với tình trạng tiểu sán, tiểu nhiều lần cả ngày lẫn đêm, có khối phồng tụt ngoài âm hộ. Qua thăm khám và thực hiện xét nghiệm, chúng tôi chuẩn đoán bệnh nhân mắc bệnh lý sa bàng quang. Bệnh nhân được tiến hành phẫu thuật bằng phương pháp đặt dải băng qua lỗ bịt. Sau phẫu thuật, bệnh nhân không còn tiểu són, tiều nhiều lần, không còn xuất hiện khối phổng âm hộ, chất lượng cuộc sống được cái thiện rõ rệt.


Vừa qua Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ đã điều trị thành công cho người bệnh NTH, nữ, 61 tuổi, ngụ tại Cần Thơ. Bệnh nhân vào viện với tình trạng tiểu sán, tiểu nhiều lần c ngày lẫn đêm, có khối phồng tụt ngoài âm hộ. Qua thăm khám và thực hiện xét nghiệm, chúng tôi chuẩn đoán bệnh nhân mắc bệnh lý sa bàng quang. Bệnh nhân được tiến hành phẫu thuật bằng phương pháp đặt dải băng qua lỗ bịt. Sau phẫu thuật, bệnh nhân không còn tiểu són, tiều nhiều lần, không còn xuất hiện khối phổng âm hộ, chất lượng cuộc sống được cái thiện rõ rệt.

Vậy thế nào là sa bàng quang và phương pháp đặt dải băng qua lỗ bịt?

Định nghĩa: Sa bàng quang là do phần dưới của bàng quang tụt qua lỗ cơ quan sinh dục ngoài, đẩy thành trước của âm đạo ra ngoài âm hộ.

Hình 1. Sa bàng quang

 Nguyên nhân:

     Mang thai và sinh con nhiều lần: trong thời gian mang thai và sinh đẻ, các cơ vùng chậu và mô nâng đỡ thường bị kéo căng. Đây là nhóm cơ giữ cố định bàng quang, vì vậy nếu chúng bị căng quá mức hoặc yếu đi bàng quang sẽ sa vào âm đạo.

     Thời kỳ mãn kinh : do nồng độ nội tiết tố Estrogen giảm. Estrogen có vai trò duy trì sức mạnh, sự rắn chắc và đàn hồi của cơ âm đạo.

     Hoạt động thể chất mạnh mẽ bao gồm việc nâng vật nặng

     Thừa cân béo phì do tăng thêm áp lực lên các nhóm cơ sàn chậu

Dấu hiệu nhận biết

     Cảm giác khối phồng trong âm đạo: cảm giác bàng quang bị hạ thấp xuống âm đạo, có khối gì sa ra khi đi tiểu, hết khi đứng hoặc nằm

     Các rối loạn tiểu như: tiểu khó, són tiểu khi ho hoặc hắt hơi, tiểu không kiểm soát khi gắng sức, …

     Rối loạn về tình dục: không muốn hay đau khi quan hệ tình dục

     Đau hoặc khó chịu vùng chậu

Điều trị : Tùy thuộc vào triệu chứng lâm sàng và giai đoạn của bệnh mà có các phương pháp điều trị thích hợp

    1. Tập Kegel : Bài tập này được thực hiện bằng cách kéo căng cơ sàn chậu (giống như khi ngưng tiểu), giữ trong một khoảng thời gian nhất định rồi thả lỏng hoàn toàn. Bạn có thể thường xuyên tập luyện để tăng cường cơ bắp, vì bài tập này không cần dụng cụ đặc biệt và có thể thực hiện ở bất cứ nơi nào (kể cả trong lúc xếp hàng chờ, ngồi tại bàn làm việc hoặc thư giãn trên ghế nệm. Trong một số trường hợp nhẹ, bài tập này có thể giúp cho bàng quang bớt sa xuống sâu hơn. Cách thực hiện bài tập Kegel như sau: Kéo căng, hoặc co cơ sàn chậu, siết cơ khoảng 5 giây, sau đó thả lỏng khoảng năm giây. Tăng dần thời gian lên 10 giây/lần. Mục tiêu là thực hiện từ 3-4 lần tập với mỗi lần bao gồm 10 động tác lặp lại.

2. Thử liệu pháp thay thế estrogen: Nồng độ estrogen suy giảm thường gây suy yếu cơ âm đạo, vì thế bác sĩ có thể khuyến cáo áp dụng liệu pháp estrogen. bác sĩ có thể kê estrogen ở dạng thuốc viên, kem thoa âm đạo, hoặc vòng đặt vào âm đạo để tăng cường cơ bắp sàn chậu vốn bị suy yếu. Liệu pháp estrogen đặt ra một số rủi ro. Các phụ nữ mắc một số bệnh ung thư không nên sử dụng estrogen và bạn cần trao đổi ngay nguy cơ tiềm ẩn cũng như lợi ích của phương pháp này với bác sĩ. Nhìn chung, phương pháp điều trị estrogen dạng thoa thường ít gây rủi ro hơn phương pháp điều trị estrogen toàn thân bằng đường uống.

3. Phẫu thuật :Nếu triệu chứng của sa bàng quang trở nên đáng chú ý và gây khó chịu, bạn có thể cần phải phẫu thuật.

Hiện tại bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ triển khai phương pháp  Phẫu thuật đặt dải băng nhân tạo qua lỗ bịt (Trans obturator tape: TOT). Cho đến nay kỹ thuật TOT đã trở thành kỹ thuật được ưu tiên lựa chọn hàng đầu trong điều trị sa bàng quang  vì dễ thực hiện, ít xâm nhập, an toàn và hiệu quả cao.
Nguyễn Ngọc Tiến (2012), công bố kết quả điều trị tiểu không kiểm soát khi gắng sức bằng kỹ thuật TOT trên 126 bệnh nhân và theo dõi 1 năm sau phẫu thuật, tỉ lệ thành công là 96,8%  hoặc  nghiên cứu của Nguyễn Văn Ân và cs (2012), tỷ lệ thành công là 97%, nhưng vẫn có biến chứng khi mổ là thủng bàng quang và một số tai biến chứng khác như thủng góc âm đạo, đau bẹn đùi, lộ mảnh ghép. Hiện tại nhiều trường hợp được phẫu thuật tại bệnh viện chúng tôi chưa ghi nhận các biến chứng nói trên. 

Hình 2. Sơ lược quá trình phẫu thuật

Kỹ thuật mổ:

            Đặt thông niệu đạo.

            Rạch thành trước âm đạo.

            Bóc tách bàng quang khỏi thành trước âm đạo.

            Rạch da 4 lổ (5mm).

            Dùng kim xuyên lỗ bịt 2 bên, đỡ bàng quang bằng giá đỡ.

            Cố định giá đỡ bằng vicryl 2/0.

            Khâu thành trước âm đạo bằng vicryl 2/0.

            Nhét gạc âm đạo cầm máu (rút gạc sau 24 giờ).

            Dùng kháng sinh dự phòng.

Hình 3. Xác định độ sa bàng quang và bóc tách thành trước âm đạo

Hình 4. Bóc tách bàng quang và xác định vị trí đặt mesh

Hình 5. Đặt mesh đúng hướng và khâu thành trước âm đạo

 

Trung tâm Tiết niệu và điều trị khối u bằng siêu âm hội tụ cường độ cao



Tin tức liên quan:
THÔNG BÁO - TIN TỨC CHUNG
Thông báo số 64 Nghỉ Lễ Giỗ tổ Hùng Vương năm 2024
Thông báo số 42 Về việc tuyển chọn bệnh nhi Chương trình phẫu thuật miễn phí “Thắp sáng nụ cười trẻ thơ” năm 2024
Quyết định số 139/QĐ-BVTĐHYDCT về việc Cập nhật Quy trình xử lý văn bản hành chính tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
BẢN CÔNG BỐ Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu là cơ sở thực hành trong đào tạo khối ngành sức khoẻ.
Lựa chọn thực phẩm an toàn trong dịp Tết
Giấy giới thiệu về việc giới thiệu học viên Sau đại học thực hành tại Bệnh viện (BSNT Phụ sản)
Giấy giới thiệu về việc giới thiệu học viên Sau đại học thực hành tại Bệnh viện (Gây mê hồi sức)
Kế hoạch thực hành lâm sàng thực hành Y học đại cương - Học kỳ I năm học 2023-2024
ĐĂNG KÝ GIẢNG DẠY HỘI TRƯỜNG
HỘI THẢO KHOA HỌC “CẬP NHẬT NHỮNG ĐIỀU TRỊ MỚI TRONG THỰC HÀNH LÂM SÀNG CỦA CÁC BỆNH LÝ: TIM MẠCH - ĐÁI THÁO ĐƯỜNG”
Hội thảo “Điều trị các bệnh hô hấp giai đoạn giao mùa”
SỬ DỤNG KHÁNG SINH ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI BỆNH VIỆN VÀ VIÊM PHỔI THỞ MÁY: CẬP NHẬT MỚI TỪ KHUYẾN CÁO HỘI HÔ HẤP & HỘI HỒI SỨC CHỐNG ĐỘC 2023
THUỐC ỨC CHẾ MIỄN DỊCH TRONG BỆNH PHỔI KẼ: MỘT SỐ LƯU Ý VỀ AN TOÀN THUỐC
Dinh dưỡng phẫu thuật cắt dạ dày
Xuống thang kháng sinh
FLUOROQUINOLON – CẢNH GIÁC VIỆC XUẤT HIỆN Ý ĐỊNH VÀ HÀNH VI TỰ SÁT TRÊN ĐỐI TƯỢNG NGUY CƠ
Về việc mời chào giá Mua vật tư y tế cho Khoa Răng Hàm Mặt
Thông báo số 364 Về việc thay đổi giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
HỘI THẢO KHOA HỌC “CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG SỐNG VÀ TIÊN LƯỢNG SỐNG CHO BỆNH NHÂN TIM MẠCH VÀ BỆNH THẬN MẠN”
Hội thảo “Cập nhật các tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý tai giữa”
ASPxHyperLink
LIÊN KẾT
BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
Địa chỉ: Số 179, Đường Nguyễn Văn Cừ, Phường An Khánh, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
Liên hệ: 02923 899 444
Fax: 02923 740 221
Cấp cứu: 02923 894 123
Email: bvdhydcantho@ctump.edu.vn
Facebook: https://www.facebook.com/bvdhydct
Website: http://bvdhydcantho.com
Tổng lượt truy cập: 2,072,333
THỜI GIAN KHÁM BỆNH NHƯ SAU:
- Thời gian lấy số thứ tự: 6h sáng các ngày làm việc trong tuần.
- Cấp cứu: 24/24 (kể cả ngày Lễ, Tết và Chủ nhật)
- Các ngày làm việc trong tuần: Từ Thứ Hai đến Thứ Sáu (hoặc theo thông báo)
- Tiếp nhận bệnh nhân:
Buổi sáng từ 6h45 - 10h45 | Buổi chiều từ 13h - 16h45
- Thời gian khám bệnh:
Buổi sáng từ 7h - 11h | Chiều từ 13h - 17h
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI