1. Cơ chế dẫn đến tăng nguy cơ xuất huyết
liên quan đến vitamin K
Các tác dụng không mong muốn
trên hệ thống đông máu, cụ thể là giảm thời gian prothrombin máu, giảm số lượng
tiểu cầu và tăng nguy cơ chảy máu được báo cáo ngày càng nhiều trên những bệnh
nhân sử dụng cephalosporin thế hệ mới phổ rộng [1].
Huyết tương của người trưởng thành có chứa các
yếu tố đông máu hoạt động cân bằng với các yếu tố kháng đông giúp máu có thể
lưu thông trong điều kiện bình thường và hình thành cục máu đông ngăn xuất huyết
khi mạch máu tổn thương [3]. Trong các yếu tố đông máu, yếu tố II là protein được
tổng hợp ở tại gan nhờ vào vitamin K [1, 3]. Vitamin K cần cho cơ thể được lấy
chủ yếu từ các nguồn thực phẩm như dâu tây, cà chua, mỡ, gan… (vitamin K1) và
do vi khuẩn ở đường ruột tổng hợp (vitamin K2). Sau khi được hấp thu, vitamin K
trong cơ thể tồn tại ở 3 dạng: dạng có hoạt tính là dạng khử (quinol), dạng
2-3-epoxide và dạng quinon.

Hình
1. Quá
trình chuyển hóa giữa các dạng của vitamin K [1]
Quá trình chuyển từ vitamin K epoxide thành
vitamin K quinon và vitamin K quinol lần lượt diễn ra dưới xúc tác của enzym
vitamin K 2,3-epoxide reductase (E2) và vitamin K-quinon reductase (E3) [1].
Như vậy bên cạnh sự thiếu hụt vitamin K do dinh dưỡng và vi khuẩn đường ruột, sự
ức chế hoạt động các enzyme E2 và E3 có thể dẫn đến thiếu hụt vitamin K của cơ
thể. Hậu quả là các yếu tố tiền đông máu sẽ không chuyển được thành dạng hoạt
tính, dẫn đến các rối loạn đông máu, kéo dài thời gian đông gây chảy máu [3].
1. Cephalosporin và nguy cơ chảy máu dưới góc
nhìn liên quan cấu trúc-tác dụng
Những kết quả nghiên cứu trước đây cho rằng
nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn yếu tố đông máu liên quan đến vitamin K gây ra
bởi cephalosporin và các kháng sinh phổ rộng khác là do làm giảm hệ tạp khuẩn
có lợi sống tại đường ruột. Tuy nhiên giả thiết này sau đó ít được ủng hộ do
khi sử dụng cephalosporin bằng đường tiêm IV, phản ứng này vẫn xảy ra như khi
dùng đường uống theo các báo cáo lâm sàng [5].
Khi nghiên cứu về cơ chế các
kháng sinh, nhất là nhóm cephalosporin làm chậm quá trình đông máu, Shearer và
cộng sự đã phát hiện ra các cephalosporin trong cấu trúc có chuỗi bên N-methylthiotetrazole (NMTT) (gồm 5 cephalosporin thế hệ 2 là
(cefamandole, cefbuperazone, cefmetazole,
cefminox, cefotetan và 3 cephalosporin thế hệ 3 là cefmenoxime, cefoperazone, moxalactam) hoặc các sản phẩm chuyển hóa
của những thuốc này có liên quan chặt chẽ hơn với nguy cơ chảy máu [1, 5]. Cơ
chế có thể do các thuốc này ức chế quá trình chuyển hóa từ dạng epoxide thành
quinon (ức chế enzyme E2) tại microsom gan nên làm giảm chuyển hóa về
dạng có hoạt tính của vitamin K trong cơ thể, từ đó làm tăng nồng độ của vitamin
K1 epoxid ở tế bào gan. Ngoài ra, các cephalospororin kể trên có hể gây tăng nồng
độ vitamin K1 2,3-epoxide trong huyết tương. Nói cách khác NMTT ức chế phản ứng
g-carboxyl
hóa trên invito [1]. Tuy nhiên mức độ ức chế yếu hơn so với các thuốc
dicoumarol chống đông [1].

Hình
2. Một
số cephalosporin có nhánh bên methylthiotetrazol
Nguồn.
Internet (Wikipedia)
1. Các
kháng sinh liên quan xuất huyết trên thực hành lâm sàng
1.1. Tần suất
Theo nghiên cứu của Brown và cộng
sự, tỉ lệ trường hợp chảy máu liên quan đến kháng sinh trên 1500 bệnh nhân điều
trị nội trú được mô tả trong bảng 1 dưới đây, trong đó các kháng sinh phổ rộng,
nhất là nhóm betalactam chiếm tỉ lệ cao nhất [2].
Bảng 1.
Tỉ
lệ phần trăm những trường hợp chảy máu liên quan đến kháng sinh [2]
Kháng
sinh
|
Tỉ lệ
(%)
|
Kháng
sinh
|
Tỉ lệ
(%)
|
Moxalactam
Cefoxitin
Clindamycin
Cefotaxim/cefoperazon
Cefamandol
|
22,2%
8,2%
7,1%
5,9%
5,1%
|
Aminoglycosid
Penicillin
phổ rộng
Cefazolin/cephalothin
Ampicillin/penicillin
G
Nafcillin/oxacillin
|
4,5%
4,2%
2,7%
2,4%
1,9%
|
1.2. Các yếu
tố nguy cơ
1.2.1. Tình trạng suy giảm chức năng gan, thận.
Các cephalosporin thế hệ mới
thường thải trừ chủ yếu qua thận; do vậy sự suy giảm chức năng thận có thể dẫn
đến tăng nồng độ thuốc trong máu. Không những vậy, tình trạng giảm albumin máu
(có thể do suy gan, hoặc suy thận) làm tăng nồng độ dạng tự do của các
cephalosporin trong huyết tương (vì các thuốc này có tỉ lệ gắn kết cao với
albumin) dẫn đến tăng độc tính của thuốc [5]. Ví dụ, tỉ lệ gắn kết của
cefoperazon với albumin là khoảng 82 – 93% [8]. Bệnh nhân người cao tuổi có chức
năng gan-thận giảm theo sinh lý cũng là đối tượng nguy cơ cao.
1.2.2. Tình trạng suy dinh dưỡng
Nguyên nhân chủ yếu xuất huyết
ở các bệnh nhân này có thể do thiếu hụt dữ trữ vitamin K [5]. Ngoài ra trên những
bệnh nhân suy dinh dưỡng, albumin huyết tương cũng có thể giảm và dẫn đến hệ quả
tương tự như suy giảm chức năng gan, thận.
1.2.3. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Trẻ sơ sinh, đặc biệt là sơ
sinh thiếu tháng có nguy cơ thiếu vitamin K do hệ vi khuẩn đường ruột phát triển
chưa hoàn chỉnh, chú ý rằng xuất huyết nội sọ là tai biến thường gặp ở trẻ sơ
sinh do thiếu hụt vitamin K.
2. Hướng
can thiệp giảm thiểu nguy cơ chảy máu trên đối tượng nguy cơ khi sử dụng kháng
sinh
2.1. Đánh
giá đối tượng nguy cơ và theo dõi qua các cận lâm sàng
Trong thực hành lâm sàng, cần
khai thác bệnh sử và đánh giá được các đối tượng có nguy cơ cao xuất huyết và
giảm thời gian prothrombin liên quan đến sử dụng các kháng sinh phổ rộng, đặc
biệt là cephalosporin thế hệ mới, có nhánh bên NMTT (như CPZ/SAM) để cân nhắc
phù hợp trong lựa chọn kháng sinh điều trị. Với những bệnh nhân dùng những
kháng sinh này trong thời gian ngắn, nguy cơ chảy máu có thể thấp. Tuy nhiên
trên những bệnh nhân nặng, có tổn thương dạ dày và chức năng thận suy giảm,
dùng thuốc kéo dài thì nguy cơ cao hơn (chưa bao gồm nguy cơ do tương tác thuốc)
[7].
Trong trường hợp cần thiết phải
sử dụng các kháng sinh này trên bệnh nhân có nguy cơ cao, nên theo dõi chặt chẽ
các giá trị PT, APTT trong quá trình điều trị để có xử trí phù hợp trên cơ sở
cân nhắc giữa lợi ích (điểm trị nhiễm khuẩn) và nguy cơ (xuất huyết, rối loạn
huyết động).
2.2. Dự phòng xuất huyết bằng vitamin K trên bệnh
nhân nguy cơ cao.
Dự phòng bằng vitamin K có thể
được cân nhắc trên những bệnh nhân có nguy cơ cao [5]. Tuy nhiên, trong một số
báo cáo lâm sàng cho thấy việc bổ sung vitamin K liều cao cho hiệu quả cải thiện
PT và APTT không đáng kể trên những bệnh nhân đã xuất huyết [7]. Vitamin K1
trong dự phòng xuất huyết do thuốc nói chung có thể được dùng theo đường uống,
tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch; trong đó đường uống được ưu tiên; không tiêm bắp
trong trường hợp bệnh nhân có nguy cơ xuất huyết cao; không tiêm tĩnh mạch với
dạng dung dịch dầu. Liều vitamin K1 uống là 2,5-25mg với mục đích dự
phòng; cần được hiệu chỉnh dựa trên đáp ứng của người bệnh, theo tuổi và kết quả
kiểm tra sinh hóa của bệnh nhân (chỉ số INR) [9].
2.3. Xử trí trong trường hợp xuất huyết
Ngưng thuốc có nguy cơ gây xuất
huyết và giải quyết các yếu tố nguy cơ là quan trọng nhất, tuy nhiên việc ngưng
kháng sinh luôn phải đặt trên cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ cho bệnh nhân.
Bổ sung vitamin K1
đường uống hoặc tiêm, phức hợp prothromin và huyết tương tươi là hướng giải quyết
có thể được cân nhắc [7]. Tương tự như trên, việc lựa chọn đường dùng và liều dụng
dựa trên các chỉ số như INR và đáp ứng lâm sàng của bệnh nhân để xác định, có
thể tham khảo các hướng dẫn sử dụng vitamin K trên những trường hợp rối loạn
đông máu do thuốc chống đông đông đường uống.
KẾT
LUẬN
Xuất huyết do rối loạn cơ chế
đông máu liên quan đến vitamin K là một trong những nguy cơ cần thận trọng khi
sử dụng kháng sinh, nhất là kháng sinh phổ rộng (nhóm cephalosporin,
carbapenem…) trong điều trị nhiễm khuẩn. Đánh giá đối tượng nguy cơ và các theo
dõi chặt chẽ các chỉ số đông máu (PT, APTT, INR) cùng với các đánh giá lâm sàng
là rất quan trọng để có cân nhắc phù hợp trong lựa chọn kháng sinh, liều dùng
và thời gian dùng nhằm tối ưu hóa điều trị cho bệnh nhân.
Tổ Thông tin thuốc - Dược lâm sàng
Khoa Dược – Bệnh viện Đại học Y Dược Cần Thơ
TÀI
LIỆU THAM KHẢO
[1]. Wang W,
Sun X.
Risk of Bleeding and Coagulation Disorders Associated witt Cefoperazone/
Sulbactam:a Real World Study Based on Electronic Medica Records. Value in Health Vol.21. SUPPLEMENT 2, S62,
2018.
[2]. Brown RB, Klar J, Lemeshow S et al. Enhanced
bleeding with cefoxitin or moxalactam.
Arch Intern Med 1986;146:2159-2164
[3]. PGS.TS.Phạm Đình Lựu. Sinh lý học y khoa. Nhà xuất bản Y học 2012.
[4]. Rang
and Dale’s Pharmacology 9th edition 2020.
[5]. Freedy Jr
HR, Cetnarowski
AB, et al. Cefoperazone-induced Coagulopathy. Drug Intell Clin Pharm. 1986 Apr;20(4):281-3
[6]. Suttie JW, Engelke JA, Mc Tique J: Efffect of
N-methylthiotetrazol on rat liver microsomal vitamin K-dependent carboxylation.
Biochem Pharmacol 1986; 35:2429-2433
[7]. Huan-rong Hu.
Fatal Vitamin K-Dependent Coagulopathy Associated with Cefoperazone/ Sulbactam:
A Case Report. Drug Safety - Case Reports volume 6, Article number: 6 (2019)
[8]. Dược thư Quốc gia Việt Nam 2018.