1. Tổng quan
Enterobacter kháng
carbapenem (Carbapenem-resistant enterobacterales, CRE) đã và
đang là gánh nặng trong điều trị nhiễm trùng nặng và gây ra hơn 1000 ca tử vong
tại Hoa Kỳ hằng năm. Theo định nghĩa của CDC, CRE có khả năng đề kháng với ít
nhất một carbapenem hoặc, bao gồm cả các chủng sinh carbapenemases hoặc đề
kháng theo các cơ chế khác. Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ các chủng CRE có khả năng sinh
carbapenemases chiếm khoảng 35-59%. Trong đó phổ biến nhất là K.pneumoniae carbapenemases
(KPCs) có thể được tổng hợp bởi bất kì chủng Enterbacter nào; ngoài ra còn một
số carbapenemase khác như New Delhi metallo b-lactamases (NDMs), Verona integron-endcoded metallo b-lactamases (VIMs), imipenem-hydrolyzing metallo b-lactamases (IMPs) và oxacillinases (như OXA-48-like). Xét
nghiệm phân tử có thể hữu ích trong nhiều trường hợp lâm sàng, xu hướng điều
trị đang hướng đến ứng dụng vi sinh lâm sàng trong việc xác định carbapenemase
cụ thể (như KPC hay OXA-48-like…) để lựa chọn kháng sinh phù hợp.
2. Các khuyến cáo liên quan đến điều trị
CRE theo IDSA 2022
2.1. Lựa chọn
ưu tiên trong điều trị nhiễm trùng tiêu không biến chứng do CRE
Ciprofloxacin,
levofloxacin, trimethoprim-sulfamethoxazol, nitrofurantoin hoặc liều đơn
aminoglycosid là những lựa chọn được khuyến cáo cho nhiễm trùng tiểu không biến
chứng do CRE. Những kháng sinh này có thể đạt nồng độ cao trong nước tiểu.
Truyền liều chuẩn
meropenem có thể là lựa chọn cho trường hợp CRE kháng ertapenem (MIC ≥ 2
mcg/mL) nhưng còn nhạy cảm với meropenem (MIC ≤ 1 mcg/mL) khi kết quả xét
nghiệm carbapenemase không có sẵn hoặc âm tính.
Trong trường hợp các
lựa chọn ưu tiên không còn nhạy cảm, có thể cân nhắc đến các kháng sinh thế hệ
mới như ceftazidim-avibactam, meropenem-vaborbactam,
imipenem-cilastatin-relebactam và cefiderocol.
Fosfomycin chỉ nên
được sử dụng hạn chế trong trường hợp nhiễm CRE là E.Coli do gen fosA
(nội sinh của các chủng gram âm như Klebsiella spp., Enterobacter spp.,
Serratia marcesscens) có thể thủy phân fosfomycin dẫn đến thất bại điều
trị. Colistin chỉ nên được sử dụng khi không còn lựa chọn khác điều trị CRE do
nguy cơ về độc tính trên thận.
2.2. Lựa chọn ưu tiên trong viêm thận bể thận và nhiễm trùng tiểu có biến
chứng do CRE
Ciprofloxacin,
levofloxacin và trimethoprim-sulfamethoxazol vẫn là lựa chọn ưu tiên cho bệnh
nhân viêm thận bể thận và nhiễm trùng tiểu có biến chứng do CRE nếu còn nhạy
cảm. Truyền kéo dài meropenem là lựa chọn ưu tiên cho CRE kháng ertapenem (MIC
≥ 2 mcg/mL) nhưng còn nhạy cảm với meropenem (MIC ≤ 1 mcg/mL) khi kết quả xét
nghiệm carbapenemase không có sẵn hoặc âm tính. Trong trường hợp CRE kháng cả
cả ertapenm và meropenem, cân nhắc đến các kháng sinh thế hệ mới như
ceftazidim-avibactam, meropenem-vaborbactam, imipenem-cilastatin-relebactam và
cefiderocol.
2.3. Lựa chọn ưu tiên trong điều trị nhiễm khuẩn ngoài đường tiết niệu
trong trường hợp không xét nghiệm carbapenemase
2.3.1. CRE kháng ertapenem nhưng còn nhạy với meropenem
Truyền kéo dài
meropenem được khuyến cáo ưu tiên nếu CRE kháng ertapenem (MIC ≥ 2 mcg/mL)
nhưng còn nhạy cảm với meropenem (MIC ≤ 1 mcg/mL) khi kết quả xét nghiệm
carbapenemase không có sẵn hoặc âm tính. Tuy nhiên, tại Hoa Kỳ, khảo sát 42000
chủng CRE từ 2017-2019 chỉ khoảng 10% các chủng CRE sinh carbapenemase còn nhạy
với meropenem.
2.3.2. CRE kháng ertapenem và meropenem
Ceftazidim-avibactam,
meropenem-vaborbactam và imipenem-cilastatin-relebactam là lựa chọn cho trường
hợp CRE kháng ertapenem (MIC ≥ 2 mcg/mL) và meropenem (MIC ≥ 4 mcg/mL).
Trên những bệnh nhân
nhiễm khuẩn CRE mà có nằm viện/chăm sóc y tế trong vòng 12 tháng tại quốc gia
có tỉ lệ lưu hành các chủng sinh metallo b-lactamases, lựa chọn
phối hợp ceftazidim-avibactam và aztreonam, hoặc đơn trị bằng cefiderocol, nếu
kết quả test carbapenemase không sẵn có.
2.4. Lựa chọn ưu tiên trong điều trị nhiễm khuẩn ngoài đường tiết niệu
trong trường hợp sẵn có xét nghiệm carbapenemase
Meropenem-vaborbactam,
ceftazidim-avibactam, imipenem-cilastatin-relebactam là những lựa chọn ưu tiên
cho các chủng CRE sinh KPC gây nhiễm khuẩn ngoài đường tiết niệu. Ceftazidim
phối hợp với aztreonam, hoặc cefiderocol đơn trị liệu là lựa chọn ưu tiên cho
các chủng sinh NDM và các metallo-b-lactamase khác.
Ceftazidim-avaibactam là lựa chọn ưu tiên cho trường hợp nhiễm các chủng sinh
men OXA-48-like.
2.5. Mối quan hệ giữa sự tăng sinh các chủng CRE kháng thuốc và việc sử dụng
các b-lactam thế hệ mới trong điều trị nhiễm khuẩn CRE
Việc áp dụng các b-lactam thế hệ mới (như ceftazidim-avibactam,
meropenem-vaborbactam, imipenem-cilastatin-relebactam hay cefiderocol) có khả
năng làm tăng sự phát sinh các chủng đề kháng nếu sử dụng phổ biến. Trong đó sự
phát sinh đề kháng ceftazidim-avibactam xảy ra với tỉ lệ cao nhất do phát triển
đột biến gen blaKPC dẫn đến thay đổi cấu trúc chuỗi amino acid trong
cấu trúc enzym KPC carbapenemase. Bên cạnh đó, sự thay đổi tính thấm và bơm đẩy
ngược là yếu tố thúc đẩy đề kháng đối với meropenem-vaborbactam và
imipenem-cilastin-relebactam. Cơ chế đề kháng của cefiderocol cũng được ghi nhận
do sự phát sinh đột biến trong hệ thống vận chuyển ion sắt phụ thuộc Ton-B và
thay đổi cấu trúc amino acid trong AmpC b-lactamases.
Tỉ lệ đề kháng ước
tính sau phơi nhiễm đối với ceftazidim-avibactam và meropenem-vaborbactam được
báo cáo lần lượt khoảng 20% và 3%. Rất ít dữ liệu hiện tại về sự đề kháng của
imipenem-cilastatin-relebactam và cefiderocol.
2.6. Vai trò của nhóm tetracyclin trong điều trị nhiễm khuẩn do CRE
Mặc dù b-lactam là lựa chọn ưu tiên trong nhiễm khuẩn do CRE,
tigecyclin và eravacyclin có thể là lựa chọn thay thế trong trường hợp đề kháng
hoặc không dung nạp với b-lactam. Tigecyclin
có nhiều dữ liệu được báo cáo trong thực hành điều trị nhiễm khuẩn CRE hơn so
với eravacyclin. Các dẫn chất của tetracyclin không được khuyến cáo đơn trị cho
trường hợp nhiễm trùng tiểu hoặc nhiễm trùng huyết do CRE. Cần lưu ý rằng đơn
trị tigecyclin liên quan đến sự gia tăng tỉ lệ tử vong so với các lựa chọn điều
trị khác trên bệnh nhân viêm phổi nói chung, không chỉ bao gồm viêm phổi gây ra
bởi các chủng CRE.
2.7. Vai trò của nhóm polymyxin/colistin trong điều trị nhiễm khuẩn do CRE
Polymyxin B và
colistin nên tránh sử dụng trong điều trị nhiễm khuẩn do CRE. Các nghiên cứu
quan sát và RCT cho thấy có sự gia tăng tỉ lệ tử vong và độc tính thận liên
quan đến polymyxin so với các nhóm chứng.
Colistin có thể được
cân nhắc là một lựa chọn thay thế trong trường hợp nhiễm trùng tiêu không biến
chứng cho CRE trong trường hợp không có sự lựa chọn thay thế khác.
2.8. Vai trò của phối hợp thuốc trong điều trị nhiễm khuẩn do CRE
Phác đồ phối hợp
(chẳng hạn giữa một b-lactam và một
aminoglycoside, và/hoặc fluoroquinolon, hoặc polymyxin) không được khuyến cáo
sử dụng thường quy cho nhiễm khuẩn gây ra bởi CRE.
Bảng 1. Chế độ liều kháng sinh cho nhiễm
khuẩn CRE theo IDSA 2022
Kháng sinh
|
Chế độ liều ở người lớn
(chức năng gan, thận bình thường)
|
Amikacin
|
Nhiễm trùng tiểu:
15mg/kg/ngày
Nhiễm trùng khác: 20mg/kg/ngày
cho 1 liều duy nhất, liều nối tiếp dựa trên theo dược động học (nồng độ
thuốc)
|
Gentamicin
|
Nhiễm trùng tiểu:
5mg/kg/ngày
Nhiễm trùng khác:
7mg/kg/ngày cho 1 liều duy nhất, liều nối tiếp dựa trên theo dược động học
(nồng độ thuốc)
|
Tobramycin
|
Nhiễm trùng tiểu:
5mg/kg/ngày
Nhiễm trùng khác:
7mg/kg/ngày cho 1 liều duy nhất, liều nối tiếp dựa trên theo dược động học
(nồng độ thuốc)
|
Imipenem-cilastatin
|
Nhiễm trùng tiểu:
500mg IV q6h truyền trong 30 phút
Tất cả nhiễm trùng
khác: 500mg IV q6h trong 3 giờ
|
Meropenem
|
Nhiễm trùng tiểu:
1g q8h truyền trong 30 phút
Nhiễm trùng khác:
2g q8h truyền trong 3 giờ
|
Tigecyclin
|
Liều nạp: 200mg,
liều duy trì 100mg q12h
|
Imipenem-cilastatin-relebactam
|
1,25g q6h truyền
trong 30 phút
|
Meropenem-vaborbactam
|
4g q8h truyền trong
3 giờ
|
Cefiderocol
|
2g q8h truyền kéo
dài 3h
|
Ceftazidim-avibactam
|
25g q8h truyền kéo
dài 3h
|
Aztreonam
|
2g q8h truyền kéo
dài 3h bắt đầu cùng lúc với Ceftazidim-avibactam
|
Colistin
|
Theo đồng thuận thế
giới về chế độ liều polymyxin (2019)
|
Tài liệu tham khảo
Pranita D. Tamma,
Samuel L. Aitken, Robert A. Bonomo, Amy J. Mathers, David van Duin, Cornelius
J. Clancy (2022). IDSA Guidance on
the Treatment of Antimicrobial-Resistant Gram-Negative Infections: Version 1.0